Bác sĩ tại Hồ Chí Minh (66)Bác sĩ tại Hà Nội (62)Bác sĩ tại Đồng Nai (6)Bác sĩ tại Đà Nẵng (5)Bác sĩ tại Cần Thơ (5)Bác sĩ tại Bà Rịa – Vũng Tàu (5)

Bác sĩ trị bệnh, cứu người, là một trong những nghề nghiệp cao quý nhất nhưng không phải ai cũng có thể trở thành một bác sĩ giỏi. Có những tiêu chuẩn rất cao để trở thành bác sĩ, từ việc học tập tốt đến những nỗ lực, phấn đấu không ngừng nghỉ trong quá trình công tác.

Đang xem: Bác sĩ ơi, việc làm hấp dẫn đây

MỤC LỤC: I. Trách nhiệm của bác sĩ II. Các vị trí việc làm bác sĩ III. Bác sĩ có thể làm việc ở đâu? IV. Yêu cầu với trình độ và bằng cấp của bác sĩ V. Phẩm chất cần có của một bác sĩ VI. Thu nhập của bác sĩ có cao không? VII. Trở thành bác sĩ có khó không? VIII. Những trường đào tạo ngành Y uy tín nhất

Tìm hiểu những thông tin chi tiết về việc làm bác sĩ

I. Trách nhiệm của bác sĩ

Bác sĩ là các chuyên gia y tế được cấp phép chịu trách nhiệm duy trì và phục hồi sức khỏe cho mọi người thông qua các biện pháp khám chữa, điều trị bệnh. Bác sĩ sẽ tiến hành các kiểm tra y tế cần thiết cho bệnh nhân dựa trên những biểu hiện bệnh lý, xem xét lịch sử y tế của họ, chẩn đoán bệnh tật hoặc chấn thương, điều trị và tư vấn cho bệnh nhân về sức khỏe thể chất và tinh thần. Các trách nhiệm cụ thể của các bác sĩ sẽ khác nhau rất nhiều tùy thuộc vào lĩnh vực chuyên môn nhưng thường thì công việc sẽ bao gồm:

Tìm ra các vấn đề y tế của bệnh nhân bằng cách hỏi về tiền sử bệnh lý của họ và những vấn đề sức khỏe họ gặp phải, cảm thấy ra sao, thực hiện chẩn đoán, điều trị, tư vấn và chuyển tuyến nếu cần thiết. Đề nghị bệnh nhân thực hiện các kiểm tra y tế cần thiết như siêu âm, xét nghiệm, v.v. và đưa ra kết luận, giải thích kết quả kiểm tra. Duy trì tính bảo mật đối với thông tin bệnh của bệnh nhân. Thu thập, ghi chép và lưu giữ các thông tin nhạy cảm của bệnh nhân như kết quả khám, bệnh sử và các báo cáo. Thực hiện các cuộc tiểu phẫu hoặc phẫu thuật (nếu bạn là bác sĩ khoa ngoại). Giải thích các thủ tục hoặc các phương pháp điều trị được chỉ định cho bệnh nhân. Liên lạc với các chuyên gia y tế trong cộng đồng và bệnh viện, cùng hội chẩn để tìm ra giải pháp chữa trị. Thảo luận và đánh giá các sản phẩm dược phẩm mới. Luôn cập nhật các diễn biến y tế, điều trị và thuốc men. Giảng dạy tại các trường y, đồng thời quan sát và đánh giá công việc của các bác sĩ thực tập và sinh viên y khoa.

Nhiệm vụ của bác sĩ thường làm hằng ngày là gì?

II. Các vị trí việc làm bác sĩ

Có rất nhiều vị trí việc làm bác sĩ khác nhau với yêu cầu trình độ đầu vào, thời gian học và các tiêu chuẩn khác nhau. Mỗi bác sĩ sẽ phụ trách một mảng khác nhau và có kiến thức, kỹ năng chuyên sâu nhất về mảng đó như:

Bác sĩ đa khoa. Bác sĩ nhi. Bác sĩ nha khoa. Bác sĩ sản phụ khoa. Bác sĩ chuyên khoa. Bác sĩ phẫu thuật. Chấn thương và chỉnh hình. Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh. Bác sĩ nội tổng hợp. Bác sĩ thẩm mỹ. Bác sĩ da liễu. Bác sĩ điều dưỡng, v.v.

III. Bác sĩ có thể làm việc ở đâu?

Một trong những lý do mà nghề bác sĩ luôn “hot”, ngoài việc đây là một nghề cao cả, cứu giúp được rất nhiều sinh mệnh thì còn vì nghề này có nhu cầu cao và không phải lo xin việc. Tùy vào năng lực và mong muốn của bản thân mà bạn sẽ lựa chọn làm ở những nơi khác nhau. Với những người tốt nghiệp các trường đại học Y thì tìm việc làm bác sĩ không phải một nhiệm vụ khó khăn vì hiện nay ngành y tế vẫn thiếu nhiều bác sĩ, chuyên gia y tế, đặc biệt là những người có trình độ cao. Bác sĩ có thể làm việc tại các bệnh viện công, bệnh viện tư, phòng khám hay tự mở phòng khám, phòng siêu âm, v.v. Cũng có những người tốt nghiệp trường Y, tiếp tục học lên và trở thành giảng viên, giảng dạy tại các trường đại học, cao đẳng trên toàn quốc.

IV. Yêu cầu với trình độ và bằng cấp của bác sĩ

Bạn chỉ có thể trở thành bác sĩ khi có bằng cấp chuyên môn. Việc học để trở thành bác sĩ sẽ gồm các giai đoạn sau:

Giai đoạn đầu tiên là hoàn thành chương trình đào tạo y khoa tại đại học. Tùy vào ngành học mà thời gian học sẽ khác nhau, bác sĩ đa khoa là 6 năm còn điều dưỡng là 4 năm. Sau khi học xong và thuận lợi tốt nghiệp bạn sẽ có bằng cử nhân y khoa. Giai đoạn tiếp theo là chương trình bác sĩ nội trú kéo dài 2 năm. Bạn học và thực tập tại các bệnh viện, cơ sở y tế. Giai đoạn cuối cùng là học chuyên khoa, đào tạo xuyên suốt. Có những người sẽ nâng cao năng lực trong lĩnh vực nhi khoa, y học cấp cứu hoặc phẫu thuật thần kinh. Quá trình này mất từ ​​3 đến 7 năm tùy thuộc vào chuyên khoa và các bác sĩ sẽ được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa đào tạo khi đáp ứng các yêu cầu đánh giá. Ở Việt Nam thì hiện nay phân thành bác sĩ chuyên khoa 1 và chuyên khoa 2. Chuyên khoa 1 tương đương với trình độ thạc sĩ còn chuyên khoa 2 là tiến sĩ. Học vị Giáo sư, Phó Giáo sư dành cho bác sĩ sẽ được ghi nhận dựa trên kinh nghiệm và những đóng góp của bạn cho nền y tế nước nhà.

Yêu cầu về phẩm chất và kỹ năng của bác sĩ

V. Phẩm chất cần có của một bác sĩ

1. Nhân đạo

Người xưa đã có câu “Lương y như từ mẫu”, nghĩa là bác sĩ cũng như mẹ hiền. Nếu như mẹ là người mang đến cuộc sống thì các bác sĩ dùng kiến thức, kỹ năng của họ để giúp chúng ta mạnh khỏe và vượt qua bệnh tật. Để làm được công việc này, các bác sĩ trước hết đều cần có tình yêu thương với những người xung quanh và tận tâm với người bệnh, một lòng muốn giúp họ khỏi bệnh. Công việc bác sĩ rất vất và và đôi khi phải đối diện với những biểu hiện bệnh lý nghiêm trọng như máu me, thậm chí là tình trạng nhiễm trùng, v.v. Với nhiều người thì có thể cảm thấy mất vệ sinh hoặc không có cách nào đối mặt. Lòng nhân đạo chính là một trong những động lực để các bác sĩ nỗ lực vượt qua khó khăn và giúp đỡ bệnh nhân.

2. Trình độ chuyên môn giỏi, không ngừng học hỏi nâng cao tay nghề

Các bác sĩ đều phải trải qua quá trình học tập lâu dài và gian khổ nhưng trình độ của mỗi người là khác nhau, có những người rất nổi bật, ngày một xuất sắc hơn trong khi một số người lại bị chững lại. Một bác sĩ giỏi và bác sĩ tốt là người luôn nỗ lực học hỏi để nâng cao tay nghề. Càng tiếp xúc với nhiều trường hợp bệnh nhân, đọc tài liệu và nghiên cứu nhiều thì bạn càng có cơ sở để tìm ra những phương pháp mới trong khám chữa bệnh.

3. Khả năng tập trung tốt

Không ai là không bao giờ phạm sai lầm trong công việc và cuộc sống nhưng những sai lầm của bác sĩ có thể ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh mạng của người bệnh. Để hạn chế những vấn đề nghiêm trọng xảy ra hoặc phát sinh các tình huống tiêu cực, các bác sĩ cần có khả năng tập trung tốt nhất là khi chẩn đoán, tiêm, truyền dịch hay phẫu thuật cho bệnh nhân. Sự tập trung và tính cẩn thận, chú ý đến chi tiết, không ngại kiểm tra và cân nhắc nhiều lần với mỗi trường hợp giúp phán đoán chính xác và trị bệnh hiệu quả hơn.

Xem thêm:

4. Làm việc cường độ cao dưới áp lực

Bất kể vai trò bác sĩ nào cũng đều áp lực, đặc biệt là bác sĩ cấp cứu, đa khoa hay phẫu thuật. Mỗi ngày, bạn sẽ phải tiếp xúc với nhiều bệnh nhân, mỗi người có tình trạng khác nhau, cần điều trị khác nhau và khả năng khỏi bệnh, sống sót khác nhau. Bạn muốn giúp họ nhưng có nhiều khi cũng phải “lực bất tòng tâm” vì bác sĩ cũng không phải đấng toàn năng. Tuy nhiên, dù là bác sĩ cũng khó quen với sống chết, với những hình ảnh bệnh nhân đau đớn vì bệnh tật. Ngoài việc phải làm việc liên tục nhiều giờ, đi trực đêm, mệt mỏi về thể chất thì áp lực tinh thần của bác sĩ cũng rất lớn. Kết quả các nghiên cứu ở Mỹ, Anh và các nước phát triển khác cho thấy, bác sĩ là những người dễ phải tiếp nhận điều trị y tế do quá căng thẳng trong thời gian dài.

5. Kiên nhẫn với bệnh nhân

Bệnh nhân có thể là những hiểu biết, có trình độ học vấn cao hoặc là những người bình thường, có những người già cả không nghe rõ, không nhìn rõ, không hiểu được những vấn đề học thuật hay các em nhỏ chưa biết diễn đạt vấn đề của mình như thế nào, v.v. Sự kiên nhẫn sẽ giúp bác sĩ lắng nghe tích cực để hiểu về dấu hiệu, biểu hiện bệnh lý của bệnh nhân, điều chỉnh kịp thời các biện pháp chữa trị, v.v. Đôi khi, sự kiện nhẫn này còn được dùng cho cả người nhà bệnh nhân – những người quá lo lắng dẫn đến nóng giận và có phản ứng tiêu cực với lời dặn dò, lời khuyên, các yêu cầu của bác sĩ.

Lương của bác sĩ cao hay thấp?

VI. Thu nhập của bác sĩ có cao không?

Mức lương của bác sĩ khác nhau tùy vào nơi làm việc, thường thì làm trong các bệnh viện công lương sẽ thấp hơn nhiều so với tại các bệnh viện và phòng khám tư. Tuy nhiên, ở môi trường công thì bạn học được nhiều kiến thức hơn và có nhiều cơ hội đào tạo chuyên sâu cũng như được xét học vị sau những cống hiến cho ngành y tế. Lương bác sĩ ở bệnh viện công tính theo bậc lương từ mới ra trường đến có nhiều kinh nghiệm, người càng có thâm niên lương càng cao. Ở bệnh viện tư hoặc phòng khám y tế thì lương bác sĩ cao hơn, có thể lên đến 20 – 30 triệu/tháng dù chưa có nhiều kinh nghiệm. Ngoài tiền lương, bác sĩ có các khoản phụ cấp như tiền đi trực nhưng không đáng kể. Để kiếm thêm thu nhập, tiếp tục đi học lên nữa thì nhiều bác sĩ sẽ kết hợp giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học, sẵn sàng làm thêm ngoài giờ (buổi tối, cuối tuần, khi không có ca trực). Ngày nay, nhiều bác sĩ tự mở và phát triển phòng khám tư nhân, sau đó tự khám chữa bệnh vào thời gian rảnh, ngày nghỉ và thuê các bác sĩ, y tá khác làm việc các ngày trong tuần. Trường hợp này thường phổ biến hơn với những ai đã có kinh nghiệm làm việc và xây dựng được uy tín cá nhân.

VII. Trở thành bác sĩ có khó không?

Một trong những lý do khiến hệ thống y tế luôn thiếu bác sĩ là vì nghề này có yêu cầu rất cao và không phải ai muốn cũng có thể thi vào. Điểm thi đầu của các trường Y, đặc biệt là những ngành như Y khoa thường rất cao (năm 2020, ngành Y khoa của Đại học Y Hà Nội có điểm chuẩn là 28,9/30 điểm), gần như là điểm tối đa. Có thể nói là bước đầu tiên để trở thành bác sĩ đã rất khó. Bên cạnh đó, chương trình học Y kéo dài hơn hẳn so với các ngành khác nhất, mất khoảng 6 năm (nếu ra trường đúng hạn), chương trình học cũng rất vất vả, khó học và phải đi trực tại bệnh viện từ năm 2 đại học. Không chỉ vậy, sau khi tốt nghiệp, bạn vẫn cần tiếp tục học lên bác sĩ nội trú, học các chương trình đào tạo chuyên sâu khác, gần như là học cả đời nếu muốn theo nghề này. Chỉ khi có năng lực và đam mê, yêu nghề thì bạn mới có thể vượt qua những vất vả của nghề bác sĩ. Thực tế là một số sinh viên Y có thể bảo lưu hoặc bỏ học giữa chừng vì không theo được. Ngoài ra, trong quá trình hành nghề Y, các bác sĩ cũng luôn phải chú ý tuân thủ Y đức, trị bệnh cứu người, tránh các sai phạm vì những sai phạm có thể khiến bạn bị xử lý, cách chức, v.v. Chính vì vậy, để có thể dễ dàng ứng tuyển bác sĩ tại các cơ sở, bệnh viện lớn đòi hỏi bạn cần có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.

Xem thêm: Lời Bài Hát Tự Thân Nàng Cứu Độ Nàng, Tự Thân Nàng Hãy Cứu Độ Nàng

Trường nào đào tạo bác sĩ tốt?

VIII. Những trường đào tạo ngành Y uy tín nhất

Các trường đào tạo ngành Y uy tín nhất cả nước hiện nay gồm có:

Đại học Y Hà Nội. Đại học Y Dược Thái Nguyên. Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh. Học viện Quân Y. Học viện Y học cổ truyền. Đại học Y Dược Thái Bình. Đại học Y Dược Cần Thơ. Đại học Y Dược Huế. Khoa Y – ĐHQG TP.HCM. Khoa Y Dược – ĐHQGHN.

Điểm thi vào những trường đại học Y kể trên thường khá cao và cao nhất luôn là Đại học Y Hà Nội. Tùy vào khả năng mà bạn chọn cho mình những khoa, những trường phù hợp nhất. Trong trường hợp không thể vào đại học nhưng vẫn muốn trở thành bác sĩ, bạn cũng có thể cân nhắc học cao đẳng sau đó đi làm rồi tiếp tục thi liên thông và học lên. Con đường này tốn nhiều thời gian hơn nhưng ít nhất bạn cũng đang từng bước thực hiện ước mơ của mình. Từ xưa đến nay, các bác sĩ luôn được tôn trọng, là những người được kỳ vọng, gửi gắm niềm hi vọng sống từ bệnh nhân và người nhà. Trở thành một bác sĩ là hành trình dài cần sự kiên định và phấn đấu không ngừng nhưng cũng rất đỗi tự hào. Hiểu về công việc của bác sĩ và các cơ sở đào tạo sẽ là sự chuẩn bị để bạn đặt ra mục tiêu nghề nghiệp cụ thể và từng bước đạt được mục tiêu đó.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *