1. GIỚI THIỆU

Ở bài viết trước, trên blog tvcc.edu.vn mình đã giới thiệu đến bạn cách cài đặt nhiều bản Windows và bản phân phối Linux (cụ thể là Ubuntu 19.10 64bit) lên một máy tính, còn ở bài viết này mình sẽ hướng dẫn cách gỡ bỏ bản phân phối Linux này ra khỏi máy tính một cách an toàn nhất.

Đang xem: Xóa Ubuntu Song Song Win 10 Uefi Sạch Sẽ

Có thể vì một lý do nào đó, như sau khi cài đặt và sử dụng Ubuntu song song với Windows, bạn cảm thấy chưa đã lắm, bây giờ bạn muốn gỡ bỏ Ubuntu để cài đặt và sử dụng các bản phân phối Linux phổ biến khác là Deepin hoặc ZorinOS.

Về bài viết trước, máy tính mình cài đặt nhiều hệ điều hành Windows và Linux trên một máy tính ở chuẩn UEFI phổ biến hiện nay, cụ thể gồm có Windows 7 Ultimate SP1 64bit, Windows 10 Pro phiên bản 1903 64bit, và Ubuntu 19.10 64bit. Thứ tự cài đặt lần lượt là Windows 7 lên phân vùng primary 1, Windows 10 lên phân vùng primary 2, và Ubuntu 19.10 lên phân vùng primary 3. Khi cài đặt xong Windows 7 rồi khởi động lại máy tính thì bootloader của Windows không xuất hiện (vì bootloader chỉ xuất hiện khi có từ 2 hệ điều hành song song trở lên), tiếp theo khi cài đặt xong Windows 10 thì bootloader của Windows xuất hiện (có tên là Windows Boot Manager) với boot menu gồm có Windows 10 và Windows 7, còn khi cài đặt xong Ubuntu 19.10 thì bootloader của Ubuntu xuất hiện (có tên là GNU Grub version 2.04) với boot menu gồm có Ubuntu, Windows Boot Manager.

Sau khi cài đặt xong Ubuntu lên máy tính đã có sẵn các hệ điều hành Windows, có 2 vấn đề chúng ta cần giải quyết trong việc gỡ bỏ Ubuntu là, gỡ bỏ Ubuntu ra khỏi phân vùng primary 3, và gỡ bỏ bootloader của Ubuntu ra khỏi menu Boot Options.

Mời bạn cùng khám phá.

 

 2. CÁCH GỠ BỎ BẢN PHÂN PHỐI LINUX TRONG HỆ THỐNG MULTI OS GỒM WINDOWS VÀ LINUX

 

Các công việc cần chuẩn bị:

Hoặc cần 1 máy tính có 2 hệ điều hành chạy song song là Windows 10 Pro phiên bản 1903 64bit, và Ubuntu 19.10. Mời tham khảo tại đây.

 

Cách làm

 

Phần 1 – Gỡ bỏ Ubuntu 19.10 64bit ra khỏi phân vùng primary 3

 

B1: Sao lưu dữ liệu trên hệ thống Ubuntu trước khi gỡ bỏ. Mở máy tính lên (nếu chưa mở) hoặc khởi động lại máy tính (nếu đã mở), nhấn phím để kích hoạt menu Boot Options (với máy HP nhấn F9, máy Dell nhấn F12…), từ menu Boot Options, chọn bootloader ubuntu để vào Ubuntu 19.10 64bit.

*

 

B2: Từ màn hình chính Ubuntu 19.10, dùng trình quản lý Files ở thanh công cụ bên trái, lưu lại những dữ liệu quan trọng khi làm việc trên Ubuntu, đảm bảo rằng mọi thứ đã được sao lưu trước khi gỡ bỏ hệ điều hành Ubuntu ra khỏi máy tính.

*
*
*

 

B3: Gỡ bỏ Ubuntu 19.10 ra khỏi máy tính. Mở máy tính lên (nếu chưa mở) hoặc khởi động lại máy tính (nếu đã mở), nhấn phím để kích hoạt menu Boot Options (với máy HP nhấn F9, máy Dell nhấn F12…), từ menu Boot Options, chọn bootloader Windows Boot Manager để vào Windows 10 hoặc bootloader ubuntu rồi vào Windows 10 cũng được.

*
*

 

B4: Từ màn hình chính Windows 10 Pro phiên bản 1903 64bit, nhắp chuột phải vào menu Start (hoặc nhấn cặp phím Windows + X), nhắp chọn mục Disk Management, xuất hiện cửa sổ Disk Management. Từ cửa sổ này, quan sát thấy có tất cả 7 phân vùng (2 phân vùng đầu tiên là Windows 7, phân vùng tiếp theo là Windows 10, 3 phân vùng tiếp theo là Ubuntu 19.10, và 1 phân vùng cuối cùng là ổ đĩa DATA để lưu dữ liệu của mình), từ đây cũng thấy là các phân vùng của Ubuntu thì cột File System không có ghi chữ NTFS (ngoại trừ phân vùng đầu tiên 100MB của Windows) là các phân vùng Disk 0 partition 5 (là phân vùng /root), Disk 0 partition 7 (là phân vùng swap), và Disk 0 partition 8 (là phân vùng /home). Vậy để gỡ bỏ Ubuntu ra khỏi đĩa cứng, chúng ta sẽ xóa các phân vùng 5-7-8. Mời xem bước tiếp theo.

*
*

 

B5: Từ cửa sổ Disk Management, để xóa một phân vùng, chỉ việc nhắp chuột phải vào phân vùng cần xóa, nhắp chọn mục Delete Volume…, xuất hiện cửa sổ Disk Management yêu cầu xác nhận việc xóa, nếu đã chắc chắn thì nhắp nút Yes để xóa. Và phân vùng vừa xóa được đưa về dạng Unallocated.

 

– Xóa phân vùng Disk 0 partition 5 (là phân vùng /root có dung lượng 23.28GB)

*
*
*

 

– Xóa phân vùng Disk 0 partition 7 (là phân vùng swap có dung lượng 11.44GB)

*
*
*

 

– Xóa phân vùng Disk 0 partition 8 (là phân vùng /home có dung lượng 27.60GB)

*
*
*

 

B6: Tạo ổ đĩa dự trữ từ phân vùng Unallocated (Bonus – Bạn có thể bỏ qua bước này). Vậy là sau khi gỡ bỏ Ubuntu ra khỏi đĩa cứng, chúng ta được một phân vùng Unallocated với dung lượng 62.33GB. Để tạo ổ đĩa dự trữ từ phân vùng Unallocated này, nhắp chuột phải vào phân vùng Unallocated, nhắp chọn mục New Simple Volume…, xuất hiện cửa sổ New Simple Volume Wizard – Welcome to the New Simple Volume Wizard, nhắp nút Next để tiếp tục, xuất hiện tiếp cửa sổ New Simple Volume Wizard – Specify Volume Size, nhập dung lượng cho ổ đĩa dự trữ này ở ô Simple volume size in MB, mình để mặc định dùng hết là 63826MB rồi nhắp nút Next để tiếp tục, xuất hiện tiếp cửa sổ New Simple Volume Wizard – Assign Drive Letter or Path, để ổ đĩa mặc định là tùy chọn Assign the following drive letter E:, rồi nhắp nút Next để tiếp tục.

*
*
*
*

 

B7: Tiếp theo bước 6, xuất hiện hộp thoại New Simple Volume Wizard – Format Partition. Từ cửa sổ này, chọn các mục như sau.

Xem thêm: Làm Gì Khi Không Vào Được Zalo Bị Lỗi Không Vào Được Zalo Trên Máy Tính?

Tùy chọn Format this volume with the following settings, để mặc định chọn tùy chọn này.

Mục File system: để mặc định là NTFS, để lưu file có dung lượng lớn hơn 4GB.

Mục Allocation unit size: để mặc định là Default.

Mục Volume label: mặc định là New Volume, đặt lại là Du tru.

Tùy chọn Perform a quick format, để mặc định chọn tùy chọn này.

 

*

 

Sau khi thiết lập xong các mục trên, nhắp nút Next, xuất hiện cửa sổ New Simple Volume Wizard – Completing the New Simple Volume Wizard, nhắp nút Finish để hoàn tất. Và cuối cùng một ổ đĩa Dự trữ được tạo ra với dung lượng 62.33GB.

*
*
*

 

 

Phần 2 – Xóa bootloader ubuntu ra khỏi menu Boot Options

 

B1: Từ màn hính chính Windows 10, ở ô Search bên cạnh nút Start, nhập vào chữ cmd, lập tức xuất hiện kết quả tìm kiếm là Command Prompt, nhắp chuột phải vào mục Command Prompt, nhắp chọn mục Run as administrator để chạy cửa sổ dòng lệnh Command Prompt với quyền quản trị Administrator, xuất hiện cửa sổ dòng lệnh Command Prompt.

*
*

 

B2: Từ cửa sổ dòng lệnh C:Windowssystem32>, nhập câu lệnh bcdedit /enum all rồi nhấn Enter, để xem danh sách các bootloader hiện có trong menu Boot Options, từ đó tìm kiếm bootloader ubuntu để xóa.

*
*

 

B3: Sau khi tìm thấy bootloader ubuntu (có identifier là {93b90594-6c49-11ea-97f9-806e6f6e6963}, có device là partition=DeviceHarddiskVolume1, có path là =DeviceHarddiskVolume1, và có description là ubuntu), sao chép chuỗi {93b90594-6c49-11ea-97f9-806e6f6e6963} ở mục identifier bằng cách quét chọn và nhấn Enter để sao chép.

*

 

B4: Sau khi sao chép chuỗi identifier là {93b90594-6c49-11ea-97f9-806e6f6e6963}, nhập câu lệnh bcdedit /delete {93b90594-6c49-11ea-97f9-806e6f6e6963} và nhấn Enter để xóa bootloader ubuntu ra khỏi menu Boot Options. Chú ý để dán chuỗi {93b90594-6c49-11ea-97f9-806e6f6e6963}, để con trỏ tại nơi cần dán và nhắp chuột phải.

 

*

 

3. SỬ DỤNG

Sau khi gỡ bỏ hoàn toàn Ubuntu ra khỏi máy tính, khởi động lại máy tính, nhấn phím để kích hoạt menu Boot Options (với máy HP nhấn F9, với máy Dell nhấn F12…), chúng ta không còn thấy bootloader ubuntu nữa, chọn bootloader Windows Boot Manager của Windows để chạy. Và boot menu của Windows xuất hiện với Windows 10 và Windows 7, chọn Windows 10 hoặc Windows 7 để chạy.

Xem thêm:

*
*

 

4. KẾT LUẬN

Vậy là tvcc.edu.vn đã giới thiệu đến bạn cách gỡ bỏ ubuntu 19.10 ra khỏi đĩa cứng trong hệ thống Milti OS gồm nhiều hệ điều hành Windows và Ubuntu 19.10. Đến đây bài viết cũng đầy đủ và chi tiết rồi, nếu bạn có ý kiến gì, xin để lại comment bên dưới. Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *