Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống hiện nay, đặc biệt là môi trường công sở. Mỗi ngày, 8 tiếng tại văn phòng bạn phải giao tiếp với lãnh đạo, đồng nghiệp và khách hàng…Nhưng cách ứng xử trong giao tiếp như thế nào đạt hiệu quả. Thể hiện được nét văn hóa trong ứng xử là một bài toán “nan giải” mà nhiều dân văn phòng băn khoăn.

Đang xem: 10 Nguyên Tắc Vàng Trong Ứng Xử Nơi Công Sở Khôn Ngoan Nhất

*
*

Cách ứng xử trong giao tiếp

Làm sao để tránh tình huống ngượng ngùng và thất lễ khi giao tiếp nơi công sở? 10 nguyên tắc “vàng” sau đây sẽ giúp bạn khéo léo và hoàn thiện bản thân hơn.

Tham khảo:Những kỹ năng cần thiết khi làm việc nhóm

1. Ứng xử khéo léo với cấp trên

Nguyên tắc ứng xử với cấp trên là một tình huống giao tiếp thường ngày nơi công sở. Khi trình bày quan điểm của mình bạn cần giữ thái độ bình tĩnh, tự tin với cấp trên. Trường hợp, bất đồng quan điểm với sếp hay trong công việc thì nguyên tắc ứng xử giao tiếp thật khéo léo, góp ý một cách tế nhị.

*
*

cách ứng xử trong giao tiếp với cấp trên

Nếu ý kiến của bạn không được chấp nhận thì bạn tránh gây bất hòa, cãi vã với sếp. Điều này làm ảnh hưởng đến hình ảnh của bạn trong mắt cấp trên và đồng nghiệp trong công ty.

Để trở thành một nhân viên giỏi, được sếp tin cậy, bạn nên học cách trình bày thẳng thắn, rõ ràng về chứng kiến của mình. Hãy xây dựng tinh thần cả hai cùng hợp tác và phát triển trong công việc.

2. Tôn trọng đồng nghiệp

cách ứng xử trong giao tiếp với đồng nghiệp

Đồng nghiệp là người bạn thường xuyên tiếp xúc và hợp tác với họ trong công việc. Do đó, thiết lập mối quan hệ trên cơ sở tôn trọng là điều cần thiết. Tránh tình trạng xem mình là giỏi, không tìm được tiếng nói chung trong công việc.

Hoặc bạn quá tự ti với bản thân, trình độ so với đồng nghiệp. Điều này khiến bạn dễ chán nản, chất lượng công việc giảm sút.

3. Xây dựng quan hệ với cấp dưới

Cấp dưới là những cộng sự đắc lực giúp bạn hoàn thành tốt mọi công việc từ cấp trên giao phó. Vì vậy, bạn cần tạo niềm tin giúp họ có nguồn năng lượng, hăng say trong công việc.

*
*

Xây dựng quan hệ tốt với cấp dưới

Lúc nào bạn cũng tạo cảm hứng cho họ mọi lúc, mọi nơi. Tuy nhiên, bạn cũng cần có những quy định nghiêm khắc để nhân viên hoàn thành tốt công việc được giao. Từ đó, hiệu quả làm việc ngày càng nâng cao.

Xem thêm: Hơn 999+ Bài Thơ Chế Về Tình Yêu Và Cuộc Sống Hài Cười Vỡ Bụng

Có thể bạn quan tâm: Những kỹ năng mà một người lãnh đạo giỏi cần có

4. Đừng biến mình thành “osin công sở”

Trong môi trường công sở, bạn cần tập cho bản thân mình luôn có chứng kiến riêng, không nên thụ động. Bạn cần tìm hiểu rõ vị trí, những công việc cần làm tránh tình trạng “ai bảo gì làm nấy”. Đầu tuần, bạn cần lên kế hoạch những việc cần làm và đánh giá nó vào dịp cuối tuần.

5. Hạn chế “tán gẫu” quá nhiều nơi công sở

8 tiếng làm việc tại công sở, tán gẫu trò chuyện là điều cần thiết vào những lúc rảnh rỗi. Tuy nhiên, không quá lạm dụng chúng, đừng để bạn mất điểm trước sếp và đồng nghiệp. Đừng biến bản thân thành “bà tám” công sở trong khi còn một núi việc cần giải quyết.

*
*

cách ứng xử trong giao tiếp nơi công sở

6. Tránh những đề nghị không đúng với chuyên môn

8 giờ làm việc tại văn phòng, bạn cần sử dụng tối ưu khoảng thời gian đó. Đừng quá ôm đồm công việc của mình hoặc nhận quá nhiều lời nhờ vả từ đồng nghiệp. Do đó, bạn nên từ chối khéo léo và tế nhị nhất. Biết nói “Không” cũng là một trong những cách ứng xử trong giao tiếp hiệu quả nhất.

7. Khoe tiền lương, thường

Hầu hết, các công ty hiện nay đều bảo mật, công bằng với năng lực, lương thực nhận và các khoản thưởng. Trong môi trường công sở, bạn cần có nghệ thuật giao tiếp ứng xử phù hợp. Việc bạn khoe về lương hay tiền thưởng sẽ khiến bạn trở thiếu tế nhị và tự bạn có thể cô lập với mọi người.

8. Nói xấu đồng nghiệp

Đây là một điều tối kỵ ở bất cứ công ty nào. Nếu bạn không hài lòng hay khó chịu với đồng nghiệp thì nên nói thẳng thắn. Không nên nói xấu hay “chia bè kết phái” trong công ty. Đây là một trong những cách ứng xử trong giao tiếp tuyệt đối không nên phạm phải nhất.

9. Văn hóa sử dụng điện thoại

Vào mỗi cuộc họp hay gặp gỡ khách hàng, bạn nên tắt âm lượng hoặc chuyển sang chế độ im lặng cho chiếc điện thoại của mình. Sẽ thật khiếm nhã khi bạn đang làm việc với cấp trên, đồng nghiệp hay khách hàng mà chuỗi điện thoại cứ reo lên ầm ĩ.

*
*

cách ứng xử trong giao tiếp – văn hóa sử dụng điện thoại

10. Tích cực lắng nghe

Để hiệu quả trong công việc, bạn nên tỏ ra tự tin thông qua ngôn ngữ cơ thể, giao tiếp bằng ánh mắt và khuôn mặt. Dù là người mới hay người cũ bạn luôn phải ủng hộ những cái mà bạn biết là đúng đắn. Đồng thời, cách ứng xử hàng ngày giữa cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp phù hợp nhất.

Xem thêm: Cách Đổi Pass Zalo Trên Máy Tính Đơn Giản, Dễ Dàng, Her (Dating App)

Trên đây là 10 cách ứng xử trong giao tiếp hàng ngày dành cho dân văn phòng. Hi vọng, những chia sẻ trên đây sẽ là nền tảng giúp bạn dễ dàng tạo cảm giác thoải mái cho chính mình và tăng hiệu quả trong công việc. Hi vọng bạn sẽ có những mối quan hệ tốt đẹp trong môi trường công sở của mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *