Phần lớn các bạn trong quá trình tìm việc ở nước ngoài đều cảm thấy rất chán nản vì tỉ lệ thành công, được mời đi phỏng vấn rất là thấp. Muốn khắc phục vấn đề này, mình muốn chia sẻ cho các bạn về quá trình tuyển dụng ở nước ngoài đã xảy như thế nào. Vì sao những thông tin tuyển dụng mà các bạn thấy trên các trang web, trên tvcc.edu.vnmpany site là không bao giờ đủ ?

SỰ THẬT LÀ CÁC BẠN MỚI CHỈ TIẾP CẬN ĐƯỢC 5% CÁC TIN TUYỂN DUNG. 95% VỊ TRÍ ĐANG CẦN TUYỂN ĐỀU KHÔNG CÔNG KHAI VÀ CẢ NGƯỜI TUYỂN DỤNG VÀ ỨNG VIÊN ĐỀU LIÊN LẠC VỚI NHAU OFFLINE.

Đang xem: Tôi Đã Tìm Việc Ở Nước Ngoài Như Thế Nào? Tìm Việc Ở Nước Ngoài Có Khó Không

Mình sẽ cụ thể quy trình tuyển dụng ở nước ngoài dưới đây để các bạn có thể hình dung ra được:

30% VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG ĐỀU ĐƯỢC BỔ NHIỆM BỞI NHỮNG NHÂN VIÊN TRONG CÔNG TY

Khi có 1 vị trí được duyệt, vacancy cũng được đăng trong nội bộ công tỵ Phần lớn các công ty đều muốn tuyển nội bộ trước khi tuyển ở ngoài. Đây là thực tế tuyển dụng ở cả Việt Nam và ở nước ngoài.

Thứ 1 là vì ứng viên đã có quá trình công tác trong công ty. Họ sẽ hiểu rõ về văn hóa doanh nghiệp, quy trình làm việc, sản phẩm của công tỵ Như vậy tuyển nội bộ thuờng có khả năng tìm được ứng viên phù hợp rất cao.

Thứ 2 là vì bậc lương khi tuyển nội bộ sẽ thuờng thấp hơn bậc lương nếu tuyển ở bên ngoài. Lí do thì mình sẽ chia sẻ ở một post khác.

30% VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG ĐỀU QUA (NETWORK) QUEN BIẾT

Ngoài cách tuyển nhân viên trong công ty, tuyển qua quen biết cũng rất phổ biến. Ở Việt Nam mình có câu “Nhất thân, nhì quen”, còn ở Tây có câu ” It does not matter what you know but who you know”. Tuyển dụng là một quy trình xã hội nên nó sẽ tuân theo cách một xã hội vận hành

*

.

Xem thêm: Những Bài Hát Bất Hủ Tiếng Anh Bất Hủ Hay Nhất Mọi Thời Đại, 40 Bài Hát Tiếng Anh Hay Nhất Mọi Thời Đại 2020

Thông tin tuyển dụng nội bộ thuờng khuyến khích các nhân viên trong công ty giới thiệu người quen có năng lực và kinh nghiệm phù hợp để trở thành ứng viên cho vị trí đang tuyển. Cách này vừa tiết kiệm thời gian cho khâu tuyển dụng, vừa giúp cắt giảm chi phí tuyển ngoài. Bản thân người giới thiệu được nhân viên mới đi làm trong công ty cũng sẽ được nhận một khoản tiền thưởng, nhưng tất nhiên là số tiền này sẽ ít hơn so với chi phí tuyển ngoài (ví dụ như chi phí cho các công ty head-hunt)

Như đã nói, tỉ lệ các vị trí được tuyển qua khâu này là 30%

35% VỊ TRÍ TUYỂN DỤNG LÀ QUA CÁC CÔNG TY SĂN ĐẦU NGƯỜI (Ở VN hay gọi là head-hunter, ở EU thì gọi là recruitment agency)

Sau khi không tuyển được nhân sự qua 2 bước ở trên, công ty buộc phải sử dụng agent/headhunt. Một số công ty lớn có bộ phận Tuyển dụng, 1 phần của nhân sự sẽ phụ trách đăng tuyển bên ngoài. Nhưng agent/headhunt vẫn là đầu tầu, là mũi nhọn lãnh đạo ‘phong trào’ này. Ở Châu Âu, thị trường tuyển dụng mạnh nhất và có nhiều recruitment agencies nhất chính là ở nước Anh.

Đã đến bước này thì rất nhiều những vị trí ngon lành, lương thơm, việc tốt rơi hết vào tay các bạn ứng viên có mặt ở các bước trước đây. Các vị trí vẫn chưa tuyển được nhân sự thường là các công việc có chuyên môn rõ ràng, cụ thể.

Công ty chịu áp lực thời gian nên cần tuyển gấp hơn 1 tháng trước đây. Vì thế họ sẽ không liên lạc với 1 bên agent nào mà sẽ tung lưới cho 1 số agents khác nhau. Các agencies sẽ phải tranh chấp để đưa ra ứng viên nổi trội nhất, phù hợp nhất, trong thời gian cực nhanh.

Nhanh như là có 1 bạn trong team của mình đã được tuyển trong 2 ngày. Sáng thứ 5 gọi cho agent, bảo cần tuyển gấp 1 em trẻ tuổi ham học ham làm. Chiều đó agent đưa CV của bạn đó, duyệt luôn. Sáng thứ 6 ứng viên đi phỏng vấn và qua trưa là được mời đi làm. Mình xin nói thêm đây là một chuyện có thật và “em trẻ tuổi” ở trên hiện đang ngồi chéo chéo chỗ mình ngồi…

Sau khi các agent kiệt quệ tài nguyên, các thông tin tuyển dụng sẽ được đăng trên các trang mạng Linkedin, Totaljobs, Indeed…

5% còn lại là chuyện các bạn đã biết

TÓM LẠI, MÌNH ĐÃ ĐƯỢC MỜI ĐI PHỎNG VẤN NHƯ THẾ NÀO?

Đối với phần lớn mọi người đang tìm việc ở nước ngoài, bước 1 và 2 (tuyển nội bộ và tuyển qua quen biết) là gần như bất khả thi. Khâu thứ 3 chính là mấu chốt của vấn đề. Như mình đã nói ở trên, ngay khi công ty liên lạc với agent về 1 vị trí cần tuyển, agent (hoặc thậm chí 1 vài agent) liên lạc với mình ngay lập tức.

Xem thêm:

Trong quá trình này, tỉ lệ cạnh tranh của mình với các ứng viên khác thừong chỉ là 1 chọi 5. Mình gần như không bao giờ gửi CV cho các tin tuyển dụng online là vì như vậy. Áp lực tâm lí vì bị từ chối cũng gần như không có nữa.

Ở một post khác mình sẽ chia sẻ cho các bạn làm cách nào để làm việc hiệu quả với các agent, hay nói cách khác làm thế nào để họ nghĩ đến mình ngay khi có tin tuyển dụng nhé.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *