Đã có ai từng nói với bạn rằng “hãy tự đặt mình vào hoàn cảnh của một ai đó”, hoặc “hãy xem xét vấn đề dưới góc nhìn của người khác”? Đây chỉ là những cách khác nhau để nói rằng bạn nên cố gắng hiểu những gì người khác đang cảm thấy, và tại sao họ làm như vậy. Nói cách khác, đây là những cách thể hiện sự đồng cảm.Định nghĩa đồng cảm đơn giản là thấu hiểu tình trạng hoặc hoàn cảnh của người khác dưới góc nhìn của họ. Đồng cảm là khả năng đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, cố gắng cảm nhận cảm xúc của họ, và hiểu lý do tại sao họ cảm thấy thế.

Đang xem: đồng cảm trong giao tiếp

*

Trong bài này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn 1) Đồng cảm là gì và sự khác biệt giữa đồng cảm và thông cảm, 2) Đồng cảm đến từ đâu, 3) Các loại đồng cảm, 4) Lý do tại sao sự đồng cảm lại rất quan trọng, và 5) Cách phát triển sự đồng cảm.

ĐỊNH NGHĨA ĐỒNG CẢM VÀ SỰ KHÁC NHAU GIỮA ĐỒNG CẢM VÀ THÔNG CẢM

Nhiều người sử dụng “Đồng cảm” và “Thông cảm” thay cho nhau, nghĩ rằng chúng là một và giống nhau. Rất tiếc không phải như vậy, chúng ta hãy cùng phân biệt chúng.

Đồng cảm liên quan đến khả năng hiểu và thậm chí cảm nhận được cảm xúc của người khác, còn thông cảm chỉ đơn giản là cảm thông với người khác mà không nhất thiết phải biết cảm giác của họ.

Ví dụ người quản lý có một cấp dưới đang gặp vấn đề khi các thành viên trong gia đình của mình đều bị ốm. Một người quản lý biết thông cảm sẽ an ủi và trấn an cho cấp dưới của mình và chỉ dừng lại ở đó. Một người quản lý đồng cảm, mặt khác sẽ cảm thấy như thể anh ta là người phải đối mặt với vấn đề đó, có lẽ vì anh ta đã có những trải nghiệm tương tự trước đây, hoặc anh ta tưởng tượng mình đang ở trong tình huống đó.

Sự đồng cảm liên quan đến việc hiểu được hoàn cảnh của người khác. Với đồng cảm, hiểu được xem ở mức độ sâu sắc và cá nhân hơn.

ĐỒNG CẢM XUẤT PHÁT TỪ ĐÂU

Theo các chuyên gia nghiên cứu về hành vi của con người, đồng cảm là khả năng bẩm sinh của mỗi người, và những biểu hiện đầu tiên thường được quan sát trong suốt thời kỳ thơ ấu. Phản ứng thông thường của trẻ sơ sinh khi nghe thất tiếng khóc của trẻ sơ sinh khác là nó cũng khóc theo. Đây được coi là cách để chúng đồng cảm với nhau.

Khi đứa trẻ lớn dần lên, mức độ đồng cảm của chúng cũng tăng lên. Sự phát triển của đồng cảm được cho là bị ảnh hưởng trực tiếp bởi một số yếu tố:

Những trải nghiệm thời thơ ấu, chủ yếu liên quan đến việc dạy dỗ con và nuôi dưỡng mà bố mẹ hoặc người giám hộ của con cái họ. Những trải nghiệm bao gồm cả những nỗi đau, được coi là có ảnh hưởng lớn nhất đối với mức độ đồng cảm của một người.Môi trường và văn hoá, Bao gồm nền giáo dục và tiếp xúc với các lĩnh vực và kỷ luật khác nhau, cũng như là con người hoặc các nhân vật có thẩm quyền khác nhau. Ngay cả các tiêu chuẩn và phong tục của nền văn hoá của một quốc gia nào đó cũng sẽ ảnh hưởng đến cách một người nhìn nhận người khác.Mô hình hành vi đồng cảm, rõ ràng nhất chính là bố mẹ của chính những đứa trẻ. Khả năng đồng cảm của một đứa trẻ gần như thường được hình thành từ những gì nó nhìn thấy trong hành vi của cha mẹ.

CÁC DẠNG ĐỒNG CẢM

Có hai dạng đồng cảm:

Đồng cảm thụ động

Điều này liên quan đến cảm xúc và cảm giác mà chúng ta đáp trả tình cảm hoặc cảm xúc của người khác. Nó thường được mô tả như là “nhân bản” cảm xúc hay hành động của người khác. Một ví dụ điển hình như một người cảm thấy căng thẳng khi nhìn thấy một người khác lo lắng, sợ hãi hay trầm cảm. Một người dễ rơi lệ khi xem một bộ phim buồn hoặc chương trình truyền hình thể hiện sự cảm thông sâu sắc.

Đồng cảm tư duy

Đồng cảm tư duy, mặt khác, đề cập đến cách người ta thay đổi quan điểm để xác định, hiểu và chia sẻ cảm xúc của người khác. Chính là thực sự biết những gì người khác muốn, suy nghĩ, tin tưởng, hoặc thậm chí quan tâm.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐỒNG CẢM

Mối quan hệ giữa con người là một khía cạnh không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Tất cả chúng ta, bằng cách này hay cách khác, kết nối, và những mối quan hệ này phải bền vững. Thấu cảm là một trong những thành phần để xây dựng, duy trì và tăng cường mối quan hệ của con người. Vì vậy không sai khi nói rằng sự đồng cảm cải thiện mối quan hệ, và giúp bạn đạt được thành công lớn hơn và cảm thấy hạnh phúc.

Cả trong quan hệ cá nhân hay công việc, kỹ năng con người (people skill) được xem là rất quan trọng. Nhiều kỹ năng giao tiếp và ứng xử (interpersonal skill) được xác định là phải có, nhưng sự đồng cảm thường bị bỏ sót. Điều này thật đáng thất vọng, phải xem sự đồng cảm thực sự là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà bạn phải có để đạt được thành công hơn, cả về mặt chuyên môn và cá nhân.

Đồng cảm khuyến khích mọi người làm từ thiện và có những hành động dũng cảm. Những người có mức độ đồng cảm cao hơn thường có xu hướng vượt qua mọi trở ngại để giúp đỡ những người đang cần giúp đỡ, ngay cả khi họ đã ở giới hạn của bản thân. Đồng cảm khuyến khích các hành động vị tha của con người, thậm chí những hành động anh hùng và cả sự hy sinh.Đồng cảm hạn chế cảm xúc tiêu cực hoặc cảm xúc xấu đối với người khác. Phân biệt chủng tộc và các loại thành kiến ​​khác sẽ giảm khi người ta có thể đồng cảm hơn với người dân thuộc các nền văn hoá, quốc tịch, tín ngưỡng hoặc các tổ chức hoặc nhóm người khác. Các hành động bắt nạt, hung hăng và bạo lực cũng giảm xuống khi người ta tỏ ra đồng cảm với những người yếu hơn.Đồng cảm thúc đẩy sự bình đẳng. Mọi người sẽ bắt đầu hành động và nghĩ nhiều hơn “theo tinh thần công bằng”. Cuộc chiến chống bất bình đẳng thường dựa trên sự đồng cảm, cùng với những người ủng hộ thúc đẩy ý tưởng tiếp cận những người kém may mắn hoặc những người thuộc các nhóm bị gạt ra ngoài lề xã hội.Đồng cảm cải thiện mối quan hệ và quy trình tại nơi làm việc. Có những hệ thống cấp bậc ngay cả ở nơi làm việc, và nếu sự đồng cảm được thể hiện trong bối cảnh này, nó sẽ tạo ra một môi trường làm việc hài hòa và yên bình hơn, đồng thời nâng cao năng suất lao động.

Đồng cảm trong cuộc sống cá nhân

Mối quan hệ cá nhân thường xác định chúng ta là ai. Cách chúng ta giao tiếp với người khác ở mức độ cá nhân nói lên rất nhiều về bản sắc cũng như xác định cá tính của chúng ta. Chỉ bằng cách quan sát một người tương tác với người khác như thế nào, chúng ta có thể nói rất nhiều về những đặc điểm cá nhân của họ, cũng như điểm mạnh và điểm yếu của họ.

Chẳng hạn, quan hệ giữa vợ chồng trong hôn nhân. Hôn nhân sẽ được cải thiện khi vợ chồng có thể hiểu được nhiều cảm xúc và suy nghĩ của nhau hơn. Nhờ vậy sự thân tình trở nên sâu sắc hơn và vợ chồng thấy hài lòng về nhau hơn. Xung đột, tranh luận và sự khác biệt trong quan điểm ​​cũng dễ giải quyết hơn khi cả hai đều sẵn sàng đứng trên quan điểm của đối phương để nhìn nhận vấn đề.

Đồng cảm tại nơi làm việc

Các mối quan hệ trong công việc thì cũng mong manh như các mối quan hệ cá nhân. Năng suất làm việc của chúng ta và cách chúng ta nhìn nhận công việc và cuộc sống nói chung có ảnh hưởng lớn đến cách chúng ta nhìn nhận những người mà ta gặp trong công việc cũng như cách họ nhìn nhận chúng ta.

Đồng cảm cũng đóng một vai trò trong cuộc sống công việc của mỗi người. Một nhân viên thể hiện đồng cảm với đồng nghiệp có thể giữ được mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp, vì thế mà tránh được xung đột, tranh cãi và những xích mích. Các nhà quản lý cũng được khuyến khích thể hiện sự đồng cảm đối với cấp dưới. Điều này sẽ khiến cấp dưới cảm thấy được tôn trọng và có động lực làm việc và đạt kết quả tốt hơn trong các nhiệm vụ được giao.

Các doanh nghiệp và tổ chức chắc chắn cũng phải hiểu về đồng cảm, vì nó được coi là một trong những “kỹ năng sống còn then chốt” trong kinh doanh. Đồng cảm gắn liền với lãnh đạo và làm việc theo nhóm – hai yếu tố của một doanh nghiệp hay tổ chức thành công.

Xem thêm:

ĐỒNG CẢM LÀ MỘT KỸ NĂNG

Đọc một số bài viết về sự đồng cảm và ghi chép lại cách nó được định nghĩa. Đôi lúc nó được mô tả như một nghệ thuật (“nghệ thuật nhìn thế giới dưới đôi mắt của người khác”), một khả năng (“khả năng cảm nhận được cảm xúc của người khác và tưởng tượng những gì họ đang cảm giác hoặc suy nghĩ”) và năng lực “Năng lực hiểu hoặc cảm nhận những gì một người đang trải qua”).

Đồng cảm cũng được mô tả như một kỹ năng. Điều này có nghĩa là chúng ta có thể học hỏi, thu nhận và rèn luyện. Nói tóm lại, bạn có thể tự dạy chính mình để có thể đồng cảm hơn. Muốn thế bạn phải:

Hiểu mình: Bạn không thể hiểu những người khác nếu bạn không hiểu chính mình. Có sự đồng cảm cho chính mình, và bạn sẽ được trang bị tốt hơn để có sự đồng cảm với người khác. Làm thế nào bạn có thể hi vọng hiểu được người khác khi chính bạn không thể hiểu suy nghĩ và tình cảm của bản thân mình. Tất nhiên, hiểu đi cùng với chấp nhận. Một khi bạn đã hiểu chính mình, và chấp nhận cảm xúc của bạn, bạn có thể hiểu người khác.Hiểu người khác: Đây là phần khó khăn trong toàn bộ quá trình dạy cho chính bạn sự đồng cảm. Phải có sự cam kết cao và thực hành liên tục cho tới khi bạn có thể nói rằng bạn có thể hiểu được cảm giác, suy nghĩ và hành động của người khác.Thực hành đồng cảm phi ngôn từ: Chúng ta sẽ làm điều này sau khi hiểu được người khác. Bạn sẽ có khả năng tương tác và giao tiếp tốt hơn với họ bằng những cách phi ngôn từ. Đôi khi, lời ít ý nhiều. Giao tiếp phi ngôn ngữ là một kỹ năng mà những người có khả năng thể hiện sự đồng cảm tích lũy được theo thời gian.

Đây là một bài phát biểu thú vị về sức mạnh của sự đồng cảm của Giáo sư về Tâm thần học tại Trường Harvard, Tiến sĩ Riess.

Đọc thêm:7 Thói Quen Xấu Hàng Ngày Mà Một Người Biết Nghĩ Sẽ Không Làm

LÀM THẾ NÀO ĐỂ TĂNG CƯỜNG SỰ ĐỒNG CẢM

Bản chất trong mỗi người chúng ta đều có sự đồng cảm. Chúng ta sinh ra đã có sự đồng cảm, nhưng có người thì ít, có người lại có nhiều sự đồng cảm.

Điều tuyệt vời là khi chúng ta đã có sự đồng cảm, tất cả những gì còn lại phải làm là cải thiện hoặc tăng cường sự đồng cảm đó. Nhiều gợi ý được đưa ra về cách sự đồng cảm có thể được nuôi dưỡng. Cụ thể hơn như sau:

Chú ý nhiều hơn đến xung quanh

Đôi khi chúng ta tập trung quá nhiều vào chính bản thân, hoặc môi trường gần gũi quanh ta, mà quên đi những gì ở ngoài kia. Hãy nhận thức và quan tâm đến mọi người xung quanh mình. Điều này sẽ nâng cao ý thức của bạn và giúp bạn dễ dàng xác định được nơi nào cần có sự đồng cảm. Khi trò chuyện với mọi người, hãy chú ý đến những cử chỉ và giọng nói của họ dù là nhỏ nhất. Thậm chí ngay cả những lời họ nói ra không nhẹ nhàng đi nữa, bởi vì họ nói mà không suy nghĩ gì cả.

Điều này cũng có nghĩa là bạn phải quan sát nhiều hơn những gì diễn ra xung quanh bạn. Hãy sử dụng kỹ năng lắng nghe một cách tốt nhất. Đừng chỉ nghe, hãy thực sự lắng nghe và nỗ lực để những gì bạn nghe trở nên có nghĩa. Đối với nhiều người, lắng nghe là một kỹ năng rất khó để tiến bộ, bởi nó thường đòi hỏi nhiều kiên nhẫn và không được phân tâm.

Một khi bạn lắng nghe, bạn phải thực sự lắng nghe ý nghĩa của các câu từ, chứ không chỉ ý nghĩa bề mặt. Bối cảnh trong các câu từ được nói rất khác nhau tùy vào từng trường hợp và nếu bạn không lắng nghe đầy đủ, bạn sẽ dễ dàng hiểu theo cách hoàn toàn vô tội và hợp lý cho một trường hợp xấu xa và xấc xược nào đó.

Hiếu kỳ

Không có gì sai khi bạn đặt đặt câu hỏi, miễn là nó có nghĩa. Những người có sự đồng cảm cao luôn rất tò mò về người khác, ngay cả khi họ là những người lạ. Tất nhiên, một số người có thể xem đây là tọc mạch, vì vậy bạn phải biết làm thế nào để vẽ ranh giới giữa việc tò mò về sự đồng cảm và xâm phạm vào nó.

Sự tò mò của bạn nên vừa đủ để đưa bạn ra khỏi vùng an toàn, sau đó đưa bạn đến một “thế giới” rộng hơn. Bằng cách mở rộng tầm nhìn của bạn, bạn sẽ có nhiều cơ hội để nuôi dưỡng sự đồng cảm của mình.

Giao tiếp

Một số người có sự đồng cảm nhất là những người giao tiếp giỏi, bạn nên cởi mở, hoặc sẵn lòng chia sẻ một phần nào đó. Một nơi nào đó, người ta nói rằng sự đồng cảm là một con đường hai chiều, giống như giao tiếp. Bạn không thể mong đợi để có được cái gì đó mà không chia sẻ bất cứ điều gì.

Nói ra những gì bạn cảm thấy, và hãy nói lớn lên. Là một người lắng nghe tích cực thôi là không đủ. Mọi người thường cởi mở với nhau vì một phần họ muốn nghe những lời an ủi vỗ về. Có lẽ họ, thậm chí, đang tìm kiếm lời khuyên hoặc gợi ý hữu ích, không nhận thức được điều đó. Những cụm từ đơn giản như “Tôi hiểu” hoặc “Tất nhiên bạn cảm thấy như vậy” và “Đó là điều hoàn toàn tự nhiên” sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và cải thiện mối quan hệ với mọi người.

Sử dụng trí tưởng tượng của bạn

Hãy thử đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Tưởng tượng xem bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu hoán đổi vị trí và bạn là người trải qua một tình huống nào đó thay vì người kia. Bạn sẽ phản ứng như thế nào? Bạn sẽ xử lý như thế nào? Hãy để trí tưởng tượng của bạn làm điều đó. Có một câu thành ngữ nói rằng “bạn không bao giờ có thể thật sự biết ai đó cho đến khi bạn đi một dặm trong đôi giầy của họ”. Nếu bạn không cố gắng hình dung bản thân mình ở vị trí của họ, và xem xét mọi thứ trên quan điểm của họ, bạn sẽ không bao giờ biết những gì họ đang suy nghĩ hoặc đang cảm giác.

Đọc

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người có khuynh hướng đọc văn chương, đặc biệt là tiểu thuyết văn học, sẽ nhạy cảm hơn. Họ có nhiều khả năng khám phá thế giới tưởng tượng và vượt qua ranh giới giữa thực tế và giả tưởng.

Đặt mình vào vị trí của người khác

Hoặc bạn có thể hiểu theo nghĩa đen. Hãy cố gắng dành một ngày với họ, theo dõi từng bước di chuyển của họ, và xem những gì thực sự xảy ra.

Tránh chỉ trích/phán xét

Nếu bạn dễ dàng đánh giá người khác và đi đến kết luận thậm chí trước khi có được tất cả các cơ sở lập luận, bạn sẽ không thể cải thiện được sự đồng cảm. Đừng hoài nghi và giả định rằng tất cả mọi người xứng đáng với những gì họ nhận được, ít nhất là cho đến khi bạn có các sơ sở lập luận.

Mọi người thường dễ gắn mác hoặc kỳ thị một số nhóm vì đánh đồng họ do hành vi của một hoặc một số người. Khuynh hướng đánh đồng một nhóm có đặc điểm xác định hoặc đặc trưng chung, ​​khiến cho họ khó có thể nhận được sự đồng cảm. Bạn đừng là người như thế. Luôn luôn nhớ rằng, trước khi họ là một phần của nhóm, họ vẫn là những cá nhân, và đó là cách bạn nên nhìn nhận họ.

Trau dồi đam mê âm nhạc

Âm nhạc là một cách cải thiện tuyệt vời sự đồng cảm, vì âm nhạc có thể trực tiếp tác động đến cảm xúc của con người. Nhiều hoạt động liên quan đến âm nhạc đã được các chuyên gia sử dụng để nuôi dưỡng sự đồng cảm ở những người trẻ tuổi, đặc biệt là trẻ em. Chẳng hạn, các nhà tâm lý học cho rằng các trò chơi âm nhạc có thể giúp nuôi dưỡng sự đồng cảm ở trẻ nhỏ.

Người trưởng thành cũng quan tâm đến âm nhạc vì nhiều lý do, một trong số đó là để lấy lại bình tĩnh và cảm giác thanh thản. Những người bình tĩnh và thanh thản có nhiều khả năng chia sẻ sự đồng cảm hơn.

Mở lòng với nỗi đau của chính mình

Bạn sẽ không bao giờ có thể thể hiện sự đồng cảm nếu bạn không chứng kiến ​​nỗi đau, và thậm chí trải qua nó. Nếu bạn né tránh nhìn những đau khổ và đau đớn, sao bạn có thể đáng tin khi nói nhưng lời an ủi người khác? Sau đó, bạn sẽ đơn giản thể hiện sự đồng cảm.

Hãy nhìn rõ những tổn thương và đau khổ xung quanh bạn. Điều này sẽ làm cho bạn nhận thức nhiều hơn, nâng cao sự nhạy cảm và do đó, tăng sự đồng cảm của bạn.

Xem thêm:

Theo dõi sự tiến bộ của bạn

Hãy dõi theo cách bạn đang làm để tăng sự đồng cảm của mình. Nó có cải thiện mối quan hệ cá nhân của bạn với bạn bè và gia đình không? Nó có cải thiện mối quan hệ công việc của bạn với lãnh đạo và đồng nghiệp của bạn không? Liệu nó mang lại kết quả tốt trong công việc? Bằng cách theo dõi tiến bộ, bạn sẽ có thể biết được rằng liệu mình có cần cố gắng thể hiện sự đồng cảm hơn hay không.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *