Hồ Xuân Hương được mệnh danh là bà chúa Thơ nôm với nhiều bài thơ để đời, hãy cùng tvcc.edu.vn tìm hiểu về thi sĩ này nhé!

1. Tiểu sử

Hồ Xuân Hương (1772–1822) là một nhà thơ Việt Nam sinh vào cuối thời Lê. Sự thật về cuộc đời của bà rất khó xác minh, nhưng điều này được chứng minh rõ ràng: bà sinh ra ở tỉnh Nghệ An gần cuối thời chúa Trịnh, và chuyển đến Hà Nội khi còn là một đứa trẻ. Người ta đoán chắc rằng cô là con gái út của Hồ Phi Diễn. Cuộc đời của Hồ Xuân Hương mang nhiều ngang trái khi bà hai lần đi lấy chồng nhưng đều làm lẽ đến cuối cùng bà vẫn đơn độc một mình. Hồ Xuân Hương là một người đi nhiều nơi thế nên bà có mối quan hệ rất thân thiết với nhiều danh sĩ nổi tiếng.

Đang xem: Cuộc đời hồ xuân hương

*

Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.

Tác phẩm của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương là những bài thơ viết bằng chữ nôm, theo thể thơ thất ngôn bát cú đường luật (tám câu bảy chữ) và thất ngôn tứ tuyệt (bốn câu bảy chữ). Một số tác phẩm thơ nôm của bà: Bà Lang Khóc Chồng, Bạch Đằng Giang Tạm Biệt, Bài Ca Theo Điệu Xuân Đình Lan, Bánh Trôi Nước, Bọn Đồ Dốt, Cái Quạt, Cảnh Làm Lẽ, Cái Quạt Giấy 1, Cái Quạt Giấy 2… Thơ của Hồ Xuân Hương vừa thanh vừa tục, chủ yếu viết về đề tài người phụ nữ Việt Nam, về thói hư tật xấu của nhà sư, thầy đồ thời phong kiến. Bà cũng có một số bài thơ viết bằng chữ Hán. Đến nay, tác phẩm thơ chữ Hán của bà chỉ còn lại rất ít bài, trong đó có 5 bài thơ đã ông Trần văn Giáp công bố năm 1962 gồm: Hải ốc trù, Nhãn phóng thanh, Độ Hoa Phong, Trạo ca thanh, Thuỷ vân hương.

2. Phong cách sáng tác

Hồ Xuân Hương là người phụ nữ tài sắc vẹn toàn thế nhưng cuộc đời bà có vô vàn bất hạnh cũng chính những sự bất hạnh ấy giúp bà trở nên mạnh mẽ hơn. Những sáng tác của Hồ Xuân Hương đặc trưng thiên về người phụ nữ, lúc bấy giờ thơ của bà luôn được nhiều người biết đến. Chính nhờ sự miệt mài đóng góp trong văn chương, bà trở thành một người có tên tuổi và vị trí nhất định trong nền văn học Việt Nam.

*

Thơ của Hồ Xuân Hương chân thật, gần gũi bởi nó mang tính hiện thực cao. Bà phê phán xã hội phong kiến xưa, bà luôn khao khát muốn thoát khỏi chế độ phong kiến khắc nghiệt ấy. Trong thơ của Hồ Xuân Hương cảnh vật luôn được hiện lên một cách tươi mới.

Hồ Xuân Hương có biệt tài sử dụng điệp khúc, âm điệu, tiết tấu thích hợp với từng ý, từng hoàn cảnh giúp cho người đọc dễ hình dung và tưởng tượng trong thơ ca của bà.

Xem thêm: Công Ty Terumo Tuyển Dụng – Find Jobs At Công Ty Tnhh Terumo Bct Việt Nam

Nổi bật trong sáng tác của Hồ Xuân Hương có bài thơ Bánh trôi nước. Bánh trôi nước thể hiện được vẻ đẹp thủy chung, son sắc của người phụ nữ. Thông qua đó Hồ Xuân Hương muốn người đọc hiểu được số phận ba chìm bảy nổi của người phụ nữ trong thời phong kiến xưa. Năm 2016 Bài thơ Bánh trôi nước được nhạc sĩ Hồ Hoài Anh phổ nhạc, được trình bày bởi ca sĩ Hoàng Thùy Linh. Ngay sau khi được ra mắt bài hát nhạc được khán giả ủng hộ và phản hồi rất tích cực.

3. Thành tựu của Hồ Xuân Hương

Hiện nay hầu hết các thành phố ở Việt Nam đều có con phố mang tên Hồ Xuân Hương. Đặc biệt tên của bà còn được đặt cho một hồ nước tại trung tâm Đà Lạt.

*

Bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương được lựa chọn trở thành tác phẩm dạy học trong bộ môn Ngữ Văn của các trường Trung học cơ sở tại Việt Nam.

Bài thơ “Tự tình II” được lựa chọn để dạy trong chương trình Ngữ văn 11 tại Việt Nam.

Xem thêm:

4. Nhận định về nhà thơ Hồ Xuân Hương

Thật là tinh quái, những câu hay đọc lên đến ghê người. Người ta thường có câu: “Thi trung hữu họa”, nghĩa là “Trong thơ có vẻ”. Như thơ Xuân Hương thì lại là “Thi trung hữu quỷ”, tức “Trong thơ có quỷ.” – nhà thơ Tản Đà

Trong suốt tập thơ của nàng, không mấy bài là không có lả lơi, dầu tả cảnh gì, vịnh vật gì cũng vậy. Mà tiếc thay nhời văn thật là chải chuốt, giọng văn thật là êm đềm. – Giáo sư Lê Quảng Hàm

Xuân Hương bị nỗi u hoài chua chát ám ảnh. Đó là khát vọng tiềm thức, là sự hiện thân của Tội – Gốc. – Nhà văn Trương Tửu

Thứ thơ ấy không chịu ở trong khuôn khổ thông thường mà là một thứ thơ muốn lặn sâu vào sự thật, vào những thứ đáy rất kín thẳm của tâm tư. Những thứ kín thẳm ấy không phải lạc lõng, cô đơn, cá nhân, chủ nghĩa mà trái lại đã được hàng vạn người đồng tình cảm. – Nhà thơ Xuân Diệu

Lời kết

Trên đây là bài viết về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Xuân Hương, hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cầm bút của Hồ Xuân Hương. Chúc tất cả các bạn học tập thật tốt.

*** Vui lòng đọc kỹ yêu cầu về Bản Quyền – Cộng tác trước khi sao chép hoặc trích dẫn nội dung của Blog | Về trang chủ: tvcc.edu.vn

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *