Bài viết giới thiệu về Luật thương mại năm 1997 và Luật thương mại 2005 số 36/2005/QH11. Trong đó có giới thiệu toàn văn và liên kết tải về Luật thương mại mới nhất 2022.

Đang xem: Luật thương mại quốc tế mới nhất

Tham khảo các Luật thương mại cũ hơn (Đã hết hiệu lực thi hành):

Luật thương mại năm 2005 hiện là Luật thương mại mới nhất 2022 đang có giá trị hiệu lực. Luật thương mại 2005 điều chỉnh mọi hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

*

Luật sư tư vấn pháp luật thương mại qua tổng đài: 1900.6568

* Tính ưu việt của mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa.

Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó các bên thỏa thuận thực hiện việc mua bán một lượng nhất định của một loại hàng hóa nhất định qua Sở giao dịch hàng hoá theo những tiêu chuẩn của Sở giao dịch hàng hoá với giá được thỏa thuận tại thời điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai.

Sở giao dịch hàng hóa là nơi giao dịch mua bán hàng hóa thật trên cơ sở duy trì các giao dịch có giao hàng và là nơi để bảo hiểm rủi ro. Việc mua bán qua sở giao dịch hàng hóa giúp các nhà đầu tư có điều kiện dễ dàng và thuận lợi để lựa chọn đối tác của mình.

* So sánh điều kiện áp dụng thói quen trong thương mại và tập quán thương mại

Tập quán thương mại quốc tế, trước tiên là những thói quen thương mại được công nhận rộng rãi. Những thói quen thương mại sẽ được công nhận và trở thành tập quán thương mại khi thỏa mãn 3 yêu cầu sau:

– Là một thói quen phổ biến, được nhiều nước áp dụng và áp dụng thường xuyên;

– Về từng vấn đề và ở từng địa phương, đó là thói quen duy nhất;

– Là một thói quen có nội dung rõ ràng mà người ta có thể dựa vào đó để xác định quyền và nghĩa vụ đối với nhau.

Thói quen thương mại là những quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng được hình thành và lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài giữa các bên, được các bên mặc nhiên thừa nhận để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thương mại.

Luật thương mại 2005 có quy định:

“Điều 12. Nguyên tắc áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại được thiết lập giữa các bên

Trừ trường hợp có thoả thuận khác, các bên được coi là mặc nhiên áp dụng thói quen trong hoạt động thương mại đã được thiết lập giữa các bên đó mà các bên đã biết hoặc phải biết nhưng không được trái với quy định của pháp luật.

Xem thêm:

Điều 13. Nguyên tắc áp dụng tập quán trong hoạt động thương mại

Trường hợp pháp luật không có quy định, các bên không có thoả thuận và không có thói quen đã được thiết lập giữa các bên thì áp dụng tập quán thương mại nhưng không được trái với những nguyên tắc quy định trong Luật này và trong Bộ luật Dân sự.”

* So sánh hợp đồng mua bán hàng hóa và hợp đồng cung ứng dịch vụ 

– Chủ thể: Chủ thể của hợp đồng cung ứng là bên cung ứng dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ (khách hàng); hai bên này có thể là cá nhân, tổ chức. Ví dụ, bên cung ứng dịch vụ có thể là một công ty viễn thông cho khách hàng là cá nhân. Cũng như có trường hợp bên cung ứng dịch vụ là một cá nhân (chuyên gia pháp lý) cung ứng dịch vụ tư vấn pháp lý cho một tổ chức (công ty, doanh nghiệp). 

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa bắt buộc phải có một bên là thương nhân. Điều này có nghĩa là một bên chủ thể là thương nhân, bên còn lại có thể là thương nhân cũng có thể không phải là thương nhân.

– Đối tượng: Đối tượng của hợp đồng cung ứng dịch vụ là một loại hình dịch vụ nào đó: tính chất của hợp đồng sẽ tùy thuộc vào loại hình dịch vụ. Đó có thể là những dịch vụ đơn giản (dịch vụ gửi giữ tài sản, dịch vụ photocopy, dịch vụ dịch thuật…) hay những dịch vụ phức tạp hơn (dịch vụ tư vấn, dịch vụ quảng cáo, dịch vụ chuyên chở, dịch vụ ngân hàng…).

Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa. Đối tượng của hợp đồng mua bán chỉ là động sản và những vật gắn liền với đất đai. Đối tượng hàng hóa trong thương mại hẹp hơn đối tượng tài sản được phép giao dịch trong dân sự.

– Nội dung: Nội dung của hợp đồng cung ứng dịch vụ là quyền và nghĩa vụ của hai bên, trong đó bên cung ứng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thực hiện dịch vụ cho bên kia, còn bên sử dụng dịch vụ có nghĩa vụ chủ yếu là thanh toán phí sử dụng dịch vụ (phí dịch vụ).

Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nội dung của HĐ mua bán hàng hóa là các điều khoản do các bên thỏa thuận, thể hiện quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa. Ta có thể thấy rằng, một hợp đồng mua bán hàng hóa thông thường phải chứa đựng sự thỏa thuận về đối tượng, chất lượng, giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn và địa điểm nhận giao hàng. Trong quan hệ mua bán hàng hóa, các bên không chỉ bị ràng buộc bởi những điều khoản đã thỏa thuận với nhau mà còn chịu sự ràng buộc bởi những quy định của pháp luật, tức là những điều khoản pháp luật có quy định nhưng các bên không thỏa thuận trong hợp đồng.

– Hình thức: Hình thức của hợp đồng cung ứng dịch vụ có thể bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Theo quy định của pháp luật Việt Nam, một số loại hợp đồng cung ứng dịch vụ sau đây phải được lập dưới hình thức văn bản hay một hình thức pháp lý tương đương: hợp đồng dịch vụ khuyến mại, hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại, hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hợp đồng đại diện cho thương nhân, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa, hợp đồng đại lý thương mại, hợp đồng gia công, hợp đồng xây dựng, hợp đồng vận chuyển theo chuyến bằng đường biển, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo hiểm… Có thể thấy, với đa số hợp đồng cung ứng dịch vụ, pháp luật Việt Nam đều yêu cầu hợp đồng được lập dưới hình thức văn bản (trong khi các hợp đồng mua bán hàng hóa nói chung thì không có yêu cầu này). Điều này cho thấy tính chất phức tạp của hợp đồng cung ứng dịch vụ với hợp đồng mua bán hàng hóa.

Xem thêm:

Hợp đồng mua bán hàng hóa có thể được thể hiện dưới hình thức lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể của các bên giao kết. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật bắt buộc các bên phải giao kết hợp đồng dưới hình thức văn bản, ví dụ như hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế- phải được thể hiện dưới hình thức văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương như điện báo, telex, fax hay thông điệp dữ liệu…

– Tính chất pháp lí: Cả hai loại hợp đồng này đều là hợp đồng song vụ có tính bồi hoàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *