Chiết khấu là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp với một tỉ lệ phần trăm nhất định, chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng bản chất là một chiến lược Marketing về giá của sản phẩm.

Đang xem: Chiết khấu bán hàng là gì

Chiết khấu là bí quyết sử dụng trong kinh doanh nhằm mục đích kích thích ham muốn mua sắm của người tiêu dùng.

Chiết khấu thường được sử dụng trong các hoạt động kinh doanh hay marketing hiện nay. Đây là hoạt động thúc đẩy bán hàng quan trọng của bất cứ doanh nghiệp, cá thể bán hàng nào. Vậy chiết khấu là gì?

Chiết khấu là gì?

Chiết khấu là việc giảm giá niêm yết của một sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp với một tỉ lệ phần trăm nhất định. Chiết khấu thường được sử dụng trong kinh doanh nhưng bản chất là một chiến lược Marketing về giá của sản phẩm. Đây là phương pháp Marketing để kích thích mua sắm của người tiêu dùng là một chiến lược thông thường được sử dụng trong mọi lĩnh vực bán hàng.

Chiết khấu cũng được biến tấu dưới rất nhiều các hình thức khác nhau như: chiết khấu cho khách hàng mua sỉ, chiết khấu dành cho khách hàng mới, chiết khấu tri ân khách hàng thân thiết hoặc các dịp kỷ niệm sinh nhật doanh nghiệp, lễ tết, ngày hội mua sắm hay theo các hình thức săn giờ vàng giảm giá,…

Phân loại chiết khấu trong kinh doanh

Nội dung trên đã giải thích được chiết khấu là gì? nội dung này sẽ phân loại việc chiết khấu trong kinh doanh.

Chiết khấu trong kinh doanh hiện có 3 loại phổ biến, đó là: chiết khấu khuyến mại, chiết khấu số lượng và chiết khấu thương mại.

+ Chiết khấu khuyến mại: là một khoản trợ cấp hoặc nhượng bộ do người bán đưa ra cho người mua. Kích thích người mua thanh toán hoặc đưa ra quyết định mua hàng trong thời gian nhanh chóng. Đây là một kỹ thuật cực kì hữu ích trong bán hàng và là hình thức chiết khấu phổ biến thường thấy.

+ Chiết khấu số lượng: là mức chiết khấu mà bạn sẽ nhận được khi mua một lượng đơn vị hàng hóa, sản phẩm nhất định.

+ Chiết khấu thương mại: là giảm giá danh mục của hàng hóa nếu người mua hàng mua với số lượng lớn. Mục đích của nó là để khuyến khích người mua thực hiện mua hàng số lượng lớn. Dạng chiết khấu này thường sử dụng đối với những nhà phân phối hàng hóa. Các nhà sản xuất sẽ khuyến khích những siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng, cửa hàng tạp hóa, đại lý của mình mua số lượng hàng lớn sẽ nhận được mức giảm giá lớn, có thể từ 5% lên 15% so với giá sản phẩm.

Ngoài ra cũng có các hình thức chiết khấu khác như: Chiết khấu giá sỉ cho khách hàng; giá bán lẻ thấp hơn để quảng bá sản phẩm, chiết khấu tùy theo ngành nghề của người mua hoặc giá giá cho nhân viên, hay chiết khấu theo mùa,…

*

Điểm khác nhau cơ bản giữa chiết khấu và khuyến mại?

– Thứ nhất, chiết khấu là khoản giảm trừ của người bán khi người mua hàng đạt số lượng nhất định theo thỏa thuận, còn khuyến mại là khoản giảm trừ (hoặc tặng kèm sản phẩm) nhằm thúc đẩy bán hàng, không nhất thiết đạt số lượng yêu cầu;

– Thứ hai, chiết khấu là thoả thuận giữa 2 bên và quy định cụ thể trong hợp đồng (không cần đăng ký với cơ quan quản lý), giá tính thuế là giá đã trừ chiết khấu. Còn khuyến mại được công khai và phải có thông báo/đăng ký với Sở công thương tại nơi doanh nghiệp tổ chức khuyến mại, Giá tính thuế = 0 nếu đăng ký khuyến mại.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Viết Mẫu Biên Bản Tường Trình Sự Việc Chuẩn Nhất 2021

– Thứ ba, chiết khấu thường áp dụng cho khách hàng bán buôn (bán sĩ). Còn khuyến mại áp dụng cho mọi khách hàng, thường cho khách hàng mua lẻ.

– Thứ tư, đối với chiết khấu thời gian thực hiện do thoả thuận theo hợp đồng, có thể được duy trì thường xuyên, mang tính trung, dài hạn. Còn với khuyến mại chỉ được thực hiện theo từng đợt đăng ký với cơ quan quản lý và bị giới hạn trong thời gian nhất định, mang tính ngắn hạn.

Các trường hợp chiết khấu thương mại

Theo khoản 2.5 Phụ lục 4 thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Chính Phủ quy định các trường hợp chiết khấu thương mại cụ thể như sau:

Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Khoản 22 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

Trường hợp cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng. Trường hợp việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Theo đó, có 3 trường hợp nhau sau:

– Trường hợp 1: Nếu cơ sở kinh doanh áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng (nếu có) thì giá tính thuế GTGT là giá đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng.

– Trường hợp 2: Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau.

– Trường hợp 3: Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ số lượng, doanh số của hàng hóa, dịch vụ nhưng số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.

Xem thêm:

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh thu mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *