Cách tính tuổi vào lớp 1 theo luật và quy định mới nhất như thế nào? Có những trường hợp ngoại lệ nào và được chọn trường ở đâu? Tất cả những thông tin này sẽ được chia sẻ qua bài viết ngay sau đây. Mẹ hãy cùng theo dõi và cập nhật nhé!

Cách tính tuổi bé vào lớp 1 theo quy định mới nhấtHọc sinh vào lớp 1 được chọn trường ở đâu theo quy định?Quy định luật về trường hợp rút ngắn, học vượt lớpChuẩn bị tâm lý cho bé vào lớp 1

Cách tính tuổi vào lớp 1 theo quy định mới nhất

*

Bé 6 tuổi sẽ đi học lớp 1

Nhiều phụ huynh có con sắp vào tiểu học sẽ thắc mắc bé học lớp 1 mấy tuổi là đúng quy định? Độ tuổi vào lớp 1 được quy định tại Điều 33, điều lệ trường tiểu học. Điều lệ được ban hành kèm thông tư 28/2020/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Độ tuổi của học sinh vào lớp 1 theo quy định hiện hành là 6 tuổi. Cách tính tuổi cho trẻ vào lớp 1 này được tính theo năm.Số tuổi của học sinh vào lớp 1 có thể cao hơn so với quy định. Tuy nhiên không quá 3 tuổi đối với một số trường hợp ngoại lệ. Trường hợp này được áp dụng đối với trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực, trí tuệ. Trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ ở vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn. Trẻ em ở nước ngoài về, con em người nước ngoài học tập và làm việc tại Việt Nam.Trường hợp trẻ vào lớp 1 vượt quá 3 tuổi so với luật hiện hành sẽ được quyết định bởi trưởng phòng giáo dục và đào tạo.

Đang xem: Cách tính tuổi vào lớp 1

Bạn có thể chưa biết:

Công thức tính tuổi trẻ vào lớp 1 theo quy định luật hiện hành

*

Công thức tính tuổi bé vào lớp 1

Như đã đề cập, theo quy định của luật hiện hành, độ tuổi trẻ vào lớp 1 là 6 và được tính theo năm. Chỉ với một số trường hợp đặc biệt mới có thể học muộn hơn, nhưng không quá 3 tuổi.

Theo đó, cách tính tuổi vào lớp 1 cho trẻ sẽ dựa vào công thức sau đây:

Năm sinh của trẻ + 6 = năm vào học lớp 1.

Học sinh vào lớp 1 được chọn trường ở đâu theo quy định?

Quy định về việc chọn trường

Ngoài cách tính tuổi vào lớp 1, việc chọn trường ở đâu cho trẻ cũng là điều khiến nhiều phụ huynh quan tâm. Vấn đề này được quy định tại Điều 35, điều lệ trường tiểu học như sau:

Trẻ có quyền được giáo dục và học tập ở trường, lớp thực hiện chương trình giáo dục tiểu học trên địa bàn cư trú để phát triển toàn diện, phát huy tiềm năng một cách tốt nhất.Bé được chọn trường hoặc chuyển đến học trường khác ngoài khu vực sinh sống trong trường hợp trường đó có khả năng tiếp nhận.Những trẻ trong độ tuổi tiểu học từ nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập và làm việc tại Việt Nam, trẻ có hoàn cảnh khó khăn chưa được đi học… Những trường hợp này sẽ được hiệu trưởng tổ chức khảo sát trình độ để xếp vào lớp phù hợp khi có nguyện vọng đến trường đó để học.Trẻ khuyết tật có quyền được học hòa nhập ở một trường tiểu học và được đảm bảo các điều kiện để học tập, rèn luyện. Trẻ cũng được học và đánh giá theo kế hoạch giáo dục cá nhân của học sinh.

*

Bố mẹ chuẩn bị cho bé vào lớp 1

Bạn có thể chưa biết:

Chọn trường cho con ở các thành phố lớn

Theo như quy định ở trên, trẻ em đến tuổi vào học lớp 1 được lựa chọn học tại một trường trên địa bàn cư trú. Nơi trẻ sinh sống, có thường trú hoặc tạm trú. Tuy nhiên, ở các thành phố lớn, do dân số quá đông và khả năng tiếp nhận của trường có hạn nên trường hợp có sổ tạm trú KT3 không chắc sẽ giúp trẻ có một “suất” học tại trường tiểu học công lập.

Bên cạnh đó, học sinh tiểu học có thể đăng ký học hoặc chuyển đến trường ngoài địa bàn cư trú. Điều này có thể thực hiện được hay không sẽ tùy thuộc vào khả năng tiếp nhận của nhà trường.

Quy định luật về trường hợp học sinh tiểu học được rút ngắn, học vượt lớp

Trường hợp học sinh tiểu học được học vượt lớp, rút ngắn thời gian học tập được quy định tại Điều 35, điều lệ trường tiểu học. Quy định cụ thể như sau:

Học sinh có thể học vượt lớp trong phạm vi cấp học khi có thể lực tốt, phát triển sớm về trí tuệ. Theo đó, phụ huynh có thể yêu cầu nhà trường xem xét, đánh giá để học vượt lớp, rút ngắn thời gian thực hiện chương trình học tập trong phạm vi tiểu học.Học sinh có quyền rút ngắn thời gian thực hiện chương trình học tập, học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định, học lưu ban, học kéo dài thời gian.

Xem thêm: Nghị Luận Xã Hội Về Sự Thành Công Trong Cuộc Sống Và Công Việc

Chuẩn bị tâm lý cho bé vào lớp 1

Bé vào lớp 1 cần chuẩn bị những gì? Tâm lý chính là yếu tố cực kỳ quan trọng đối với các bé sắp vào lớp 1. Đây là nền tảng cho chặng đường ngồi trên ghế nhà trường của con. Việc thay đổi môi trường từ mẫu giáo lên lớp 1 có khá nhiều khác biệt, không phải bé nào cũng có thể vượt qua suôn sẻ.

Một số khác biệt chính là thời gian học gò bó hơn, phải tuân thủ kỷ luật nhiều hơn, các cô sẽ không chăm sóc con kỹ lưỡng như hồi mẫu giáo.Cha mẹ cần chuẩn bị tâm lý thật tốt cho bé: hãy cho bé đi cùng mua đồ dùng học tập, thử đồng phục mới, chở con đến trường mới… để khơi gợi sự hứng thú và háo hức đến trường.Quan trọng, ba mẹ đừng hù dọa bé về những điều tiêu cực khi con chuẩn bị đi học lớp 1 vì nó sẽ phản tác dụng, làm cho con sợ hãi và rụt rè khi gặp bạn bè và thầy cô mới.

Trên đây là thông tin chia sẻ về cách tính tuổi vào lớp 1 theo quy định luật mới nhất hiện nay. Hy vọng những điều này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình trong việc tính tuổi và chọn trường cho con vào lớp 1. Bạn hãy giúp con chuẩn bị thật chu đáo để bé có được những trải nghiệm tuyệt vời trong lần đầu đi học nhé!

Có nên dạy con viết chữ trước khi vào lớp 1 hay không?Dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm cực nhanh theo cách của người NhậtLớp 1 – Làm sao giúp con ổn định & tập trung trong lớp?Vào ngayFanpage của the Asianparent Vietnamđể cùng thảo luận và cập nhật thông tin cùng các cha mẹ khác!

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Điều 33 Điều lệ trường tiểu học ban hành kèm Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về tuổi của học sinh tiểu học như sau:

Tuổi của học sinh vào học lớp một là 06 tuổi và được tính theo năm. Trẻ em khuyết tật, kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, trẻ em ở những vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, trẻ em người dân tộc thiểu số, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em ở nước ngoài về nước, con em người nước ngoài học tập, làm việc ở Việt Nam có thể vào học lớp một ở độ tuổi cao hơn so với quy định nhưng không quá 03 tuổi.

Trường hợp trẻ em vào học lớp một vượt quá 03 tuổi so với quy định sẽ do trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định.

Học sinh tiểu học học ở độ tuổi cao hơn tuổi quy định trong trường hợp học sinh học lưu ban, học sinh ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh là người dân tộc thiểu số, học sinh là người khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực hoặc trí tuệ, học sinh mồ côi không nơi nương tựa, học sinh ở nước ngoài về nước và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, thông thường, trẻ em 6 tuổi sẽ được học lớp 1 và được tính theo năm. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt thì có thể học muộn hơn.

Xem thêm: Cách Chia Ổ Khi Cài Win 10 Khi Cài Win Không Mất Dữ Liệu, Vấn Đề Chia Ổ Sau Khi Đã Cài Win

Công thức để tính năm vào lớp 1 sẽ là: Năm sinh của bé + 6 = Năm vào học lớp 1.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *