Lập trình viên PHP tại Hà Nội (1.434)Lập trình viên PHP tại Hồ Chí Minh (1.224)Lập trình viên PHP tại Đà Nẵng (152)Lập trình viên PHP tại Khác (42)Lập trình viên PHP tại Thừa Thiên Huế (33)Lập trình viên PHP tại Nghệ An (27)

Đang xem: Tuyển lập trình viên php

Lập trình viên PHP là một ngôn ngữ lập trình kịch bản hay những loại mã lệnh chủ yếu được dùng để phát triển các ứng dụng viết cho máy chủ, mã nguồn cùng mục đích tổng quát rõ ràng nhất. Cũng tương tự với Java và C nhưng thời gian xây dựng sản phẩm ngắn gọn hơn so với những ngôn ngữ lập trình khác chính vì thế PHP đã trở thành ngôn ngữ lập trình web phổ biến. Để hiểu rõ hơn về lập trình viên PHP các bạn hãy cùng tìm hiểu chi tiết để ứng dụng cho nhu cầu học tập và xin việc dễ dàng hơn.

MỤC LỤC: I. Công việc của lập trình viên PHP II. Kỹ năng cần có của lập trình viên PHP III. Lập trình viên PHP thu nhập cao không? IV. Lập trình viên PHP cần bằng cấp gì? V. Các trường đào tạo Lập trình viên PHP VI. Con gái có nên theo đuổi ngành lập trình viên PHP? VII. Triển vọng nghề nghiệp của lập trình viên PHP VIII. Lý do nên học lập trình viên PHP IX. Kinh nghiệm xin việc làm lập trình viên PHP X. Câu hỏi phỏng vấn lập trình viên PHP

*

Lập trình viên PHP nói riêng hay lập trình viên nói riêng ra công việc được nhiều bạn trẻ quan tâm và lựa chọn bởi có những người đam mê. Đây cũng là công việc đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng, sự thông minh và kiên nhẫn. Công việc này cũng có rất nhiều cơ hội việc làm đặc biệt trong thời đại công nghệ phát triển, nếu bạn yêu thích lập trình viên PHP thì có thể học và trau dồi kiến thức kỹ năng chuyên môn để có công việc ổn định và mức lương lý tưởng.

I. Công việc của lập trình viên PHP

Cũng giống với công việc của lập trình viên Java hay lập trình viên. Net, lập trình web, lập trình game, lập trình mobile. Tất cả lập trình viên đều có sự khác biệt về ngôn ngữ lập trình, tuy nhiên sẽ có những nhiệm vụ và công việc chính như sau: Lập trình viên xây dựng và thiết kế một ứng dụng mới. Tiến hành nâng cấp và sửa chữa những ứng dụng có sẵn nhưng bị lỗi. Đưa ra các chức năng xử lý để hoàn thiện cho chương trình của mình. Phát triển, nghiên cứu không ngừng để cho ra công nghệ mới.

II. Kỹ năng cần có của lập trình viên PHP

Để có được thành công thì những người học tập và làm việc về lập trình viên PHP cần có kiến thức chuyên môn cùng với những kỹ năng cơ bản để thực hiện công việc dễ dàng cũng như trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp. Dưới đây là một số những kỹ năng cần có của lập trình viên PHP, các bạn cùng tham khảo.

1. Kỹ năng chuyên môn phải vững

Đối với công việc nào cũng vậy kiến thức chuyên môn là điều cần thiết mà mỗi người phải học tập và trau dồi để dễ dàng học tập và làm việc đạt kết quả cao nhất. Đối với lập trình việ PHP cần nắm vững kiến thức cơ bản về lập trình web với HTML, CSS để thực hiện công việc. Ngôn ngữ PHP được sử dụng như thế nào, mã code đọc và hiểu ra sao bạn cũng cần nẵm vững để trở thành một lập trình viên giỏi.

2. Kỹ năng giao tiếp

Có nhiều người nghĩ lập trình viên ít phải giao tiếp với bên ngoài nhưng không hẳn đúng, lập trình viên PHP đòi hỏi cần có quan hệ rộng thì công việc mới thuận lợi, bạn có thể sẽ gặp khách hàng, thuyết phục hay giới thiệu về sản phẩm của mình. Chính vì thế kỹ năng giao tiếp cũng rất cần thiết nó sẽ ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại trong công việc của bạn. Công việc nào cũng cần đến kỹ năng giao tiếp, là yếu tố quyết định đến sự thành công trong công việc.

3. Biết cách giải quyết vấn đề

Đây là kỹ năng quan trọng và không thể thiếu được trong nghề lập trình. Việc giải quyết mọi khó khăn từ những điều đơn giản nhất các bạn cũng cần có kế hoạch và hướng giải quyết hiệu quả để tránh những lỗi nhỏ mà mất nhiều thời gian ảnh hưởng đến công việc cũng như tiến độ của dự án. Thực tế kỹ năng giải quyết vấn đề giúp chúng ta xử lý công việc hiệu quả nhất.

*

Lập trình viên PHP cần những kỹ năng gì?

4. Học cách kiểm soát phiên bản

Khi bạn học lập trình PHP bạn sẽ được làm việc trên các ứng dụng cũng như các công cụ có sẵn, tuy nhiên khi ra trường bạn đi làm có thể doanh nghiệp có những phiên bản ứng dụng khác thì bạn nên tìm hiểu và học hỏi để nắm bắt và kiểm soát đúng phiên bản cũng như xử lý lỗi theo đúng với kiến thức và trình độ chuyên môn của mình được học trước đó. Chắc chắn những người đi trước, có kinh nghiệm sẽ không ngại ngần chia sẻ và hướng dẫn cho người mới nếu bạn có ý chí và học hỏi.

5. Xây dựng kế hoạch và phương pháp làm việc khoa học

Khi chúng ta nói đến thời buổi công nghệ thì chắc chắn nó không ngừng thay đổi và không đứng một chỗ. Chính vì thế hãy liên tục cập nhật những cái mới, cái tiên tiến để có thêm kiến thức và sáng tạo nâng cao chất lượng sản phẩm của mình. Nếu bạn làm lập trình viên PHP mà suy nghĩ lạc hậu, không có phương pháp quản lý hay tìm hiểu cái mới chắc chắn sẽ khó có thể thành công được.

6. Kiên trì và ham học hỏi

Công việc nào cũng cần kỹ năng này, ngoài những kỹ năng chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng rất cần thiết. Với công việc lập trình viên thì cần có sự kiên trì, bởi nếu không kiên trì sẽ dễ dàng bỏ cuộc, việc tỉ mỉ cẩn thận, kiên nhẫn sửa lỗi sẽ giúp bạn dễ dàng thành công hơn nóng vội, sai lệch dù chỉ rất nhỏ nhưng có thể phải bắt đầu lại từ đầu. Bên cạnh đó hỏc hỏi kiến thức chưa bao giờ là thừa, các bạn hãy tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước để có thể làm việc tốt hơn.

III. Lập trình viên PHP thu nhập cao không?

Mức thu nhập của lập trình viên PHP được đánh giá là tương đối ổn định, đây cũng là mối quan tâm của nhiều người khi đi xin việc. Tuy nhiên đối với những bạn mới ra trường trong nghề lập trình có vẻ không quá quan trọng, bởi giai đoạn đầu cũng coi như bạn học hỏi và tích lũy kiến thức cho bản thân. Nhưng mức lương cũng giúp bạn có động lực để phấn đấu hơn. Thực tế mức thu nhập của sinh viên lập trình mới ra trường, chưa có kinh nghiệm rơi vào khoảng 5- 8 triệu đồng/tháng. Mức lương cũng phụ thuộc vào sự chênh lệch về trình độ, học vấn, năng lực của mỗi người. Những lập trình viên PHP có kinh nghiệm từ 3-5 năm thì mức lương khoảng 15- 20 triệu/tháng, đối với các lập trình viên có kinh nghiệm lâu hơn từ 7- 10 năm thì mức lương rơi vào khoảng 20- 30 triệu/tháng. Con số này còn phụ thuộc vào tố chất, lăng lực làm việc cũng như trình độ làm việc của mỗi người hay mức quy mô của doanh nghiệp. Nếu nhưng công ty lớn họ sẵn sàng trả bạn mức lương cao nếu cảm thấy bạn phù hợp và thật sự cần thiết đối với công ty họ. Để tăng mức lương của mình mỗi lập trình viên cần không ngừng nâng cao kiến thức, không chỉ lập trình mà còn rất nhiều những kỹ năng khác. Luôn tìm hiểu những công nghệ mới để ứng dụng cho công việc dễ dàng và hiệu quả nhất.

IV. Lập trình viên PHP cần bằng cấp gì?

Hiện nay có rất nhiều những trung tâm đào tạo và hướng dẫn học tập để trở thành lập trình viên PHP trong khoảng thời gian ngắn, tuy nhiên đối với công việc này nhà tuyển dụng vẫn thường yêu cầu các bằng cấp và chứng chỉ liên quan để chắc chắn đáp ứng được nhu cầu công việc tốt nhất. Lập trình viên cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp và kỹ năng dưới đây để được ứng tuyển việc làm. Tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành CNTT, Phần mềm, Thủ thuật, viễn thông, Mật mã… Có kinh nghiệm xây dựng và phát triển web, phần mềm, biết sử dụng ngôn ngữ PHP, mã nguồn WordPress. Biết chuyển đổi thiết kế đồ họa thành Code xHTML/CSS. Có kiến thức về SEO, Photoshop… Với một số những yêu cầu cơ bản trên thực tế nếu bạn đáp ứng được tất cả thì rất tốt tuy nhiên có nhiều doanh nghiệp không quá coi trọng bằng cấp chỉ cần có kinh nghiệm, cùng lòng đam mê và sự nhiệt huyết là có thể ứng tuyển và tham gia thử việc.

Xem thêm:

*

Nghề lập trình viên PHP có thật sự vất vả

V. Các trường đào tạo Lập trình viên PHP

Có rất nhiều trường đào tại ngành lập trình viên nói chung và lập trình viên PHP nói riêng, nếu bạn có ý định theo học và tìm kiếm một công việc ổn định thì có thể tham khảo một số trường dưới đây để lựa chọn cho mình địa chỉ học tập uy tín, chất lượng nhất. Ngoài ra cũng có những trung tâm đào tạo lập trình, nếu bạn yêu thích hay có đam mê cũng có thể tham khảo và theo học nhé: Đại học Bách Khoa Hà Nội. Đại học Công Nghệ – ĐHQGHN. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQG-HCM. Trường Đại học FPT. Học viện Kỹ thuật Quân sự. Đại học Công nghiệp Hà Nội. Đại học Sư phạm Kỹ thuật. Học viện Kỹ thuật Mật mã.

VI. Con gái có nên theo đuổi ngành lập trình viên PHP?

Ngày nay, tỷ lệ nhân sự nữ trong các khối ngành kỹ thuật nói chung và công nghệ thông tin, lập trình viên nói riêng đã tăng lên đáng kể. Quan điểm rằng chỉ con trai mới nên theo đuổi nghề lập trình đã lỗi thời vì các bạn nữ có đam mê, trình độ thì hoàn toàn có khả năng làm tốt tất cả các nhiệm vụ công việc, thậm chí là hoàn thành rất xuất sắc. Tuy nhiên, vấn đề được nhiều bạn trẻ quan tâm hơn lại nằm ở việc con gái nên học ngôn ngữ lập trình nào do có một số ngôn ngữ phổ biến hơn, dễ học hơn hoặc cạnh tranh ít hơn. Đáng chú ý, PHP là một trong số những ngôn ngữ lập trình được cho là rất phù hợp với con gái. PHP chuyên về lập trình web nên sẽ thích hợp với bạn nữ nào muốn chuyên về web. Bên cạnh đó, ngôn ngữ lập trình PHP khá đơn giản nên phù hợp cho trình độ đầu vào và cả những bạn chuyển từ ngành khác sang.

VII. Triển vọng nghề nghiệp của lập trình viên PHP

Sự phát triển của khoa học công nghệ và thời đại cách mạng 4.0 đã mở ra vô số cơ hội việc làm và nghề Lập trình viên PHP cũng vì thế mà rất được coi trọng, có tương lai phát triển rộng mở. Trước hết, nếu bạn thành thạo ngôn ngữ lập trình này thì bạn sẽ rất dễ xin việc vì nhu cầu tuyển lập trình viên PHP đã và đang tiếp tục tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, vai trò này còn có triển vọng nghề nghiệp rộng mở. Bạn có thể cân nhắc và lựa chọn cho mình hướng phát triển dựa trên 2 lối đi chính là thiên về kỹ thuật hay hướng quản lý, trở thành sếp một ngày nào đó. Nếu theo hướng kỹ thuật, một lập trình viên PHP sẽ dành khoảng 3 – 4 năm để trở thành Senior PHP và thêm vài năm nữa để lên đến kiến trúc sư phần mềm. Để thăng tiến và đạt được những thành tựu này thì bạn cần không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn, tốt nhất là thành thạo thêm ngôn ngữ lập trình khác ngoài PHP. Với những lập trình viên PHP muốn theo hướng quản lý thì ngoài chuyên môn, bạn nên cho thấy khả năng lãnh đạo và kỹ năng giải quyết vấn đề. Từ lập trình viên PHP, có các vai trò cấp cao hơn bạn có thể đảm nhiệm là team leader, trưởng dự án, trưởng phòng kỹ thuật hay giám đốc công nghệ thông tin.

*

VIII. Lý do nên học lập trình viên PHP

Thị trường công nghệ ngày nay đang phát triển với tốc độ chưa từng có nhưng nhiều người vẫn lo ngại rằng thời đại của PHP “đã qua từ lâu”. Điều này đặt ra câu hỏi rằng liệu việc đầu tư vào PHP và tạo tài nguyên PHP có đáng giá không hay chúng sẽ trở nên lỗi thời trong tương lai gần? Mặc dù nhiều ngôn ngữ lập trình mới đang rất được ưa chuộng nhưng PHP vẫn nằm trong 10 ngôn ngữ lập trình hàng đầu trên toàn thế giới theo bảng xếp hạng GitHub. Nhu cầu về PHP từ góc độ kinh doanh cung cấp một cái nhìn sâu sắc về tuổi thọ và tương lai của ngôn ngữ này. PHP là một ngôn ngữ rất linh hoạt có thể được sử dụng cho rất nhiều ứng dụng kinh doanh từ trang web đến hệ thống quản lý quan hệ khách hàng (CRM) đến hệ quản trị nội dung (CMS). PHP tương thích hoàn hảo với nhiều loại giao diện Apache, IIS và MySQL và nó cung cấp khả năng kiểm soát cao cho nhà phát triển web, có mức độ tin cậy và hiệu suất cao cùng với chi phí phát triển và bảo trì tương đối thấp. Tính chất linh hoạt và nhiều lợi ích mà PHP mang lại có nghĩa là nó hấp dẫn cả những doanh nghiệp ở mọi quy mô khác nhau. PHP được sử dụng bởi các thương hiệu lớn như Yahoo, Facebook, Wikipedia, Flickr, WordPress, Friendster, Digg, Source Forge, iStockPhoto và MailChimp cũng như được sử dụng bởi khoảng 79% tất cả các trang web. Do đó, bạn nên học lập trình PHP vì có rất nhiều nhu cầu tuyển dụng lập trình viên giỏi ngôn ngữ này.

IX. Kinh nghiệm xin việc làm lập trình viên PHP

Xin việc lập trình viên PHP không khó nếu bạn có bằng cấp và kinh nghiệm phù hợp nhưng để xin vào một môi trường như ý thì bạn cần lưu ý đến một số vấn đề liên quan đến việc chuẩn bị CV và trả lời phỏng vấn. Chỉ với từ khóa lập trình viên PHP thì bạn có thể tìm thấy rất nhiều tin tuyển dụng trên website tuyển dụng uy tín như tvcc.edu.vn.com. Sau đó, bạn hãy thu hẹp số lượng các nhà tuyển dụng mục tiêu, dựa theo các tiêu chí như công việc chính, định hướng phát triển các phần mềm và ứng dụng, mức lương, giờ làm việc, chế độ phúc lợi, v.v mà lựa chọn việc làm phù hợp.

1. Kinh nghiệm tạo CV xin việc lập trình viên PHP

Bước tiếp theo là bạn hãy bắt đầu tạo hoặc cập nhật CV của mình. CV xin việc lập trình viên PHP nên tuân thủ một số nguyên tắc sau đây: Chọn định dạng hồ sơ phù hợp cho lập trình viên PHP: Bạn nêu nêu bật những phẩm chất và kỹ năng sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu rõ về kiến ​​thức của bạn về ngôn ngữ lập trình PHP. Định dạng CV nên là dạng thời gian để nhấn vào kinh nghiệm hoặc dạng kết hợp cả kinh nghiệm và kỹ năng. Bạn cũng nên chọn mẫu CV có bố cục gọn gàng, rõ từng phần vì lập trình viên PHP là công việc kỹ thuật, nhà tuyển dụng muốn thấy ứng viên có tư duy đơn giản và khoa học. Bắt đầu CV bằng cách viết về mục tiêu nghề nghiệp của bạn với tư cách là một lập trình viên PHP, sau đó thể hiện thành tích của bạn trong phần Kinh nghiệm làm việc, thêm các kỹ năng bổ sung để củng cố hồ sơ của bạn.

2. Lưu ý khi tham dự phỏng vấn lập trình viên PHP

Đối với việc chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn lập trình viên PHP, cách tốt nhất là ứng viên thể hiện được thái độ đúng đắn, tự tin và phần nào cho thấy sự am hiểu về PHP, biết về ngôn ngữ lập trình khác là một điểm cộng. Ngay cả khi bạn không tìm ra giải pháp cụ thể cho từng câu hỏi của nhà tuyển dụng, chỉ riêng thái độ tìm tòi và sẵn sàng học hỏi, đưa ra suy nghĩ riêng của bạn cũng có thể được đánh giá cao. Ngoài ra, đặt câu hỏi trong cuộc phỏng vấn lập trình viên PHP là một thói quen tốt, đặc biệt là để đảm bảo rằng bạn hiểu vấn đề thực sự là gì. Nhìn chung thì nhà tuyển dụng tìm kiếm ở ứng viên vị trí lập trình viên PHP kiến thức nền tốt và khả năng suy nghĩ logic, có tư duy phản biện.

*

X. Câu hỏi phỏng vấn lập trình viên PHP

Tìm và luyện tập trả lời trước các câu hỏi phỏng vấn lập trình viên PHP là một phương pháp để ứng viên tự tin hơn khi trao đổi trực tiếp với nhà tuyển dụng. Mặc dù mỗi nhà tuyển dụng khác nhau sẽ có những cách khác nhau để đánh giá ứng viên nhưng điểm chung là họ thường hỏi về chuyên môn và cách xử lý tình huống. Một số câu hỏi phỏng vấn lập trình viên PHP hay nhất là: Nếu bạn cần tạo các số ngẫu nhiên trong PHP, bạn sẽ làm theo phương pháp nào? Bạn dùng cách nào để lấy thông tin chi tiết của trình duyệt web qua PHP? Bạn sẽ đặt cookie như thế nào trong trang web viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP của mình? Bạn có quen với SQL không? Bạn sẽ tạo cơ sở dữ liệu MySql bằng PHP như thế nào? Theo bạn, nhiệm vụ của một lập trình viên PHP trong vòng đời phát triển phần mềm là gì? Bạn hãy giải thích cách bạn phát triển và tích hợp các plugin cho các framework PHP như Laravel và Yii. Bạn sẽ phát triển những tính năng nào để tăng chất lượng trải nghiệm người dùng? Bạn có thể đưa ra một số ví dụ về các phương pháp thiết kế và viết mã tốt nhất trong PHP không? Bạn làm thế nào để tìm hiểu và khám phá ra tất cả các xu hướng lập trình hiện tại? Hãy kể lại một tình huống mà bạn hợp tác với các lập trình viên và kỹ sư phần mềm khác để hoàn thành một dự án lớn. Bạn đã đóng góp gì cho nhóm? Lập trình viên PHP là một phần quan trọng, không thể thiếu của của nhóm lập trình viên Back-end, viết mã cho máy chủ của các ứng dụng web, phát triển các thành phần back-end, kết nối các ứng dụng với các dịch vụ web khác (thường là của bên thứ ba) và hỗ trợ lập trình viên Front-end. Việc làm lập trình viên PHP thú vị, lương cao và có triển vọng phát triển tốt, nhất là khi bạn có thể thành thạo thêm các ngôn ngữ lập trình xu hướng khác. Nếu bạn là sinh viên vừa ra trường, đang có nhu cầu tìm việc làm lập trình viên PHP hay thực tập tại các doanh nghiệp mà chưa biết phải tạo cv xin việc như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu trên tvcc.edu.vn.com để lựa chọn cho mình những mẫu cv chuyên nghiệp, đẹp mắt, thu hút để tạo ấn tượng tốt nhất với nhà tuyển dụng.

Xem thêm:

Lập Trình ViênNhân Viên Lập Trình PHP PHP Developer học việc php Senior PHP Developer chuyên viên lập trình php nhân viên lập trình web php thực tập lập trình viên PHP trưởng nhóm lập trình php

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *