Ngôn ngữ là một trong những đặc điểm cơ bản nhất để định hình nên con người, giúp phân biệt loài người với các loại động vật khác. Vậy bạn có biết bản chất của ngôn ngữ là gì vàtrên thế giới hiện nay có bao nhiêu ngôn ngữ hay không?

*

Ngôn ngữ là gì?

Ngôn ngữ có thể hiểu là một hệ thống bao gồm khả năng phát triển, duy trì, lưu trữ và sử dụng các phương thức giao tiếp phức tạp. Mỗi ngôn ngữ là một ví dụ cụ thể của hệ thống này. Khái niệm ngôn ngữ đồng thời cũng được sử dụng để biểu thị khả năng của con người khi có thể sử dụng một hệ thống như vậy.

Đang xem: Ngôn ngữ trên thế giới

Ngoài khái niệm chung như trên thì trong quá trình nghiên cứu, các nhà triết học, ngôn ngữ học còn đề xuất thêm một số khái niệm về ngôn ngữ mà chủ yếu tập trung vào hai hình thức: khái niệm theo bản năng và khái niệm theo hệ thống biểu tượng. Cụ thể:

Khái niệm ngôn ngữ theo bản năng: Cách định nghĩa này tập trung vào tính phổ quát của ngôn ngữ đối với toàn nhân loại đồng thời nhấn mạnh sự phát triển của não bộ loài người để có khả năng sử dụng được ngôn ngữ. Theo đó, ngôn ngữ là khả năng trí tuệ cho phép con người thực hiện các hành vi ngôn ngữ: học ngôn ngữ để nói và hiểu lời nói của người khác. Một dẫn chứng của khái niệm này là việc các đứa trẻ bình thường khi được nuôi dạy trong một môi trường nơi ngôn ngữ được sử dụng thường xuyên sẽ có thể sử dụng ngôn ngữ mà không cần bất kỳ sự hướng dẫn nào.

Khái niệm ngôn ngữ theo hệ thống biểu tượng: Cách định nghĩa này tập trung vào cấu trúc của ngôn ngữ, xem nó như một hệ thống gồm các yếu tố cơ bản cũng như cách kết hợp các yếu tố này để biểu đạt ý nghĩa. Theo đó, ngôn ngữ là một hệ thống chính thức gồm các dấu hiệu, được điều chỉnh bởi các quy tắc kết hợp ngữ pháp để truyền đạt ý nghĩa. Khái niệm này là nền tảng để hình thành và phát triển nhiều phương pháp tiếp cận các loại ngôn ngữ.

*

Trên thế giới hiện nay có bao nhiêu ngôn ngữ?

Rất khó để xác định được trên thế giới có bao nhiêu ngôn ngữ hiện nay. Bởi điều này còn tùy thuộc vào định nghĩa của một người về ngôn ngữ là gì, cách xác định một ngôn ngữ cụ thể như thế nào cũng như việc thống kê có phân biệt ngôn ngữ và phương ngữ (ngôn ngữ địa phương) hay không.

Bên cạnh đó có rất nhiều loại ngôn ngữ khác nhau đã sớm biến mất trong dòng chảy thời gian đồng thời một số loại ngôn ngữ, dù vẫn còn tồn tại, nhưng lại không được sử dụng tới. Do đó thay vì đi tìm câu trả lời về tổng số lượng ngôn ngữ trên Trái Đất, các nhà khoa học sẽ đi tìm câu trả lời về: “số lượng ngôn ngữ sống được loài người biết đến”. Trong đó, “ngôn ngữ sống” được định nghĩa là “ngôn ngữ có ít nhất 1 người nói như tiếng mẹ đẻ”.

Theo các nhà khoa học, nếu không phân biệt rõ về phương ngữ và ngôn ngữ thì số lượng chính xác của các ngôn ngữ sống đã biết thay đổi trong khoảng từ 6.000 – 7.000.

*

Còn theo thống kê của Ethnologue, một ấn phẩm điện tử chuyên về thống kê các loại ngôn ngữ và phương ngữ trên thế giới, hiện nay Trái Đất đang tồn tại khoảng 7.097 loại ngôn ngữ và phương ngữ khác nhau. Trong số đó, 389 ngôn ngữ (gần 6%) có hơn một triệu người nói. Số lượng người nói các loại ngôn ngữ này chiếm khoảng 94% dân số thế giới và 6% dân số còn lại sử dụng 94% loại ngôn ngữ kia.

Các loại ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất (bao gồm cả những người nói tiếng mẹ đẻ và những người nói như ngoại ngữ):

– Tiếng Nhật: 128,3 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 128,2 triệu người, ngoại ngữ: 131 ngàn người).

– Tiếng Đức: 132 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 76 triệu người, ngoại ngữ: 56 triệu người).

– Tiếng Bồ Đào Nha: 236,5 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 222,7 triệu người, ngoại ngữ: 13,8 triệu người).

– Tiếng Bengal: 261,8 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 242,6 triệu người, ngoại ngữ: 19,2 triệu người).

Xem thêm: Bản Mô Tả Công Việc Nhân Viên Thu Ngân Nhà Hàng, Quán Cafe Là Gì?

– Tiếng Nga: 265 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 153,9 triệu người, ngoại ngữ: 110,1 triệu người).

– Tiếng Pháp: 284,9 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 76,8 triệu người, ngoại ngữ: 208,1 triệu người).

– Tiếng Tây Ban Nha: 513 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 442,4 triệu người, ngoại ngữ: 70,6 triệu người).

– Tiếng Hindi: 534 triệu người (tiếng mẹ đẻ: 260 triệu người, ngoại ngữ: 274 triệu người).

– Tiếng Quan Thoại: 1,107 tỷ người (tiếng mẹ đẻ: 909 triệu người, ngoại ngữ: 198 triệu người).

– Tiếng Anh: 1,121 tỷ người (tiếng mẹ đẻ: 378 triệu người, ngoại ngữ: 743 triệu người).

*

Bên cạnh những ngôn ngữ phổ biến còn có các ngôn ngữ đang gặp nguy hiểm. Ngôn ngữ gặp nguy hiểm là loại ngôn ngữ có nguy cơ không còn được sử dụng do người nói thứ ngôn ngữ đó qua đời hoặc chuyển qua sử dụng các loại ngôn ngữ khác. Khi ngôn ngữ không còn được nói như tiếng mẹ đẻ bởi người bản xứ, nó sẽ trở thành ngôn ngữ chết (ngay cả khi nó vẫn còn được sử dụng). Và nếu không còn ai có thể sử dụng được thứ ngôn ngữ đó nữa thì nó sẽ trở thành một ngôn ngữ tuyệt chủng.

Trong lịch sử lâu dài của loài người, việc ngôn ngữ bị tuyệt chủng vẫn thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên, quá trình này đã bị đẩy nhanh trong thế kỷ 20 và thế kỷ 21 do quá trình toàn cầu hóa và sự xâm lấn của các loại ngôn ngữ kinh tế. Theo thống kê, khoảng 1/3 số ngôn ngữ trên toàn thế giới chỉ còn ít hơn 1.000 người sử dụng. Và khoảng 50% – 90% số ngôn ngữ hiện nay sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2100.

Có bao nhiêu ngôn ngữ ở Việt Nam?

Theo thống kê của Ethnologue, nước ta có khoảng 110 ngôn ngữ riêng lẻ. Trong số đó có 109 ngôn ngữ sống và 1 ngôn ngữ đã tuyệt chủng. 93 ngôn ngữ sống là ngôn ngữ bản địa và 16 ngôn ngữ sống không phải là ngôn ngữ bản địa. Bên cạnh đó, 1 ngôn ngữ là quốc ngữ, 15 ngôn ngữ đang phát triển, 50 ngôn ngữ an toàn, 37 ngôn ngữ đang bị đe dọa và 6 ngôn ngữ đang chết dần.

Xem thêm: Kinh Nghiệm Sales Khách Sạn Sẽ Lên Ngôi, Làm Sales Khách Sạn Khó Hay Dễ

Trên đây là một số thông tin về vấn đề trên thế giới hiện nay có bao nhiêu ngôn ngữ mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn đọc. Mặc dù có nhiều tuyên bố đã chỉ ra rằng thế giới sẽ tốt hơn nếu hầu hết mọi người sử dụng một loại ngôn ngữ chung. Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ riêng lại là một thứ biểu tượng, một công cụ để lưu giữ những nền văn hóa đã và đang tồn tại trên Trái Đất của chúng ta. Do đó, việc để một thứ ngôn ngữ bị tuyệt chủng sẽ là yếu tố gây hại lớn cho sự đa dạng văn hóa đồng thời có thể làm mất đi nhiều giá trị lịch sửquý giá của thế giới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *