Người chịu trách nhiệm quản lý các cơ sở hay chi nhánh phân phối của các doanh nghiệp là cửa hàng trưởng. Đây là vị trí rất quan trọng để đảm bảo sự vận hành và quản lý doanh thu của cửa hàng đạt chỉ tiêu đề ra. Vậy nhiệm vụ chính của cửa hàng trưởng là gì? Cùng xem chi tiết bản mô tả công việc cửa hàng trưởng dưới đây!

1. Công việc cửa hàng trưởng là gì?

Cửa hàng trưởng là người quản lý trực tiếp toàn bộ nhân viên đồng thời có trách nhiệm đào tạo nâng cao trình độ và tuyển dụng những ứng viên mới tiềm năng cho các vị trí trong cửa hàng. Khi một chi nhánh hoặc cơ sở mới của doanh nghiệp được thành lập thì phải có người quản lý như cửa hàng trưởng, họ có thể là những nhân viên xuất sắc được đề cử. Để hỗ trợ công việc của cửa hàng trưởng thì còn có cấp dưới thuộc bộ phận quản lý khác như cửa hàng phó, giám sát viên, quản lý bộ phận,…

Đang xem: Cửa hàng trưởng là gì

*

Công việc cửa hàng trưởng là gì?

Nhiệm vụ của cửa hàng trưởng chính là đào tạo nhân viên nắm được tác phong làm việc chuyên nghiệp, văn hóa doanh nghiệp, khi cần thiết thì phải tuyển dụng thêm để đảm bảo sự vận hành của cửa hàng nhằm mục đích hoàn thành xuất sắc chỉ tiêu đề ra. Cửa hàng trường không cần phải thường xuyên có mặt tại cửa hàng có thể đến kiểm tra định kỳ hoặc đến hướng dẫn nhân viên trực tiếp. Vai trò của cửa hàng trưởng rất quan trọng vì họ là người đưa những quyết định liên quan đến công việc nội bộ cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của nhân viên.

Đây là vị trí không thể thiếu trong mỗi cửa hàng vì cửa hàng trưởng sẽ là người dẫn dắt cửa hàng để đạt chỉ tiêu doanh số theo tuần, tháng, quý, năm dựa theo kế hoạch mà doanh nghiệp đề ra. Để hoàn thành mục tiêu thì cửa hàng trưởng phải lập các kế hoạch bán hàng chi tiết cùng các chương trình thúc đẩy doanh thu và nhân viên phấn đấu. Trong trường hợp, có bất kỳ vấn đề ảnh hưởng tới cửa hàng như thiếu mặt hàng hay nhân viên không đáp ứng được chất lượng thì cửa hàng trưởng phải đứng ra giải quyết các vấn đề nội bộ.

Chịu trách nhiệm phụ trách các hoạt động kinh doanh của các chi nhánh, cơ sở bán lẻ nên cửa hàng trưởng phải theo dõi và kiểm tra tất cả những vấn đề liên quan như xuất nhập hàng hóa, quản lý doanh thu, chất lượng nhân viên, giải quyết khiếu nại của khách hàng,.. Nhân viên làm trong cửa hàng phải luôn cập nhật những thông tin về hoạt động kinh doanh bằng cách báo cáo cho chủ cửa hàng hàng ngày để không chỉ họ mà ban quản lý, lãnh đạo của công ty nắm được tình hình cửa hàng.

*

Quản lý hoạt động kinh doanh của cửa hàng

2. Bản mô tả chi tiết công việc cửa hàng trưởng

Tùy vào mục đích kinh doanh và sản phẩm doanh nghiệp bày bán trên thị trường thì cửa hàng trưởng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Mỗi lĩnh vực lại có những yêu cầu riêng về doanh thu, chất lượng nhân viên mà cửa hàng trưởng phải phụ trách. Tuy nhiên, cửa hàng trưởng vẫn sẽ có những nhiệm vụ chung như sau:

– Cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm tuyển dụng nhân viên khi cần thiết, tham gia vào việc đào tạo nâng cao chất lượng nhân viên đồng thời giám sát tiến độ và thực hành công việc của họ.

– Thúc đẩy sự phát triển của nhân viên bằng những đãi ngộ hoặc cơ hội để họ có thể phát huy năng lực và cống hiến cho cửa hàng.

– Quản lý mọi vấn đề thu chi trong cửa hàng như xuất – nhập hàng hóa, lương nhân viên, khoản chi phát sinh, doanh thu cửa hàng,… để lập báo cáo chi tiết về ngân sách cần thiết lên cấp trên khi cần phụ cấp cần thiết.

– Tổ chức những chương trình khuyến mãi, tri ân khách hàng, kế hoạch quảng bá thương hiệu thúc đẩy doanh thu và tiếp cận với người tiêu dùng.

*

Mô tả chi tiết công việc của cửa hàng trưởng

– Khi khách hàng có phản ánh hay khiếu nại về chất lượng sản phẩm hay nhân viên thì cửa hàng trưởng phải đứng ra giải quyết.

– Cửa hàng trưởng sẽ có trách nhiệm quyết định giá sản phẩm bày bán phù hợp với thị trường và kiểm soát lượng hàng tồn kho đưa ra phương án giải quyết, thanh lý hàng hóa khi cần thiết.

– Dựa vào chỉ tiêu ban đầu do tổng công ty yêu cầu mà cửa hàng trưởng phải có kế hoạch đẩy mạnh hoạt động kinh doanh đảm bảo mục tiêu doanh số.

– Quản lý và kiểm soát những vấn đề trong cửa hàng liên quan đến việc lưu trữ hàng hóa trong kho và khu vực dùng để trưng bày sản phẩm đều phải đạt chất lượng có tính khoa học.

– Cửa hàng trưởng phải phân công nhiệm vụ công việc cho từng nhân viên phù hợp với năng lực và vị trí được đào tạo để nâng cao hiệu suất bán hàng.

Xem thêm: Tuyển Thợ Hàn Mới Nhất 2022, Tìm Việc Làm Tuyển Thợ Hàn Ống, Việc Làm Tuyển Thợ Hàn Ống

– Trong trường hợp cửa hàng thiếu sản hoặc hết sản phẩm bày bán thì cửa hàng trưởng phải có trách nhiệm đặt hàng và trực tiếp nhận hàng kiểm tra sản phẩm được giao có vấn đề gì hay không đồng thời xác nhận sự thay đổi về giá cả mặt hàng.

– Khi có bất kỳ vấn đề phát sinh liên quan đến cửa hàng thì cửa hàng trưởng phải đứng ra xử lý.

*

Giải quyết những vấn đề liên quan đến cửa hàng

3. Những yêu cầu cơ bản đối với cửa hàng trưởng

Đối với công việc cửa hàng trưởng các doanh nghiệp không chú trọng nhiều vào trình độ học vấn mà quan tâm đến kinh nghiệm làm việc của họ. Tuy nhiên nếu như có kiến thức về quản lý nhân sự và quản trị kinh doanh thì cũng là một lợi thế.

Để ứng tuyển vào vị trí cửa hàng trưởng thì phải có kinh nghiệm trong vị trí tương đương từ 1 – 2 năm hoặc có những thành tựu đáng kể khi hoạt động kinh doanh. Ứng viên phải thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được sự tiềm năng của mình qua kỹ năng nghiệp vụ đã tích lũy được từ các công việc trước.

*

Ưu tiên những người có kinh nghiệm làm việc trong vị trí tương đương

Dựa trên bản mô tả công việc chi tiết nêu trên thì bạn phải đáp ứng được những yêu cầu tối thiểu của vị trí cửa hàng trưởng và phải thông qua quy trình tuyển chọn gắt gao để nhà tuyển dụng thấy được bạn phù hợp và hoàn toàn sẵn sàng đảm nhiệm trọng trách lớn, có thể hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao. Một số kỹ năng nghiệp vụ quan trọng nhất mà các ứng viên cần đáp ứng khi ứng tuyển vị trí cửa hàng trưởng đó là:

– Khả năng quản lý chi tiêu và tính toán nhanh nhạy: mọi vấn đề liên quan đến thu chi trong cửa hàng đều phải thông qua sự kiểm duyệt của cửa hàng trường, họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý nguồn ngân sách và sử dụng cho các hoạt động kinh doanh sao cho hợp lý nhất vậy nên kỹ năng này cực kỳ cần thiết.

– Khả năng sắp xếp và quản lý thời gian: khối lượng công việc của cửa hàng trưởng khá nhiều, họ không chỉ phải hoàn thành nhiệm vụ của mình phải kiểm soát tình hình của cửa hàng như xếp lịch làm cho nhân viên, phân công nhiệm vụ, báo cáo tình hình với cấp trên, giải quyết khiếu nại,… nên phải biết sắp xếp thời gian làm việc hiệu quả để không ảnh hưởng đến tiến độ công việc.

– Khả năng lãnh đạo: đây là yếu tố không thể thiếu đối với những vị trí cấp lãnh đạo như cửa hàng trưởng, nghĩa là họ phải có tinh thần trách nhiệm cao đứng ra giải quyết những vấn đề tồn tại trong cửa hàng, thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ của nhân viên, nâng cao doanh thu, quảng bá thương hiệu,…

– Khả năng quan sát tốt và phân tích tình hình: cửa hàng trưởng luôn phải để ý và giám sát những hoạt động diễn ra trong cửa hàng từ nhân viên tới khách hàng để đưa ra những phương án giải quyết kịp thời, phân tích tình hình hoạt động hoặc thị trường tiêu dùng để có kế hoạch chiến lược bán hàng hợp lý.

*

Đáp ứng yêu cầu về những kỹ năng nghiệp vụ cần thiết

– Khả năng quyết đoán: cửa hàng trưởng chịu trách nhiệm đưa ra những quyết định cuối cùng cho sự thay đổi cần thiết trong cửa hàng nên phải có sự quyết đoán và định hướng cụ thể cho nhân viên thực hiện mang lại lợi ích cho cả đôi bên.

– Kỹ năng chăm sóc khách hàng tốt: đối với nghề dịch vụ thì đây là yếu tố tiên quyết mà bắt buộc nhân viên lẫn quản lý phải nắm được vì họ là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Đặc biệt là cửa hàng trưởng khi khách hàng có yêu cầu hoặc thắc mắc về sản phẩm hay nhân viên thì sẽ có nghĩa vụ giải đáp để không ảnh hưởng đến danh tiếng của cửa hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng càng tốt thì càng tạo hiệu ứng giúp doanh nghiệp phát triển.

– Kỹ năng xử lý vấn đề: cửa hàng trường sẽ là người đứng ra giải quyết những khiếu nại, phản ánh từ khách hàng nên cần phải có kỹ năng xử lý vấn đề tinh tế , khéo léo để không gây phật lòng họ ảnh hưởng xấu đến cửa hàng và doanh thu.

Xem thêm:

Cửa hàng trường cần có tinh thần trách nhiệm công việc cao khi quản lý toàn bộ hệ thống cửa hàng cùng với sự quyết đoán, nhanh nhạy, tinh tế và khéo léo trong việc đối nhân xử thế với nhân viên hay khách hàng hướng tới lợi ích chung của doanh nghiệp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *