Hiện nay, tình trạng các nguồn nước chứa hàm lượng các chất như phèn, sắt, Asen (thạch tín), mangan, canxi… vượt mức cho phép là nguyên nhân gây ra 80% trường hợp mắc bệnh đường tiêu hóa, bệnh gan thận và ung thư… Chính vì vậy, việc lắp đặt hệ thống lọc nước sinh hoạt là vô cùng cấp thiết. Nhưng hiện nay giá máy lọc nước máy gia đình vẫn còn cao đối với những người dân ở vùng nông thôn. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách tự làm hệ thống lọc nước gia đình đơn giản, tiết kiệm mà hiệu quả nhất.

Đang xem: Tự làm hệ thống lọc nước gia đình

BƯỚC CHUẨN BỊ TỰ LÀM MÁY LỌC NƯỚC GIA ĐÌNH

 Với những gia đình ở thành phố, có điều kiện kinh tế thì việc lắp đặt hệ thống lọc nước máy cho gia đình hay mua những loại máy lọc nước máy cho gia đình khá đơn giản. Trên thị trường hiện nay giá máy lọc nước sinh hoạt đơn giản chỉ nằm trong khoảng 6.000.000 đồng trở lên.

*

 Nhưng với nhiều gia đình có nguồn kinh tế eo hẹp, đó là một số tiền không hề nhỏ. Vì vậy bạn có thể chọn cách tự làm máy lọc nước tại nhà bằng những vật liệu đơn giản, vừa tiết kiệm vừa mang lại hiệu quả có được nước sạch để sử dụng.

Để có thể tự làm hệ thống lọc nước tại nhà, bạn cần chuẩn bị một số vật liệu như sau:

 ♦ Chuẩn bị 1 bể lọc nước sinh hoạt và 1 bể chứa nước đã lọc sạch: Kích thước bể sẽ tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình bạn.

 ♦ Giàn phun làm thoáng: Tạo môi trường để Sắt, Canxi… hòa tan trong nước chuyển sang dạng kết tủa.

 ♦ Lớp cát mangan, thạch anh hoặc cát vàng: Giữ lại những chất kết tủa, cặn bẩn kích thước nhỏ thông qua cơ chế thẩm thấu.

*

 ♦ Lớp sỏi đá: Có tác dụng lọc cặn thô có kích thước lớn như lá cây, sạn cát, rong rêu…

 ♦ Lớp vật liệu Filox: Chuyên dùng để khử các kim loại như Sắt, Mangan, và mùi tanh.

 ♦ Lớp hạt nhựa Corosex: Thành phần chính là Magieoxit, giúp loại bỏ kim loại hòa tan trong nước và nâng độ pH của nước.

 ♦ Lớp than hoạt tính: giúp hấp phụ Clorine, loại bỏ màu và các hợp chất hữu cơ gây mùi, cải thiện vị ngọt tự nhiên của nước.

 ♦ Các loại vật liệu phụ: Ống nhựa PVC làm giàn phun và thu nước dưới đáy bể, van, cút góc.

*

CÁCH TỰ LÀM HỆ THỐNG LỌC NƯỚC GIA ĐÌNH

 Để dàn lọc nước sinh hoạt hoạt động hiệu quả, bạn cần tiến hành xếp từng lớp vật liệu lọc vào bể lọc nước từ dưới lên trên theo nguyên tắc vật liệu to thì cho xuống dưới còn nhỏ thì ở trên để tạo độ chảy xuống bể chứa:

 • Lớp thứ 1: Đặt ống lọc nhựa PVC đã được bịt 1 đầu vào bể, đổ lớp sỏi lớn lên trên dày khoảng 30cm. Không nên đổ nhiều vì sỏi chỉ có tác dụng chống tắc ống lọc.

 • Lớp thứ 2: Tiếp theo đổ 1 lớp sỏi nhỏ dày khoảng 10cm lên trên

 • Lớp thứ 3: Đổ 10cm cát đen, cát lớn đã được làm sạch.

*

 • Lớp thứ 4: Lớp than hoạt tính có độ dày từ 30cm.

 • Lớp thứ 5: Đổ lớp cát vàng hoặc cát thạch anh đã được làm sạch với độ dày từ 20 – 30 cm.

 Lưu ý, bạn nên nên chế tạo hệ thống vòi sen hoặc phun mưa cho nguồn nước đầu vào để chống xói mòn, rửa trôi các lớp lọc của bể và tạo áp lực làm ôxy hóa nguồn nước.

*

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BỂ LỌC NƯỚC TỰ CHẾ

 » Từ nguồn nước đầu vào, phần lớn các loại loại bụi bẩn, sinh vật, phèn… sẽ được giữ lại khi nước thấm qua lớp cát trên cùng của dàn máy lọc nước đơn giản.

Xem thêm: Key Bản Quyền Advanced Systemcare 9, Chia Sẻ Pro Tối Ưu Hóa Hệ Thống

 » Khi đi qua lớp than hoạt tính, các chất độc hại, các chất hữu cơ hòa tan… sẽ được than hấp phụ hết.

 » Tiếp theo, lớp cát vàng, thạch anh, lớp sỏi nhỏ, sỏi lớn sẽ khử sạch hoàn toàn những vi khuẩn và tạo độ trong cho nước trước khi đi ra bể chứa nước sạch.

*

MỘT SỐ CÁCH TỰ LÀM MÁY LỌC NƯỚC ĐƠN GIẢN KHÁC

1. Cách làm cột lọc nước sinh hoạt

 Bạn có thể tự làm bộ lọc nước, cột lọc nước sinh hoạt bằng bình nhựa, ống nhựa theo sau đây:

 ►Bước 1: Xử lý chai nhựa, thùng nhựa chứa nước, khoét đáy và đặt lộn ngược thùng chứa nước.

 ►Bước 2: Tiến hành xếp các tầng vật liệu vào trong chai nhựa, bình nhựa theo thứ tự: Lớp than hoạt tính – lớp cát nhỏ – lớp cát lớn – lớp sỏi nhỏ – lớp sỏi lớn.

 Than hoạt tính có khả năng lọc các tạp chất nhỏ nhất, khử khuẩn, khử mùi, nấm mốc. Còn cát sẽ giúp loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn đến vừa. Lớp sỏi phía trên cùng sẽ lọc tạp chất cỡ lớn như bụi bẩn, lá cây.

*

2. Tự làm bình lọc nước từ chai nhựa

 Cách làm máy lọc nước từ chai nhựa cũng có cơ chế hoạt động tương tự như những bộ lọc nước đơn giản ở trên. Chỉ khác là tận dụng từ những chai nhựa, bình nhựa, có kích thước nhỏ và có thể sử dụng than củi thay cho than hoạt tính. Cách làm lọc nước này khá hiệu quả nếu gia đình bạn có sẵn vật liệu than củi.

 Phương pháp tự làm bình lọc nước bằng than củi rất dễ thực hiện, tiện lợi. Vật liệu cần chuẩn bị rất đơn giản, chỉ gồm: than củi hoặc than hoạt tính, cát, sỏi, chai nhựa, một ít mảnh vải.

 ►Bước 1: Quay ngược chai nhựa, khoét rộng đáy chai và nhét chặt mảnh vải vào cổ chai.

 ►Bước 2: Cho các vật liệu lọc vào theo thứ tự lớp than – lớp cát – lớp sỏi.

 ►Bước 3: Tiến hành đổ nước cần lọc vào chai.

*

ƯU NHƯỢC ĐIỂM KHI TỰ LÀM MÁY LỌC NƯỚC UỐNG

 Tự lắp hệ thống lọc nước gia đình có ưu điểm chính là tiết kiệm chi phí, mang lại nguồn nước sạch cho gia đình bạn, phục vụ các nhu cầu thiết yếu như ăn uống, vệ sinh, tắm giặt, trồng trọt…

 Tuy nhiên, tự làm bình lọc nước tại nhà cũng tồn tại nhiều nhược điểm như:

  Chỉ lọc được những cặn bẩn, bùn đất, rác, kim loại nặng có kích thước lớn, không thể lọc sạch hoàn toàn vi khuẩn, virus và vi sinh vật có kích thước nhỏ.

  Không loại bỏ được cặn, nước bị nhiễm Canxi, nước có độ cứng cao.

  Thời gian sử dụng ngắn, chỉ khoảng 3 – 4 tháng là bạn phải thay vật liệu lọc.

  Nước không đảm bảo để uống trực tiếp mà cần đun sôi.

Xem thêm:

*

 Có thể thấy, những cách làm máy lọc nước tự chế như thế này chỉ đem lại hiệu quả lọc ở mức cơ bản, chỉ có khả năng xử lý bề mặt mà không thể loại bỏ triệt để vi khuẩn, virus, vi sinh vật có kích thước nhỏ trong nước.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *