Soạn bài Thương vợ của Trần Tế Xương, gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn văn Thương vợ trang 29 SGK Ngữ Văn 11 tập 1.

Đang xem: Soạn Bài Thương Vợ Của Trần Tế Xương

1. Hướng dẫn soạn bài Thương vợ1.1. Soạn bài Thương vợ ngắn nhất1.2. Soạn bài Thương vợ chi tiết1.3. Soạn bài Thương vợ nâng cao2. Tác giả, tác phẩm2.1. Tác giả2.2. Tác phẩm3. Tổng kết3.1. Ghi nhớ 3.2. Giá trị nội dung và nghệ thuật3.3. Giá trị nhân đạo3.4. Văn mẫu Thương vợ

Việc soạn bài Thương vợ trước khi đến lớp, các em sẽ được hiểu thêm về thể thơ thất ngôn bát cú và cách tiếp cận thể thơ này, thấy được thành công nghệ thuật của bài thơ (sử dụng tiếng Việt giản dị, dễ hiểu, vận dụng linh hoạt cách diễn đạt của văn học dân gian). Qua đó, hiểu được vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ qua tình cảm chân thành mà tác giả Tú Xương dành cho người vợ của mình.
Với những hướng dẫn trả lời câu hỏi sách giáo khoa bài Thương vợ – Tú Xương dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của tác phẩm này.Cùng tham khảo…

*

A – Hướng dẫn soạn bài Thương vợ

Gợi ý trả lời câu hỏi đọc hiểu soạn bài Thương vợ đầy đủ cả chương trình cơ bản và nâng cao cho các em học sinh tham khảo, đọc – hiểu bài tốt nhất.

I. Soạn bài Thương vợ ngắn nhất

Bài 1 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1Cảm nhận của anh (chị) về hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu? (Chú ý những từ ngữ có giá trị tạo hình, hình ảnh con cò trong ca dao được tác giả vận dụng một cách sáng tạo).Trả lời:Hình ảnh bà Tú qua bốn câu thơ đầu– Công việc: Buôn bán– Địa điểm: ở mom sông– “Quanh năm”: Suốt cả năm, từ năm nay đến năm khác, không trừ ngày nào, dù mưa hay nắng.– Hình ảnh ẩn dụ “thân cò”, trong không gian thời gian “khi quãng vắng”, tính chất công việc “lặn lội”: Gợi nên không gian heo hút, rợn ngợp, chứa đầy âu lo, nguy hiểm và nỗi vất vả đơn chiếc của bà Tú.
– Từ “eo sèo”, “đò đông” gợi cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người bán hàng nhỏ. Sự cạnh tranh đến mức sát phạt nhau, lời qua tiếng lại với nhau. Hình ảnh “đò đông” còn ẩn chứa những sự bất trắc không ngờ.⇒ Hoàn cảnh kiếm sống lam lũ, vất vả với một không gian sinh tồn bấp bênh, khó khăn. Sự vất vả, đơn chiếc, bươn trải trong cảnh chen chúc làm ăn của bà Tú.Bài 2 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1Phân tích những câu thơ nói lên đức tính cao đẹp của bà Tú.Trả lời:Đức tính cao đẹp của bà Tú:– Bà Tú là người đảm đang tháo vát, chu đáo với chồng con “Nuôi đủ năm con với một chồng”– Bà Tú là người giàu đức hi sinh, chịu thương chịu khó, hết lòng vì chồng con: “Năm nắng mười mưa dám quản công”.Bài 3 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1 Lời “chửi” trong hai câu thơ cuối là lời của ai, có ý nghĩa gì?Trả lời:Hai câu kết Tú Xương tự “chửi” mình vì chính ông là nguyên nhân gây nên nỗi khổ của vợ. Câu thơ còn là tiếng “chửi” của Tú Xương đối với xã hội, chửi cái thói đời đểu cáng, bạc bẽo để cho người vợ vất vả và chính xã hội biến mình thành ông chồng vô tích sự.

Xem thêm:

=> Lời chửi trong tâm khảm của sự yêu thương và có cả ngậm ngùi, chua xót.Bài 4 trang 30 SGK Ngữ văn 11 tập 1Nỗi lòng thương vợ của nhà thơ được thể hiện như thế nào? Qua bài thơ, anh (chị) có nhận xét gì về tâm sự và vẻ đẹp nhân cách của Tú Xương?Trả lời:– Tình cảm yêu thương, quý trọng những nỗi vất vả, hi sinh của người vợ dành cho mình– Tự trách mình là một người chồng nhưng lại “ăn lương vợ”. Trong câu “nuôi đủ năm con với một chồng” cho thấy người khong không khác gì một đứa con dại, vẫn phải nuôi lớn, chăm nom.– Lời chửi trong hai câu kết là Tú Xương đang tự chửi mát mình nhưng lại mang ý nghĩa xã hội sâu sắc. Ông chửi “thói đời”, đã khiến bà Tú phải khổ. Từ đó cho thấy tình cảm sâu nặng của ông với người vợ của mình.LUYỆN TẬPPhân tích sự vận dụng sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian trong bài thơ trên.Gợi ý trả lời:LUYỆN TẬPThương vợ là một trong những bài thơ mà Tú Xương vận dụng một cách rất sáng tạo hình ảnh, ngôn ngữ văn học dân gian.

B – Tác giả, tác phẩm

I. Tác giả– Trần Tế Xương (1870 – 1907) thường gọi là Tú Xương, quê ở làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định, sinh vào giai đoạn giao thời, xã hội có nhiều thay đổi, xã hội phong kiến già nua chuyển mình trở thành xã hội thực dân phong kiến.- Tú Xương có cá tính sắc sảo, phóng túng, khó gò vào khuôn sáo trường quy, nên dù có tài nhưng tám lần thi vẫn chỉ đỗ tú tài.- Hàng ngày chứng kiến những điều ngang tai trái mắt đập vào mắt, gây phản ứng trong tâm trạng và thể hiện thành hai nội dung lớn trong thơ ông: trữ tình và trào phúng đều bắt nguồn từ tâm huyết của nhà thơ với dân, với nước, với đời.- Ông đã để lại khoảng trên 100 bài thơ, chủ yếu là thơ Nôm, gồm nhiều thể thơ (thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, lục bát) và một số bài văn tế, phú, câu đối,…- Trong sáng tác của ông, có hẳn một đề tài về bà Tú gồm cả thơ, văn tế, câu đối.II. Tác phẩm– Bài thơ Thương vợ là một trong những bài thơ hay và cảm động nhất của Tú Xương viết về bà Tú. Bài thơ Thương vợ có đề tài về tình yêu thương với người vợ, thứ tình cảm mà người đương thời ngại nhắc tới hoặc không chú trọng. Trong xã hội phong kiến, thân phận những người phụ nữ bao giờ cũng gắn liền với những vất vả, khó khăn, thậm chí còn gắn liền với những bi kịch. Sự cảm thông của xã hội với họ là cần thiết nhưng cần thiết nhất có lẽ là tình cảm của chính những thành viên trong gia đình với cuộc sống của những người vợ, người mẹ. Đó chính là động lực để họ vươn lên, hoàn thành tốt trách nhiệm của mình. Tú Xương là một người chồng đã thấu hiểu những khó khăn, vất vả của bà Tú.– Hoàn cảnh sáng tácBài thơ Thương vợ được Tú Xương cho ra đời vào khoảng năm 1896-1897, lúc này nhà thơ 26-27 tuổi. Khi đó gia đình nhà Tú Xương trở nên túng bấn, kinh tế phải trông và sự tần tảo của bà Tú.- Bài thơTHƯƠNG VỢQuanh năm buôn bán ở mom sông,Nuôi đủ năm con với một chồng.Lặn lội thân cò khi quãng vắng,Eo sèo mặt nước buổi đò đông.Một duyên, hai nợ, âu đành phận,Năm nắng, mười mưa, dám quản công.

Xem thêm:

Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:Có chồng hờ hững cũng như không!Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật– Ngôn ngữ: Bài thơ Thương vợ được viết bằng chữ Nôm.- Nội dung chính: Bài thơ ngợi ca đức hy sinh của những người phụ nữ và sự cảm thông thấu hiểu của người chồng. Qua bài thơ này, Tú Xương đã xây dựng hình tượng nghệ thuật đẹp về người phụ nữ Việt Nam giàu đức hy sinh, chịu thương chịu khó hết lòng vì gia đình.- Bố cục:Bố cục bài thơ Thương vợ tuân theo bố cục của thể thơ thấy ngôn bát cú Đường luật cặp 2 câu một, lần lượt là: đề – thực – luận – kết.Về nội dung, bố cục bài Thương vợ có thể chia thành 3 phần:+ Câu đề và câu thực: nói lên suy nghĩ của nhà thơ về sự vất vả nhọc nhằn kiếm sống của người vợ, qua đó thể hiện sự cảm thông và trân trọng.+ Câu luận: ngợi ca đức hy sinh của người vợ.+ Câu kết: là tiếng chửi đời cay nghiệt của một con người bị cuộc sống biến thành vô tích sự.

C – Tổng kết

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *