Tội phạm là một hiện tượng xã hội và một trong những đặc điểm của tội phạm là tính nguy hiểm cho xã hội. Tính nguy hiểm cho xã hội thể hiện ở chỗ nó ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của xã hội. Vậy Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC hi vọng đem đến nhiều thông tin cụ thể và chi tiết đến Quý bạn đọc.

Đang xem: Tội phạm và cấu thành tội phạm

*

Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm. 

1. Cấu thành tội phạm là gì?

Tội phạm theo như quy định của Bộ luật hình sự hiện hành có giải thích đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm đến những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ và được quy định trong Bộ luật hình sự. Những hành vi có dấu hiệu tội phạm nhưng mức độ ảnh hưởng xã hội không đáng kể thì không được coi là tội phạm.

Cấu thành tội phạm là tổng thể các dấu hiệu pháp lý đặc trưng (khách quan và chủ quan) được quy định trong Luật Hình sự thể hiện một hành vi nguy hiểm cho xã hội cụ thể là tội phạm, tức là căn cứ vào các dấu hiệu đó một hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.

Đặc điểm cơ bản của cấu thành tội phạm đó là:

+ Cấu thành tội phạm phải có các dấu hiệu pháp lý khách quan và chủ quan có tính chất bắt buộc; các dấu hiệu này phải phản ánh đúng bản chất của tội phạm để có thể phân biệt tội phạm này với tội phạm khác. Ngoài các dấu hiêu bắt buộc thì cấu thành tội phạm còn có dấu hiệu riêng để phản ánh bản chất riêng của tội phạm cụ thể.

+ Các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự.

+ Phải tổng hợp đầy đủ các dấu hiệu pháp lý của cấu thành tội phạm mới khẳng định hành vi nguy hiểm cho xã hội bị pháp luật cấm.

2. Mối quan hệ giữa cấu thành tội phạm với tội phạm

Mặc dù mỗi tội phạm có thể có sự khác nhau về tính chất, mức độ xâm phạm vào các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Nhưng mỗi tội phạm cụ thể đều có những đặc trưng chung nhất mà bất kỳ tội phạm nào cũng phải có, đó là: Các yếu tố cấu thành tội phạm bao gồm: Khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủ thể của tội phạm và mặt chủ quan của tội phạm.

+ Khách thể của tội phạm: Là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ bị tội phạm xâm phạm gây nên thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại trong một chừng mực nhất định.

Xem thêm: Việc Làm Vsip Quảng Ngãi Tuyển Dụng Việc Làm Trong Tỉnh, Việc Làm Công Nhân Tại Quảng Ngãi

Bất kỳ hành vi phạm tội nào cũng đều gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho quan hệ xã hội nhất định được luật hình sự bảo vệ. Không gây thiệt hại hoặc hướng tới gây thiệt hại cho đối tượng là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì hành vi khách quan không có tính gây thiệt hại và do vậy cũng không có tội phạm.

+ Mặt khách quan của tội phạm: Là những biểu hiện bên ngoài của tội phạm, bao gồm hành vi nguy hiểm; hậu quả của hành vi nguy hiểm; mốỉ quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả; thời gian, không gian, hoàn cảnh, địa điểm, công cụ phương tiện, phương pháp, thủ đoạn khi thực hiện tội phạm…

Tội phạm cụ thể nào đều có những biểu hiện của mặt khách quan được thể hiện ra bên ngoài. Không cóbiểu hiện ra bên ngoài thì không có những yếu tố khác của tội phạm và do vậy cũng không có tội phạm.

+ Mặt chủ quan của tội phạm: Là những diễn biến tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ, mục đích của tội phạm. Trong đó, biểu hiện có tính cơ bản là lỗi của chủ thể. Chủ thể của tội phạm phải có lỗi khi thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại. Việc thực hiện hành vi khách quan có tính gây thiệt hại có thể do những động cơ khác nhau thúc đẩy và nhằm những mục đích nhất định.

+ Chủ thể của tội phạm: Là con người cụ thể khi thực hiện tội phạm bao gồm dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và độ tuổi mà luật hình sự quy định. Ngoài ra, ở những tội nhất định, còn đòi hỏi chủ thể phải có các dấu hiệu khác, thể hiện những đặc điểm nhất định của chủ thể vì chỉ khi có đặc điểm này chủ thể mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội. Bất cứ tội phạm cụ thể nào cũng phải có chủ thể. Không có chủ thể của tội phạm thì không có tội phạm. Ngoài chủ thể của tội phạm là cá nhân, Bộ luật hình sự năm 2015 còn quy định chủ thể của tội phạm là pháp nhân thương mại.

– Quan hệ giữa một loại tội phạm cụ thể và cấu thành tội phạm là quan hệ giữa hiện tượng và khái niệm. Tội phạm là hiện tượng xã hội cụ thể tồn tại khách quan, còn cấu thành tội phạm là khái niệm pháp lý của hiệntượng đó. Ví dụ: Tội phạm giết người là hiện tượng tồn tại trong xã hội còn cấu thành tội phạm giết người là do luật xác định.

3. Các câu hỏi liên quan thường gặp

3.1 Cấu thành tội phạm hình thức là gì?

Cấu thành tội phạm hình thức là cấu thành tội phạm có duy nhất một yếu tố bắt buộc về mặt khách quan của tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội.

3.2 Cấu thành tội phạm vật chất là gì?

Cấu thành tội phạm vật chất là cấu thành tội phạm mà trong đó có các dấu hiệu thuộc mặt khách quan của tội phạm là hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra. Để xác định hậu quả thiệt hại do hành vi gây ra cần phải chứng minh giữa hành vi khách quan và hậu quả thiệt hại có quan hệ nhân quả với nhau.

Trên đây là bài viết mà chúng tôi cung cấp đến Quý bạn đọc về Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm.

Xem thêm: Cách Sử Dụng Đá Khô – Trên Quạt Điều Hòa Đúng Cách, Hiệu Quả

 Trong quá trình tìm hiểu và nghiên cứu, nếu như quý bạn đọc còn thắc mắc hay quan tâm đến Mối quan hệ giữa tội phạm và cấu thành tội phạm, quý bạn đọc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *