Tuyến trùng là gì? Làm thế nào để tiêu diệt tuyến trùng rễ hiệu quả?Đặc điểm của tuyến trùngMột số loại cây trồng thường mắc bệnh tuyến trùng rễCác biện pháp phòng trừ tuyến trùng rễ ( cách trị tuyến trùng rễ)

Tuyến trùng rễ là một bệnh rất phổ biến trên cây trồng, gây ra các vết thắt hoặc lỗ hổng trên rễ, các đầu rễ bị thương, phân nhánh nhiều,..  Đây là các triệu chứng ban đầu của cây khi bị tuyến trùng gây ra.

Bài viết hôm nay của tôi nhằm cung cấp các thông tin về Đặc điểm của tuyến trùng? Một số loại cây trồng thường mắc bệnh tuyến trùng rễ ? Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng rễ. Để giúp bà con có thêm các kiến thức chung về tuyến trùng hại rễ và có các biện pháp xử lý tuyến trùng mang hiệu quả cho khu vườn nhà mình. 

Tuyến trùng là gì? Làm thế nào để tiêu diệt tuyến trùng rễ hiệu quả?

Đặc điểm của tuyến trùng

Tuyến trùng rễ là gì?

Tuyến trùng còn có tên khác là giun đũa, giun tròn, là loài động vật không xương sống. Các loài tuyến trùng có kích thước rất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy được nên bạn cần sử dụng kính hiển vi để nhìn thấy chúng. 

Nó đa dạng thành phần về loài và sống được rất nhiều môi trường khác nhau và chúng thích ứng rất nhanh khi môi trường sống thay đổi. 

Trong nông nghiệp thì tuyến trùng chia ra làm 2 loại đó là: Tuyến trùng có lợi và tuyến trùng có hại (nhóm tuyến trùng ký sinh thực vật):

Tuyến trùng có lợi: là những loài tuyến trùng này chống lại những vi sinh vật gây hại, bao gồm: mọt, bọ chét, sâu đục thân, giun đất, bọ chét, sâu bọ trắng…Ngoài ra, chúng còn tiêu diệt các loài côn trùng gây hại bằng cách tiêm các vi khuẩn vô cơ thể của côn trùng hoặc là tự xâm nhập vào cơ thể của vật chủ, ký sinh và ăn cơ thể của vật chủ.

Đang xem: Thuốc trị tuyến trùng lưu dẫn

Tuyến trùng có hại: là những tuyến trùng chuyên ký sinh trên thực vật. Chúng gây hại bằng cách ăn các bề mặt bên ngoài của cây trồng. Mặt khác có những con tuyến trùng gây hại bằng cách đào sâu vào mô tế bào của thực vật. Phổ biến nhất là những tuyến trùng sống trong đất hoặc một số loài tuyến trùng khác có thể gây hại cho rễ, thân, tán lá và kể cả hoa của cây trồng. Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

*

Đặc điểm hình thái của tuyến trùng

Kích thước của tuyến trùng rất nhỏ từ 0,6-2mm nên mắt thường rất khó nhìn thấy.

Nơi sống chủ yếu của chúng là ở mô tế bào của cây. Chúng gây hại bằng các phương thức như: hút chích, bơm các loại độc tố vào rễ cây khiến cho rễ cây bị tắc nghẽn mạch, rễ cây phình ra tạo thành các khối u sần hoặc làm rễ bị hoạt tử.

Từ đó, làm cho rễ cây không hút được các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây, làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém dẫn đến vàng lá và chết dần đi.

Các yếu tố như độ ẩm của đất, số lượng của rễ cây trồng, cấu trúc đất, độ pH của đất… đây là các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của tuyến trùng.

Số lượng rễ cây lớn và phát triển mạnh thì tuyến trùng cũng phát triển mạnh theo. Ngược lại, tuyến trùng phát triển kém ở những vùng đất sét và phát triển mạnh hơn những vùng đất chua ( có độ pH thấp) và đất cát.

Hình thức ký sinh của tuyến trùng trên rễ

Tuyến trùng có 3 hình thức ký sinh đó là: nội ký sinh, ngoại ký sinh và bán nội ký sinh

Nội ký sinh: là một dạng ký sinh của tuyến trùng bằng cách nó chui vào trong bộ rễ cây trồng và gây hại bộ rễ bằng cách chích hút các tế bào rễ cây tạo ra những nốt u sần sùi trên rễ. Từ đó, người ta đã gọi nó bằng một cái tên khác là tuyến trùng nốt sần. Ngoại ký sinh: là nhóm tuyến trùng ký sinh sống ngoài môi trường đất và nước. Nó gây hại bằng cách hút chích rễ cây làm cho cây bị thối nhũn ra. Những tuyến trùng không sống kí sinh vào rễ cây nên gọi là ngoại ký sinh.Bán nội ký sinh (nửa trong nửa ngoài): đối với hình thức ký sinh này chúng ta có thể hiểu là một nửa cơ thể tuyến trùng di chuyển vào bên trong rễ cây và một phần ở bên ngoài môi trường (ngoài rễ cây) nó gây hại và tạo ra những nốt sần trên rễ cây.Dấu hiệu nhận biết tuyến trùng rễ

Tuyến trùng tấn công bộ rễ ảnh hưởng đến rễ cây hút nước và chất dinh dưỡng kém đi, dẫn đến cây phát triển còi cọc và vàng lá, rụng lá và chết.

Khi chúng tấn công gây hại không làm chết cây ngay nhưng làm cho cây trồng không phát triển hoặc phát triển rất kém và mật độ tuyến trùng phân bố trong vườn không đồng đều nên các triệu chứng xuất hiện ban đầu của cây cũng không đồng đều trên toàn vườn.

Khi bị tuyến trùng hại rễ tấn công, sẽ tạo ra các vết hở do tuyến trùng gây ra đây cũng là con đường cho các vi sinh vật gây hại khác như nấm và vi khuẩn xâm nhập vào cho cây gây ra các bệnh về nấm và vi khuẩn. 

Vòng đời của tuyến trùng

Ba giai đoạn chính của vòng đời tuyến trùng là trứng, con non và con cái trưởng thành.

*

Vòng đời của tuyến trùng rễ

Tuyến trùng có thể hoàn thành vòng đời của nó trong bốn tuần trong điều kiện lý tưởng (nhiệt độ đất ở 75 ° F)

Trứng phát triển thành con non (J1,J2) sau khi nở ra và xâm nhập vào rễ cây đậu tương để nuôi dưỡng và phát triển.Con cái trưởng thành xuyên qua bề mặt rễ nhưng vẫn bám vào rễ. Các con đực giao phối với con cái trưởng thành trên bề mặt rễ. Mỗi con cái có thể đẻ hơn 200 trứng trong một khối trứng ở đầu sau của chúng. Cuối cùng, con cái chứa đầy trứng chết và thành cơ thể cứng lại tạo thành một cái nang cứng xung quanh trứng.

Một số loại cây trồng thường mắc bệnh tuyến trùng rễ

Tuyến trùng hại rễ sầu riêng

*

Tuyến trùng hại rễ sầu riêng

Ở cây sầu riêng thì bệnh tuyến trùng hại rễ sau khi cây được trồng 6-8 tháng. Làm cho cây sinh trưởng và phát triển kém.

Các mép lá cây sầu riêng bị khô và sau đó rụng đi, còn lại một số lá non bị nhăn nheo lại và hơi vàng, chồi cây sầu riêng bị trơ trụi không phát triển.

Cây sầu riêng luôn hình thành những mầm mới nhưng không hình thành được các chồi non được. 

Bệnh tuyến trùng rễ cây mai

*

Bệnh tuyến trùng rễ cây mai

Các tuyến trùng chui vào rễ cây mai để sinh sống và gây hại bằng cách chích hút rễ cây làm cho rễ sưng lên tạo ra các bướu rễ và gây ra thối rễ. Từ đó, rễ không hút được các chất dinh dưỡng để cung cấp cho cây và lá các phiến lá bị vàng, rụng dần đến chết.

Vì thế nên sử dụng thuốc đặc trị tuyến trùng rễ mai vàng để tiêu diệt tuyến trùng. Từ đó, giúp những cây mai bị tuyến trùng tấn công được phục hồi, sinh trưởng và phát triển hơn. 

Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê

Cây cà phê bị tuyến trùng tấn công làm hệ thống rễ bị phá hủy làm cho rễ không hút được nước và chất dinh dưỡng cho cây. Làm cho cây bị vàng lá và chết.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Kết Thúc Bài Thuyết Trình Powerpoint Đẹp, Kết Thúc Bài Thuyết Trình Một Cách Hoàn Hảo

*

Bệnh tuyến trùng thối rễ vàng lá cà phê

Khi bộ rễ cây cà phê bị bệnh thì có màu vàng sau đó dần chuyển sang màu nâu và bị thối một bên rễ.

Lá cây dần chuyển sang vàng vàng và rụng dần, các nhánh cây non, bị mất đi và thân chết cây. Từ đó, làm cho năng suất, chất lượng của cây trồng giảm rõ rệt.

Nếu phát hiện cây cà phê trong vườn nhà mình có những biểu hiệu như trên bà con nên nhanh chóng sử dụng thuốc trị bệnh tuyến trùng rễ (thuốc diệt tuyến trùng) cho cây cà phê nhanh nhất có thể để cây nhanh phục hồi và phát triển trở lại như bình thường.

Các biện pháp phòng trừ tuyến trùng rễ ( cách trị tuyến trùng rễ)

Biện pháp canh tác 

Nên luân canh các loại cây trồng với nhau để ngăn ngừa sự phát triển và lây lan của tuyến trùng hại rễ. 

Sử dụng các loại giống kháng bệnh cao, khả năng chống chịu tốt và thường xuyên đi kiểm tra vườn. Nếu phát hiện bệnh kịp thời xử lý để tránh lấy lan.

Nên giữ lại cỏ trong vườn nhà bạn để hạn chế sự tấn công của tuyến trùng vào cây trồng. Mặt khác, cỏ còn giữ độ ẩm cho đất không làm cho đất thoái hóa và mùa khô, có thể cắt ngọn cỏ để bỏ vào đất tạo độ tơi xốp cho đất trồng.

Nhanh chóng thu dọn những cây bị bệnh mang đi tiêu hủy, nên dọn sạch sẽ nơi những cây bị tuyến trùng hại và xử lý đất bị tuyến trùng bằng cách bón vôi để tiêu diệt các tuyến trùng còn sót lại trong đất một cách hiệu quả nhất.

Nên bón các loại phân hữu cơ đã hoai mục, tránh lạm dụng các loại phân bón hóa học và tưới nước hợp lý, không nên tưới quá nhiều (tưới tràn cây)…nhằm hạn chế sự phát triển của tuyến trùng.

Biện pháp vật lý giúp phòng trừ tuyến trùng rễ

Tuyến trùng thường rất mẫn cảm với nhiệt độ. Dựa vào tính chất như vậy nên người ta đã có tiêu diệt tuyến trùng bằng cách xử lý nhiệt trên 600℃ hạn chế lại hiệu quả cao. Đối với phương pháp này thì cần thời gian dài và chi phí cao hơn so với các biện pháp khác. 

Thiên địch của tuyến trùng

Thiên địch kiểm soát tuyến trùng rất tốt. Ngoài ra, nó còn làm giảm mật độ tuyến trùng và hạn chế các tác hại do tuyến trùng gây ra. Nên trồng các loại cây như: vạn thọ, sao nhái nhằm mục đích xua đuổi các tuyến trùng gây hại cho cây trồng.

Biện pháp sinh học – thuốc trị tuyến trùng rễ hiệu quả

Khi phát hiện ra cây bị tuyến trùng gây hại cần nhanh chóng xử lý ngay lập tức bằng thuốc trị tuyến trùng sinh học: lấy 1kg RV14 cho vào khoảng 300 lít nước nên tưới 6 lít nước trên 1 gốc cây hoặc lấy 500g RV14 trộn chung với các loại phân bón khác để rải gốc cây bị nhiễm bệnh (diện tích rải gốc từ 500-1000m2).

*

Thuốc trị tuyến trùng dạng hạt

Chế phẩm sinh học RV14 giúp phục hồi các cây trồng bị u bướu do tuyến trùng gây ra. Từ đó giúp bộ rễ cây phát triển hơn và hạn chế các bệnh ở rễ do tuyến trùng gây hại. Ngoài ra, nó còn giúp tăng độ pH trong đất, giúp đất tơi xốp hơn, tăng độ phì nhiêu cho đất.

Xem thêm: Sơ Đồ Tư Duy Về Nghề Nghiệp, Làm Sao Để Sử Dụng Thành Công Sơ Đồ Tư Duy

Đặc biệt, sản phẩm này an toàn cho người sử dụng và mang lại hiệu quả cao, thân thiện với môi trường.

About Nguyễn Nhiều

Chào các bạn, mình là Nhiều.Cầm trên tay tấm bằng kỹ sư Đại Học Nông Lâm Huế cũng chính là lúc mình tiếp tục hành trình nuôi dưỡng niềm đam mê với nông nghiệp tại Israel – Chương trình thực tập sinh tiềm năng.Để hôm nay khi về lại quê hương, mình rất vui khi được chia sẽ những kiến thức tiên tiến mình đã có cơ hội biết đến, hy vọng sẽ giúp bà con nông dân tìm ra lời giải trên con đường sản xuất nông nghiệp bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao. View all posts by Nguyễn Nhiều →

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *