Nếu bạn đang loay hoay tìm cách soạn Vợ chồng A Phủ ngắn gọn nhất mà vẫn đúng ý, đủ nội dung thì Kiến Guru sẽ giúp bạn. Những hướng dẫn chi tiết dưới đây sẽ cho bạn biết tại sao tác phẩm vẫn giữ nguyên giá trị và sức hút dù qua bao thế hệ bạn đọc.

Đang xem: Hướng Dẫn Soạn Bài Vợ Chồng A Phủ Trang 3

I. Tìm hiểu chung để soạn Vợ chồng A Phủ

1. Tác giả

– Tô Hoài (1920 – 2014), tên khai sinh của ông là Nguyễn Sen.

*

Nhà văn Tô Hoài

– Sinh ra tại Hà Nội trong một gia đình thợ thủ công.

– Những tác phẩm nổi bật: Truyện Tây Bắc, Dế mèn phiêu lưu ký, Nhà nghèo, Cát bụi chân ai, Chiều chiều,…

2. Tác phẩm

– Tác phẩm được viết năm 1952 in trong tập Truyện Tây Bắc.

– Đạt giải nhất giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam

– Bố cục truyện: chia thành 3 phần

+ Phần 1 (từ đầu đến “bao giờ chết thì thôi“): tâm trạng và hoàn cảnh sống của Mị

+ Phần 2 (tiếp theo đến “đánh nhau ở Hồng Ngài“): Hoàn cảnh của A Phủ

+ Phần 3 ( phần còn lại): Cuộc tự giải thoát của Mị và A Phủ

II. Soạn Vợ chồng A Phủ chi tiết

Câu 1: Diễn biến tâm trạng nhân vật Mị

a. Cảnh ngộ của Mị:

+ Thân phận làm con dâu cho nhà thống Lí để gạt nợ cho gia đình.

+ Mị cứ làm đi rồi làm lại những công việc thường ngày, không được nghỉ ngơi và lùi lũi như con rùa trong xó cửa.

+ Cuộc sống nhìn ra thế giới chỉ vỏn vẹn trong căn phòng chỉ có ô vuông bằng bàn tay, không biết được trời mưa hay nắng, không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài: đầy ngột ngạt và cô đơn.

b. Tính cách và thân phận của Mị:

+ Trước khi về làm dâu nhà thống Lí: Mị vốn là một cô gái trẻ đẹp, hiền dịu, có hiếu với mẹ cha, chăm chỉ, siêng năng làm việc và có nhiều chàng trai để mắt tới.

+ Khi về làm dâu nhà thống Lí: Cuộc sống của Mị không khác gì trong ngục tù, sống trong nổi vật vờ, héo mòn từng ngày.

c. Đêm tình mùa xuân:

+ Mị chợt nhớ lại những kỉ niệm thân thuộc trước kia của chính mình: cô gái có tài thổi sáo, tiếng sáo đã đưa Mị thoát khỏi cảnh thực tại.

+ Mị chuẩn bị sắm sửa để đi chơi thì đúng lúc A Sử về, hắn trói ngay Mị vào cột nhà và khiến cô phải chịu cả những đau đớn về tinh thần lẫn thể xác mà đáng lẽ ra nàng không đáng phải chịu đựng những điều vô lý đó.

d. Khi nhìn thấy A Phủ bị trói:

+ Mị trở nên dửng dưng cho đến khi nhìn thấy hai giọt nước mắt của A Phủ lăn dài trên gò má, đã khiến nàng tỉnh thức, nàng quyết định liều mình cởi trói cho A Phủ và cả hai cùng nhau chạy trốn.

*

Hình ảnh minh họa Mị cởi trói cho A Phủ

→ Tâm trạng của Mị biến chuyển từ tuyệt vọng tới hy vọng, Mị đã rất dũng cảm và gan dạ dám đứng lên đấu tranh cho mình, cho người để giải thoát khỏi sự kìm hãm, khổ nhục.

Câu 2: Nhân vật A Phủ

a, Nhân vật A Phủ:

– Là một chàng trai có sức vóc, khỏe khoắn, có tài và nhiều cô gái trong bản mê mệt.

*

Hình ảnh minh họa nhân vật A Phủ

– Dám đánh trước thái độ ngông nghênh, hống hách, cậy quyền, cậy thế của A Sử.

+ “Chạy vụt ra, ném con quay, xộc tới, kéo, xé, đánh tới tấp”: Hành động đầy quyết liệt thể hiện lòng căm thù, phẫn uất trước kẻ thù.

Xem thêm: Hình Ảnh Tình Yêu Dễ Thương Nhất, 30 Hình Ảnh Đẹp Về Tình Yêu Dễ Thương

+ Một con người yêu công lý, lẽ phải và mang tính cách can trường, dũng cảm.

– A Phủ bị bắt, chàng phải vay một trăm đồng bạc nhà thống lí để nộp vạ cho làng, nên chàng phải thành người ở đợ cho nhà thống lí.

– Có lần A Phủ làm mất bò nhà thống lí và bị trói vào cột ở giữa trời.

– Giọt nước mắt A Phủ đã làm thức tỉnh tâm hồn Mị và Mị đã giải cứu A Phủ khỏi sự kìm kẹp, đày đọa trong nhà thống lí.

– Khát khao tự do mãnh liệt hơn bao giờ hết và điều đó đã giúp chàng vượt qua nỗi đau về thể xác và chiến thắng số phận nghiệt ngã để giành lấy tự do.

b, Cách miêu tả nhân vật

– Nhân vật Mị: miêu tả qua nghệ thuật so sánh và thủ pháp vật hóa để tả thực nỗi cơ cực đời Mị, sử dụng phép ẩn dụ độc đáo để nói lên số phận bất hạnh của Mị.

– Nhân vật A Phủ: được khắc họa thông qua hành động, làm nổi bật tính cách táo bạo, gan góc, sự phản kháng mạnh mẽ của chàng trai yêu tự do.

III. Tổng kết phần soạn Vợ chồng A Phủ

1. Giá trị nội dung

– Qua phần soạn văn Vợ chồng A Phủ chúng ta có thể nhận ra những giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm được thể hiện qua việc mô tả về số phận bất hạnh của Mị và A Phủ, hiện lên cuộc sống cơ cực, khắc khổ của người dân miền núi trong giai đoạn bị bọn chúa đất phong kiến thống trị. Qua đó thấy được sức mạnh tiềm tàng, mãnh liệt của những kiếp người nhỏ bé trong xã hội nhưng có khao khát tự do to lớn, luôn hướng đến cuộc sống tốt đẹp, thiện lương, được ánh sáng Cách mạng dẫn đường, soi lối đến tương lai tốt đẹp hơn.

2. Giá trị nghệ thuật

– Cách quan sát độc đáo và sáng tạo.

– Hình ảnh miêu tả đậm chất thơ.

– Cách kể chuyện tự nhiên, sinh động.

– Truyện có bố cục chặt chẽ, cách dẫn dắt lôi cuốn, sự đan cài chi tiết khéo léo.

– Nghệ thuật xây dựng nhân vật khéo léo bằng nhiều bút pháp khác nhau lột tả sinh động từ tâm lý đến ngoại hình nhân vật.

– Ngôn ngữ mang đậm âm hưởng núi rừng.

Xem thêm: Tổng Hợp Lỗi Không Nộp Được Tờ Khai Để Nộp, Lỗi Thường Gặp Khi Nộp Báo Cáo Thuế Qua Mạng Ai

Với những hướng dẫn soạn Vợ chồng A Phủ trên đây hy vọng giúp bạn cảm nhận tác phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Một tác phẩm đọng lại nhiều cảm xúc và nghĩ suy cho người đọc nhiều thế hệ mà không phải ngòi bút nào cũng có cái tài xuất chúng đến thế. Và để tham khảo những bài soạn hay của các tác phẩm kiệt xuất như vậy, các bạn có thể tải app học tập của Kiến Guru ngay nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *