Để có được thiện cảm và ghi điểm từ các câu hỏi phỏng vấn xin việc phải làm thế nào?, đầu tiên bạn cần có một mục giới thiệu bản thân ấn tượng, ngoài các thông tin cơ bản về tên, tuổi, địa chỉ, tình trạng hôn nhân, các ứng viên cần làm nổi bật sở trường và một số thành quả bạn đạt được trong các công việc trước đó. Đây là một trong tiêu chí quan trọng để người phỏng vấn đánh giá năng lực của ứng viên.

Đang xem: Bài Test Phỏng Vấn It Thường Gặp

Ngoài ra, để màn giới thiệu bản thân ấn tượng, ứng viên cần phải chú ý đến cách trình bày nội dung. Trong phần này nên đưa ra cái nhìn tổng quan và các điều quan trọng của bản thân đảm bảo một số mục cơ bản sau:

– Họ và tên.

– Tóm tắt quá trình học tập và làm việc.

– Chuyên môn.

– Sở trường và sở thích.

– Tình trạng hôn nhân, thời gian dành cho công việc.

Hãy đảm bảo rằng các vấn đề khi giải thích trong quá trình phỏng vấn và trả lời phỏng vấn được trình bày ngắn gọn, rành mạch, dễ hiểu gói gọn trọng 2 phút, tránh nói dài dòng, miên man tạo cảm giác chán nản cho người phỏng vấn hay nhà tuyển dụng. Tập trả lời những câu hỏi thường xuyên trước khi đi phỏng vấn để chúng trở thành một phản xạ tự nhiên của bạn. Một trong các câu hỏi phỏng vấn xin việc được sử dụng nhiều và cơ bản nhất là giới thiệu bản thân, do vậy hãy tập cách trả lời ấn tượng nhất, thu hút nhà tuyển dụng ngay từ đầu tiên.

Câu hỏi 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì

Gợi ý:

Để trả lời cho câu hỏi này trước tiên bạn phải xác định rõ định hướng nghề nghiệp của bạn là gì, đồng thời nói ra mục đích cuối cùng bạn muốn hướng tới là gì. Bạn đang ứng tuyển vào vị trí công việc này nhưng mục tiêu nghề nghiệp lại không liên quan thì kết quả bạn đã biết, hãy đưa ra định hướng nghề nghiệp có liên quan tới công việc bạn muốn ứng tuyển cùng với lý do “Tôi muốn phát triển và hoàn thiện hơn các kỹ năng chuyên môn với công việc này, tôi xác định đây là công việc yêu thích và sẽ gắn bó với tôi lâu dài.”

Dựa vào câu trả lời của bạn nhà tuyển dụng sẽ xác định được mục tiêu ứng viên đang hướng có phù hợp và có chung hướng đi với công ty hay không. Chính vì vậy, là một ứng viên thông minh bạn đừng đưa ra những mục tiêu nghề nghiệp quá xa với định hướng phát triển của công ty nhé, đừng sử dụng các câu trả lời là “tôi đang cần tiền”, “tôi muốn có công việc”,…

Câu hỏi 3: Các thành tích đã đạt được trong công việc?

Gợi ý:

Hãy kể về các thành tích bạn đã đạt được trong các dự án trước đây,những giá trị mang lại cho công ty, kể về vai trò của bạn trong dự án, những công việc đã thực hiện hay cả những khó khăn đã gặp phải trong quá trình thực hiện. Quan trọng hơn đó là hãy cho nhà tuyển dụng biết cảm xúc của bạn khi đạt kết quả, những bài học rút ra từ đó. Nhà tuyển dụng có thể dựa và câu hỏi này để thấy được sự tâm huyết của bạn với công việc, với các sản phẩm mình thực hiện,từ đó có cái nhìn tích cực hơn về bạn.

Câu hỏi 4: Kinh nghiệm của bạn trong công việc này?

Gợi ý:

Được đánh giá là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp và quan trọng, cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là nên chân thật, nó giống như bạn đang chia sẻ những kinh nghiệm của bản thân, đừng cố nói những gì mình không biết, bạn sẽ không trả lời được nếu nhà tuyển dụng hỏi sâu hơn về chuyên môn. Hãy nói những gì bạn được học hay những gì biết về công việc một cách ngắn gọn và đủ, cũng không nên kể chi tiết các công việc, quá dài dòng

Trong trường hợp bạn chưa có nhiểu kinh nghiệm, hãy nói bạn đang muốn theo đuổi công việc này và dành nhiều thời gian học học, phát triển kỹ năng, bạn đang mong muốn tìm được một công ty tốt để gắn bó và cống hiến lâu dài.

Tuy nhiên, nên chú ý đến những gì bạn nói ra và những vì bạn viết trong các mẫu CV xin việc khi gửi cho nhà tuyển dụng. Đừng tạo ra sự khác nhau quá lớn giữa mục kinh nghiệm trong CV online và khi bạn trình bày thực tế.

Câu hỏi 5: Bạn làm cách nào để giải quyết áp lực?

Gợi ý:

Áp lực có thể đến từ nhiều vấn đề, do công việc, từ vấn đề gia đình, xã hội, điều quan trọng là bạn cần có cách giải quyết nó. Cách trả lời phỏng vấn câu hỏi này là hãy cho thấy bạn đã từng đối mặt với áp lực và bạn nắm được những phương pháp cân bằng và biết cách vượt qua nó. Nếu áp lực do công việc chưa hiệu quả, gặp khó khăn trong việc tìm ra giải pháp, cách xử lý của bạn sẽ là tập trung và cố gắng hơn để đáp ứng được công việc, nhờ tới sợ trợ giúp của đồng nghiệp, bạn bè. Hãy cho thấy bạn không sợ phải đối mặt với các áp lực công việc.

Câu hỏi 6: Mô tả một chút về cách làm việc của bạn?

Gợi ý:

Hãy cho thấy bạn là người có cách làm việc khoa học, hiệu quả khi được hỏi câu này, nhà tuyển dụng muốn biết về cách bạn tổ chức và quản lý công việc, nhân sự như thế nào. Một nhân viên ưu tú luôn biết cách quản lý công việc của mình, thể hiện bằng cách lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ công việc. Nhà tuyển dụng dựa vào những câu trả lời của bạn để kiểm tra về năng lực làm việc, cách thức bạn xử lý công việc, đánh giá nó có phù hợp với công ty họ hay không, do đó bạn nên đưa ra một cách làm việc khoa học và hiệu quả, tốt nhất nên chuẩn bị câu trả lời ở nhà và luyện tập trả lời chúng.

Bạn có thể trả lời: “Tôi thích các công việc của mình được theo sát, qua các bản báo cáo, tôi thích làm việc theo kế hoạch vì nó giúp đạt hiệu quả cao hơn”, “Luôn tập trung tối đa khi làm việc, đây là cách giúp tôi hoàn thành tốt các mục tiêu đạt ra”, “Tôi thích ghi chép lại những gì mình học được, những kiến thức bổ ích, nó giúp tôi khá nhiều trong công việc”.

Nhóm câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng

Câu hỏi 7: Bạn mong muốn gì ở công ty?

Việc đặt ra câu hỏi này được coi là làm vừa lòng hai bên. Bên người thuê lao động nắm được nguyện vọng của ứng viên còn bên người lao động có thể nói nguyện vọng của mình. Mục đích của người phỏng vấn và nhà tuyển dụng đó là nhà tuyển dụng muốn tìm ra một ứng viên phù hợp với đặc thù tính chất công việc và phù hợp với ngân sách, chế độ đãi ngộ của công ty.

Gợi ý:

Chính vì vậy, hãy thẳng thắn hỏi nhà tuyển dụng những điều bạn băn khoăn, những quyền lợi, đãi ngộ của công ty trợ cấp cho người lao động.

Câu hỏi 8: Bạn mong muốn mức lương bao nhiêu?

Gợi ý:

Nếu được hỏi về mức lương mong muốn đó là đừng đưa mức lương hàng tháng lên tận trời xanh (quá cao) vượt xa với mức tượng tượng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, cũng đừng vì thiếu tự tin mà để mức lương qua thấp, hãy là một ứng viên thông minh biết sàng lọc, dung hòa đưa ra một mức lương hợp lý, không quá cao nhưng không phải thấp, đủ để thấy được giá trị bản thân. Bạn thương lượng một mức lương thấp chẳng khác nào đang tự nhận tôi là người chẳng làm được việc.

Ngoài mức lương ra, trong quá trình phỏng vấn ứng viên cũng nên hỏi trao đổi thẳng thắn về quyền lợi được hưởng ví dụ như: Bảo hiểm xã hội, tiền phụ cấp xăng, ăn uống; Chế độ nghỉ thai sản … cho rõ ràng và cụ thể. Những câu hỏi như vậy sẽ giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu nhau hơn, nếu cả hai thấy thỏa mãn thì tiếp tục đi đến các vòng phỏng vấn lần sau.

Câu hỏi 9: Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi?

Gợi ý:

Trong câu hỏi này, bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số lí do bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

Câu hỏi 10: Khả năng chịu áp lực trong công việc của bạn?

Gợi ý:

Hầu hết, công việc nào cũng có áp lực và khó khăn riêng, tuy nhiên việc tạo áp lực trong công việc không hẳn là xấu, đây có thể là động lực giúp hiệu quả công việc của nhân viên đạt kết quả cao hơn. Khi trả lời câu hỏi này cũng là một cách để giới thiệu bản thân khéo léo, bạn cần phản ứng thật nhanh để chọn cách trả lời hợp lý nhất.

Một số trường hợp nhà tuyển dụng lại hỏi ứng viên với câu hỏi: những lúc gặp áp lực thì cách vượt qua áp lực công việc của bạn làm gì? Đừng quá lo lắng, hãy thật thoải mái liệt kê một số hoạt động bạn thường làm để giảm stresst như tập yoga, bơi lội, cafe với bạn bè hay xem một bộ phim nào đó… Thông qua câu trả lời này cũng có thể đánh giá bạn là một người làm việc khoa học đó.

Câu hỏi 11: Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì?

Gợi ý:

Trong câu hỏi này, nên đưa ra những lời khen về công ty như chế độ, định hướng phát triển, môi trường làm việc, những yếu tố phù hợp với bạn như địa chỉ công ty, công việc yêu thích, được bạn bè giới thiệu,… bạn nên đề cao tinh thần ham học hỏi và nâng cao kĩ năng, nghiệp vụ của bản thân. Một số gợi ý bạn có thể đưa ra để trả lời đó là: Địa chỉ làm việc của công ty thuận tiện cho việc đi lại của tôi, lương và chế độ của công ty đưa ra phù hợp với những tiêu chí tôi đưa ra; Môi trường làm việc của công ty sẽ tạo nhiều điều kiện phát triển cho lĩnh vực tôi đang theo đuổi.

Câu hỏi 12: Bạn nghĩ sao về việc phải đi công tác?

Gợi ý:

Các câu hỏi phỏng vấn dạng này nhà tuyển dụng muốn biết thái độ và trách nhiệm của bạn so với gia đình là như thế nào,mức độ ưu tiên của bạn so với công việc, bạn nên biết là việc đi công tác là yêu cầu của công việc, giúp công ty hoàn thành các mục tiêu đặt ra, do đó khi được cử đi công tác các nhân viên phải thực hiện, trừ các trường hợp lý do có quan trọng nào đó bạn có thể xin miễn đi công tác, được chọn đi công tác cho thấy bạn đang có vai trò quan trọng, được công ty tín nhiệm.

Bạn sẵn sàng cho việc đi công tác, hoàn thành các mục tiêu đặt ra của công ty nên là câu trả lời cho câu hỏi trên, tuy nhiên bạn cũng nên đặt ra câu hỏi về mật độ đi công tác của công ty, thời gian đi công tác như thế nào, để cân bằng với cuộc sống gia đình riêng.

Câu hỏi 13: Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi không?

Gợi ý:

Đừng quá căng thẳng về các câu hỏi phỏng vấn này, hãy thể hiện bản lĩnh tự tin của mình bằng câu trả lời dứt khoát của bạn. Hãy tìm hiểu trước về công ty trước khi phỏng vấn, đặt sẵn ra một số câu hỏi sẽ giúp cho nhà tuyển dụng biết được bạn đang quan tâm tới vị trí công việc ứng tuyển cũng như công ty họ.

Bạn có thể đưa ra câu hỏi về mức lương, thời gian trả lương của công ty, các chế độ bảo hiểm, phúc lợi, quy trình làm việc, xin nghỉ phép, báo cáo công việc của công ty,…

Một vài dự án của chúng tôi ở đây sẽ yêu cầu phải lao động chân tay nặng nhọc. Bạn có sẵn sàng đảm nhận nó không và làm thế nào để rèn luyện sức khỏe cho những trường hợp này?

Các công trường, công ty và nhà thầu xây dựng là điểm đến lý tưởng cho lao động phổ thông ở nước ta hiện nay. Tuy nhiên, công việc này lại khá năng học do phải thường xuyên bốc dỡ, nâng và mang vác vật liệu xây dựng. Để làm được những công việc này thì nhà tuyển dụng luôn đòi hỏi ứng viên phải có thể chất tốt và đôi khi là một chút sự khéo léo, tinh tế để sử dụng công cụ phụ trợ nhằm giảm sức người.

Câu hỏi 14: Trong câu trả lời, ứng viên nên thể hiện mong muốn sẵn sàng đảm nhiệm những công việc này và chứng minh mình có đủ điều kiện thể chất để hoàn thành tốt công việc.

Xem thêm: Làm Mịn Viền Ảnh Trong Photoshop Cs6? Làm Mịn Viền Ảnh Trong Photoshop

Gợi ý:

“Tôi đã quen với việc mang vác nặng và cũng thường xuyên dành thời gian chạy bộ để rèn luyện sức khỏe. Nhờ được sống cùng gia đình chứ không phải đi ở trọ một mình nên chế độ ăn uống, sức khỏe cũng được đảm bảo. Tôi hoàn toàn có đủ điều kiện về thể chất để đáp ứng công việc này.”

Câu hỏi 15: Nhân viên trong phân xưởng sản xuất linh kiện điện tử của chúng tôi phải làm việc cẩn thận đến từng chi tiết. Bạn có chắc mình có thể làm việc tỉ mỉ như vậy hay không?

Lao động phổ thông, đặc biệt là lao động nữ, ngoài làm việc trong các công trường xây dựng lớn thì có thể đầu quân các công ty may, công ty sản xuất linh kiện điện tử,… nơi mà sự cẩn thận, tỉ mỉ luôn được đặt lên hàng đầu. Chỉ một sai sót nhỏ đôi khi cũng có thể gây ra những hậu quả lớn, tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc để khắc phục.

Do đó, nếu như bạn ứng tuyển vào những công việc như thế này thì hãy chú ý khẳng định sự tỉ mỉ, chu đáo của mình cũng như tinh thần trách nhiệm cao trong công việc và cả khả năng đa nhiệm nữa nhé.

Gợi ý:

“Tôi biết rằng chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra những hậu quả cực lớn. Mặc dù luôn muốn bản thân có thể hoàn thành công việc trong thời gian nhanh nhất nhưng tôi cũng biết rằng bỏ qua một công đoạn nào đó là điều không được phép. Với mỗi sản phẩm mà mình lắp ráp, tôi luôn cố gắng kiểm tra kỹ lại trước khi chuyển nó cho người khác.”

*

Kỹ năng như giải quyết vấn đề, xử lý tình huống thường được hỏi trong buổi phỏng vấn

Câu hỏi 16: Nếu như phát hiện lỗi trong quá trình làm việc thì bạn sẽ làm như thế nào?

Đây được coi là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay và khó nhất. Bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng đều hiểu được rằng việc nhân viên mới mắc lỗi là điều hoàn toàn bình thường. Điều họ muốn là tuyển được một người mà sẵn sàng chịu phạt với lỗi lầm đó thay vì giấu giếm và nếu có thể đưa ra giải pháp khắc phục thì càng tốt.

Câu trả lời của ứng viên với câu hỏi phỏng vấn xin việc này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng phân tích vấn đề và tư duy logic của ứng viên. Đây cũng là một cách để kiểm tra nhanh kỹ năng giải quyết vấn đề của nhân viên mới nếu như được tuyển vào làm việc.

Gợi ý:

“Trước đây, khi phát hiện một vấn đề xảy ra với sản phẩm mà mình đang làm, tôi sẽ cố gắng làm lại sản phẩm đó bằng cách tận dụng những nguyên liệu cũ. Tôi đã cố gắng nhớ lại những gì đã được dạy và vận dụng theo đó một cách chính xác nhất. Với một công việc mới như thế này thì sẽ thật tốt nếu như tôi được sử dụng những nguyên liệu thừa ra để luyện tập trước khi bắt tay vào làm việc chính thức.”

Câu hỏi 17: Nếu chúng tôi yêu cầu bạn phải vận hành máy móc thì bạn có thể làm được không? Bạn đã có kinh nghiệm sử dụng máy móc gì hay chưa?

Rất nhiều công việc yêu cầu lao động phổ thông phải sử dụng đến máy móc, thiết bị, công cụ đặc dụng chứ không chỉ là vận động chân tay đơn giản. Ví dụ như muốn làm công nhân trong nhà máy may thì bạn phải biết cách sử dụng máy may, máy cắt vải, máy là hơi hoặc máy đóng cúc,… Thông thường thì nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tuyển được nhân viên có kinh nghiệm trong những trường hợp như thế này.

Mặc dù sẽ vẫn có thời gian đào tạo cho nhân viên mới nhưng nhà tuyển dụng vẫn luôn muốn ứng viên của mình phải có chứng chỉ hoặc kinh nghiệm. Tuy nhiên, nếu như bạn là một người mới hoàn toàn thì hãy thể hiện thiện chí và quyết tâm học hỏi để bù lại cho những thiếu sót về kinh nghiệm.

Gợi ý: 

“Tôi đã có 2 năm học trung cấp sửa chữa máy may nên có thể hiểu được nguyên lý hoạt động và sử dụng thành thạo nhiều loại máy, từ máy cơ cho tới máy may điện tử. Ngoài ra thì tôi cũng luôn cố gắng tìm hiểu những máy móc và công nghệ mới để cố gắng cải tiến máy cũ thay vì phải đổi mới hoàn toàn.”

*

Lao động phổ thông thường không yều bằng cấp cao nhưng đòi hỏi kỹ năng nhất định

Câu hỏi 18: Công việc công nhân xây dựng đôi khi yêu cầu phải làm việc ngoài trời dưới thời tiết khắc nghiệt. Bạn nghĩ thế nào nếu như việc này diễn ra thường xuyên?

Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn hay nhất do tác động mạnh tới tâm lý của ứng viên. Làm việc ngoài trời là vấn đề tất yếu đối với một công nhân xây dựng và điều kiện thời tiết khắc nghiệt sẽ không xảy ra quá thường xuyên.

Trong trường hợp này, bạn không nên thể hiện tâm lý quá sẵn sàng như trong những câu hỏi trước mà hãy nói rằng bạn hoàn toàn có thể làm được nếu như nhà tuyển dụng có các biện pháp đảm bảo an toàn sức khỏe cho công nhân.

Gợi ý:

“Tôi đã quá quen với việc làm việc ngoài trời trong điều kiện mưa nắng thất thường. Tuy nhiên, khi đó tôi luôn yêu cầu cấp trên phải cung cấp đầy đủ trang phục bảo hộ và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo duy trì điều kiện sức khỏe tốt đề làm việc lâu dài cũng như để tránh tai nạn lao động. Nếu như có dấu hiệu cho thấy công việc quá nguy hiểm thì tôi sẽ dừng lại.”

Những câu hỏi phỏng vấn bẫy ứng viên

Câu hỏi 19: Vì sao bạn muốn ứng tuyển vị trí này?

Mục đích của các câu hỏi phỏng vấn dạng này là: Nhà tuyển dụng muốn biết ứng viên đã tìm hiểu và có hiểu được công việc mình đang ứng tuyển không. Không nên chỉ trả lời “Vì tôi muốn có một công việc”, có thể điều này sẽ gạch ngay tên bạn khỏi danh sách ứng viên tiềm năng, xem gợi ý cách trả lời dưới đây.

Gợi ý:

Một trong những cách tốt nhất để cho thấy rằng bạn là ứng viên thích hợp đó là: Đề cập đến kinh nghiệm ở một vị trí tương đương, thể hiện sự đam mê nghề nghiệp mà bạn đang theo đuổi, thể hiện sự cầu tiến trong lĩnh vực bạn muốn chinh phục và cuối cùng hãy khẳng định năng lực của bạn hoàn toàn phù hợp đối với vị trí công ty đang tuyển. Có thể sử dụng cách trả lời “Đây là vị trí công việc yêu thích của tôi, tôi đã dành nhiều thời gian để học tập và hoàn thiện các kỹ năng, tôi muốn đây là công việc gắn bó lâu dài với mình”

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm trong vị trí công việc này bạn có thể đưa ra các thông tin như: Đây là công việc yêu thích và có nhiều đam mê với nó, mong muốn được phát triển bản thân với công việc này, là một người yêu thích những cái mới, sẵn sàng tìm hiểu và hoàn thiện kỹ năng chuyên môn.

Một nhà tuyển dụng thông minh sẽ không bao giờ từ chối một ứng viên đã có kinh nghiệm và muốn cống hiến hết mình với công ty, nhưng nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm hãy thể hiện sự thích thú và đam mê với vị trí này và mong muốn được cống hiến và hoàn thiện thêm bản thân, điều này cũng được nhiều công ty quan tâm. Vì vậy, nếu bạn may mắn tìm được một công ty có lý tưởng và tầm nhìn phù hợp với mình, thì hãy biết nắm bắt cơ hội khôn khéo làm nổi bật điểm mạnh của bản thân để khiến mình nổi bật hơn so với các đối thủ trong buổi phỏng vấn.

Câu hỏi 20: Điểm mạnh điểm yếu của bản thân là gì?

Gợi ý:

Là một trong các câu hỏi phỏng vấn thường gặp nhất được các nhà tuyển dụng đưa ra nhằm mục đích thử và đánh lừa ứng viên để kiểm tra sự thật thà và thông minh. Để trả lời câu hỏi phỏng vấn điểm mạnh của bạn là gì: Trước tiên bạn phải xác định được bạn mạnh nhất ở mảng nào. Ví dụ: Bạn đã có kinh nghiệm 1 năm nhân viên kinh doanh thì điểm mạnh của bạn là có kĩ năng thuyết phục khách hàng, chịu được áp lực cao, nhanh nhẹn chủ động trong công việc… Hoặc bạn có thể đánh giá những thế mạnh của mình dựa trên tính cách cá nhân như: Trung thực, có tính kỷ luật cao, chăm chỉ….

Người phỏng vấn bạn sẽ quan tâm tới một số chi tiết về kỹ năng thực hiện công việc giới thiệu bản thân như khả năng làm việc nhóm hay độc lập, khả năng học hỏi, tập trung cho công việc, về tính cách có nhanh nhẹn, hòa đồng với đồng nghiệp, do đó hãy cho họ các thông tin trên.

Còn với câu điểm yếu của bạn là gì? thì khoan trả lời vội, bạn nên có sự tính toán một chút đừng nói phô chương hết tất cả điểm yếu, ngược lại bạn hãy bình tĩnh và khéo léo thừa nhận điểm yếu của mình là gì? Tuy nhiên, điểm yếu này bạn vẫn đang cố gắng sửa chữa để hoàn thiện bản thân mình hơn. Nên đưa ra một số điểm yếu không quá ảnh hưởng tới công việc như: Tính cách nóng, thẳng tính nên dễ mất lòng, khả năng kìm nén cảm xúc thấp, một số điểm yếu mà bạn đang cố gắng khắc phục như khả năng báo cáo, văn bản, tiếng anh,…

Trong đời thường, không một ai là không có yếu điểm. Tuy nhiên, biết thừa nhận và sửa sai đó mới là điều đáng quý.

Câu hỏi 21: Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca?

Gợi ý:

Mục đích của câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết trách nhiệm đối với công việc của bạn, đừng ngần ngại trả lời là bạn sẵn sàng tăng ca hay “mang việc về nhà”, trong những trường hợp cần xử lý công việc gấp cho kịp tiến độ hay yêu cầu của khách hàng, các công ty cần sự hỗ trợ của nhân viên để giải quyết công việc bằng cách tăng ca hoặc thực hiện công việc tại nhà, điều này hết sức bình thường.

Bạn có thể trả lời: “Tôi thấy việc tăng ca là bình thường và hầu hết các công ty đều có, tăng ca giúp tiến độ công việc được đảm bảo, các hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng”, “Nếu việc tăng ca giúp cho hoàn thành mục tiêu, tôi nghĩ việc tăng ca sẽ được các nhân viên đồng ý”,…

Câu hỏi 22: Theo bạn nên làm việc độc lập hay theo nhóm?

Gợi ý:

Khả năng làm việc theo nhóm hay làm việc độc lập đều quan trọng, các công ty sẽ mong muốn bạn có khả năng làm việc một mình hay phối hợp với đồng nghiệp tốt, bạn có thể trả lời là cách làm việc theo nhóm hay độc lập đều quan trọng, do đó để công việc hiệu quả cần có sự kết hợp cả hai.

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là người có khả năng làm việc theo nhóm và làm việc độc lập tốt, khả năng phối hợp, trao đổi với đồng nghiệp để giải quyết vấn đề, cho thấy bạn có khả năng tập trung cao độ, biết cách để tìm ra hướng xử lý công việc một mình.

Câu hỏi 23: Sếp của bạn sai, hay cần góp ý bạn sẽ làm gì?

Gợi ý:

Một số công ty đánh giá cao các nhân viên góp ý, xây dựng, sẵn sàng đưa ra ý kiến cá nhân về định hướng phát triển của công ty. Nếu sếp sai bạn sẽ làm gì??? Đây là câu hỏi phỏng vấn xin việc khá khó để trả lời. Trong trường hợp sếp sai, nếu nó liên quan tới vấn đề công việc bạn có thể trao đổi trực tiếp với sếp một cách thẳng thắn, người lãnh đạo sáng suốt sẽ biết cách sử dụng các thông tin có ích, tránh việc trao đổi, to tiếng trong cuộc họp hay khi sếp đang nóng giận.

Trong công ty thì sếp hay những người quản lý sẽ có những quyền quyết định về công việc và đương nhiên có thể sẽ có những sai sót, những nhân viên sẽ là người trực tiếp thực hiện theo kế hoạch, nếu bạn nhận thấy kế hoạch có vấn đề và cần thay đổi một vài chi tiết, hãy sẵn sàng đưa ra ý kiến đóng góp của mình và hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là người như thế, tích cực đóng góp, xây dựng vì mục tiêu chung.

Các câu hỏi khi phỏng vấn việc làm cũ

Câu hỏi 24: Tại sao bạn lại nghỉ việc ở công ty cũ?

Gợi ý:

Đừng để các nhà tuyển dụng đánh giá bạn không tốt với các câu hỏi phỏng vấn dạng này, một lời khuyên chân thành cho bạn đó là đừng bao giờ đưa ra những lý do khiến bạn nghỉ việc tại công ty cũ như: Nội quy quá khắt khe, xung đột với đồng nghiệp hay do bất bình với sếp. Với những câu trả lời như thế bạn có thể bị loại ngay từ vòng gửi xe .

Vây phải làm thế nào? Hãy trả lời câu hỏi phỏng vấn này bằng nhưng câu đại loại như: Định hướng phát triển của công ty cũ không còn phù hợp, bạn không được làm công việc như mong muốn (công việc bạn đang ứng tuyển), cơ hội để phát triển bản thân không cao, muốn tìm một môi trường làm việc mới năng động hơn, cơ hội phát triển và học hỏi cao hơn để có thể cống hiến lâu dài. Các công ty sẽ thấy bạn là người thực sự đang muốn tìm một môi trường mới tốt hơn, do đó đừng quên đưa thêm lý do là: Qua tìm hiểu tôi được biết công ty có định hướng phát triển tốt, môi trường làm việc và các chế độ phù hợp với những gì tôi mong muốn.

Câu hỏi 25: Điều gì ở đồng nghiệp khiến bạn khó chịu?

Gợi ý:

Kể ra các điểm xấu của đồng nghiệp cũ là một sai lầm lớn của bạn, nó cho thấy bạn là người hay để ý và rất nhỏ nhen, có thể gây ảnh hưởng tới công ty họ sau này, cách trả lời phỏng vấn khi gặp câu hỏi này là nên khôn khéo đưa ra các câu trả lời rằng bạn kết hợp khá ăn ý với các đồng nghiệp, cho thấy bạn là người hòa đồng có thể hợp tác với nhiều người khác nhau vì mục đích công việc.

Câu hỏi 26: Kể một chút về sếp cũ hay công ty cũ của bạn?

Gợi ý:

Một câu hỏi đánh vào tâm lý của bạn, đừng nên đưa ra các nhận xét tiêu cực về sếp cũ hay công ty cũ, dù có rất nhiều bất đồng quan điểm. Nhà tuyển dụng muốn biết liệu bán có đỗ lỗi hay đánh giá xấu sếp cũ, vì thế nên đừng bị mắc lừa. Hãy đưa ra những nhận xét tích cực về công ty hay sếp cũ, bạn cũng học hỏi được những bài học trong quá trình làm việc tại đây, rằng bạn đã được giúp đỡ và hướng dẫn nhiều trong thời gian đầu và bạn vẫn giữ liên lạc với họ một cách tích cực.

Một số câu hỏi khác

1. Bạn đã có bao nhiêu năm kinh nghiệm làm công việc này?

2. Bạn thích làm việc theo công đoạn hay muốn tự mình hoàn thiện một sản phẩm?

3. Đã khi nào bạn tranh cãi hay mâu thuẫn với một đồng nghiệp trong công ty hay chưa? Bạn đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

4. Nếu một công nhân khác mách bạn làm sai quy định nhưng sẽ giúp rút ngắn thời gian làm việc và tăng năng suất, thì bạn sẽ làm như thế nào?

5. Bạn đã từng làm công việc chân tay nào hay chưa? Nó giúp bạn rèn luyện những kỹ năng gì?

6. Giả sử trong quá trình làm việc bạn được giao cho sử dụng một thiết bị mới thì bạn sẽ làm quen với nó bằng cách nào?

7. Bạn đã khi nào giúp cấp trên phát hiện vấn đề trong sản phẩm nhờ những hiểu biết và kiến thức của mình hay chưa?

8. Bạn có vui vẻ chấp nhận nếu như bị chuyển sang một công đoạn hoàn toàn khác mà bạn chưa có kinh nghiệm hay không?

9. Bạn làm thế nào để thích ứng với những thay đổi trong môi trường làm việc?

10. Theo bạn, việc tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng máy móc có quan trọng hay không? Đã khi nào bạn bỏ qua những nguyên tắc này trong công việc hay chưa?

11. Bạn tính toán hiệu suất làm việc của mình bằng cách nào?

12. Nếu phải tăng ca thường xuyên thì bạn có muốn chúng tôi hỗ trợ gì hay không (tiền ăn tối, tiền làm tăng ca ngoài giờ,…).

Xem thêm:

13. Bạn có tự tin với những kiến thức và kinh nghiệm về nguyên liệu thô của mình? Nếu được giao kiểm tra chất lượng nguyên liệu đầu vào, bạn có làm được không? (Câu hỏi này thường xuất hiện trong các cuộc phỏng vấn việc làm trong các công ty chế biến lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng,…).

14. Bạn làm việc theo công đoạn và phải phụ thuộc rất nhiều vào người làm công đoạn trên. Nhưng nếu người đó cố tình gây khó dễ cho bạn thì bạn sẽ làm thế nào?

15. Bạn có thể tự khắc phục các sự cố máy móc trong quá trình làm việc hay không?

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *