Hiện nay vấn đề xử lý nợ luôn luôn được các công ty, doanh nghiệp đặt lên hàng đầu. Tuy nhiên các công ty này thường gặp rắc rối trong vấn đề tạo lập thư đòi nợ. Vậy khi nào cần viết? Như thế nào là mẫu thư hợp pháp? Thủ tục thực hiện ra sao? Tổng đài pháp luật sẽ cung cấp một số thông tin theo quy định mới nhất của pháp luật, các bạn hãy cùng tìm hiểu nhé.

Đang xem: Thư đòi nợ hay nhất

*

 

Thư đòi nợ khách hàng là gì?

Việc xử lý thu hồi nợ là một vấn đề rắc rối và rất phức tạp hiện nay. Các chủ nợ là các cá nhân, doanh nghiệp đều muốn thu hồi nợ nhanh chóng nhưng lại không muốn là phật lòng bên nợ của mình, nên họ thường băn khoăn không biết thông báo thu nợ đến khách hàng của mình một cách tinh tế, tế nhị nhất.

Thư thu hồi nợ là văn bản, biểu mẫu do bên thu hồi nợ tự viết gửi đến bên nợ của mình do bên nợ chậm thanh toán khoản tiền mà hai bên đã ký kết, thỏa thuận trong hợp đồng. Đồng thời bên nợ có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đúng thời hạn mà hai bên đã ký kết thống nhất trong hợp đồng.

Thư đòi nợ có tác dụng đảm bảo sự lành mạnh về tài chính của cá nhân, doanh nghiệp. Nó còn có tác dụng để đảm bảo lợi tài chính của cá nhân cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời thư thu hồi nợ nhằm tạo ra sự thiện chí để đưa yêu cầu thanh toán các khoản nợ liên quan giữa chủ nợ và con nợ.

Pháp luật có quy định về quyền yêu cầu thanh toán nợ của bên bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán như sau:

Căn cứ vào Khoản 1 Điều 297 Luật Thương Mại 2005 quy định:

Điều 297. Buộc thực hiện đúng hợp đồng

1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh”

Khi nào cần viết thư đòi nợ?

 

Anh Thắng( Hải Dương) có câu hỏi:

Theo điều 3 (giá mua và phương thức thanh toán) trong hợp đồng có quy định anh X có nghĩa vụ thanh toán 8 triệu đồng khi ký kết hợp đồng mua bán và sau 1 tháng khi hợp đồng được ký kết sẽ thanh toán nốt 2 triệu hợp đồng.

Đến nay đã qua 1 tháng khi ký kết hợp đồng nhưng anh X vẫn chưa thanh toán nốt số tiền 2 triệu đồng còn lại. Thưa Luật sư, do tôi là người không am hiểu về pháp luật nên Luật sư cho tôi hỏi thì khi nào cần viết thư đòi nợ? Mong Luật sư tư vấn và cho ý kiến.

 

Trả lời:

Đối với câu hỏi của anh Thắng, chúng tôi đưa ra câu trả lời như sau:

Viết thư đòi nợ khách hàng là một trong những công việc phổ biến thường xuyên và cần thiết đối với các cá nhân, doanh nghiệp hiện nay. Thông thường thư này sẽ được sử dụng ở trong nhiều trường hợp, tình huống, khoản thời gian khác nhau tùy vào từng chính sách hoạt động của cá nhân, doanh nghiệp.

Thông thường, mẫu thư sẽ được viết trong các trường hợp như sau:

1. Viết thư dùng để nhắc nhở khách hàng về khoản nợ sắp đến hạn thanh toán. Đây là một cách nhắc khéo khách hàng để họ có thể chuẩn bị sẵn tâm lý cũng như là chuẩn bị thanh toán số tiền tương thích.

2. Viết thư dùng để khách hàng thanh khoán khoản tiền đã đến hạn trả nợ.

3. Viết thư dùng để yêu cầu khách hàng thanh toán khoản tiền nợ đã quá hạn.

Đối với tình huống của anh Thắng thì đã 1 tháng trôi qua anh X vẫn thanh toán số tiền còn lại trong hợp đồng là 2 triệu đồng. Trong trường hợp này anh Thắng nên viết thư đòi nợ để yêu cầu anh X thanh toán nốt số tiền còn lại trong hợp đồng.

Như vậy, đối với trường hợp của anh Thắng, chúng tôi đã tư vấn giúp anh khi nào nên viết giấy thu hồi nợ. Trong trường hợp anh chưa hiểu về phần nào thì anh có thể gọi đến số điện thoại luật sư tư vấn miễn phí 1900.633.705 để được các Luật sư hỗ trợ giải đáp cụ thể trong thời gian ngắn nhất.

*

 

Nội dung mẫu thư đòi nợ bao gồm những gì?

 

Anh Mạnh ( Ba Vì) có câu hỏi:

Tuy nhiên sau khi Công ty tôi đã giao đủ 20 tấn gạo thì công ty B này đã không thanh toán số tiền còn lại trong hợp đồng. Vì vậy Công ty chúng tôi quyết định viết thư để đòi nợ đối với số tiền 100 triệu đồng mà Công ty B còn nợ chúng tôi. Do không am hiểu về pháp luật, nên tôi muốn nhờ Luật sư giúp tôi hướng dẫn tôi nội dung thư đòi nợ trong kinh doanh. Xin cảm ơn!

 

Trả lời:

Đối với câu hỏi của anh Mạnh, chúng tôi đưa ra những phản hồi như sau:

Thông thường thì trong thư đòi nợ khách hàng sẽ có thông tin xác định công nợ, thời gian, nghĩa vụ khách hàng cần thanh toán các khoản đã vay. Việc trình bày nội dung của thư này sẽ tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể. Tuy nhiên, những vấn đề chung của thư thì cần rõ ràng, phù hợp với pháp luật quy định, tăng tính rõ ràng, pháp lý trong việc thu hồi công nợ.

Cụ thể, khi viết một lá thư để đòi nợ, nhắc nhở khách hàng thanh toán khi đến hạn thì anh cần thể hiện được những thông tin cần thiết như sau:

Nội dung thư để đòi nợ bao gồm 03 phần như sau:

1. Phần mở đầu: nêu lý viết thư do

2. Phần thứ hai: nội dung khoản nợ, đưa ra chi tiết khoản nợ và những điều khoản trên hợp đồng đã ký quy định thời hạn trả nợ.

3. Phần thứ ba: kết thư, đưa ra câu chốt nếu khách hàng không thanh toán đúng hẹn sẽ bị phạt theo quy định của pháp luật (có thể nêu chi tiết).

Nội dung thư sẽ có bảng kê khai chi tiết công nợ đính kèm nếu như có nhiều chi tiết hàng hóa. Phần này sẽ tính chi tiết khoản nợ và lãi tất cả bao nhiêu. Nhắc lại hoàn cảnh phát sinh khoản nợ chưa trả, thống kê các khoản nợ cần thanh toán cho đến thời điểm cụ thể.

Các điều khoản mà hai bên đã ký ở hợp đồng như phạt nếu quá thời hạn trả nợ, tịch thu tài sản cá nhân, doanh nghiệp đã thế chấp trước đó.

Đưa ra giới hạn của thông báo và coi đó là lần cuối nhắc nhở khách hàng nếu bên có nghĩa vụ trả nợ không thực hiện trong thời hạn cuối cùng thì phía bên cho vay sẽ có hành động pháp lý cụ thể.

Bên thu hồi nợ sẽ đưa ra những hình phạt cụ thể nếu chậm hạn trả nợ như thu hồi sản phẩm, hàng hóa, khởi kiện ra tòa án, tịch thu tài sản đảm bảo hoặc có thể ủy quyền cho bên thứ 3 thu hồi khoản nợ. Đưa ra thời hạn thanh toán cuối cùng cho bên phía khách hàng.

Tùy vào từng mức độ và mối quan hệ của hai bên có thể đưa ra cách cho bên nợ trả như: có thể trả lãi trước, trả nợ dần theo hình thức trả góp, hoặc giãn nợ thêm thời gian. Sự thiện chí của chủ nợ, mong muốn hợp tác lâu dài.

Xem thêm:

Bên thu hồi nợ sẽ đưa ra những hình phạt cụ thể nếu trễ hạn trả nợ như thu hồi sản phẩm, hàng hóa, khởi kiện ra tòa án, tịch thu tài sản đảm bảo hoặc có thể ủy quyền cho bên thứ 3 thu hồi nợ.

Nội dung sẽ có phần thông tin cá nhân của khách hàng như: Tên, năm sinh, số CMND/CCCD, địa chỉ thường trú, tạm trú… còn bên thu hồi nợ sẽ có địa chỉ cơ quan/doanh nghiệp, trụ sở, người đại diện, số hợp đồng nợ.

Nội dung thư đòi nợ sẽ nêu ra những quyền và nghĩa vụ của 02 bên trong hợp đồng.

+ Chữ ký người đại diện hợp pháp của bên chủ nợ.

+ Tài liệu kèm theo.

Nếu có gì thắc mắc chưa hiểu về nội dung thư đòi nợ thì anh hãy liên lạc đến tổng đài 1900.633.705 để được các luật sư giải đáp rõ ràng nhất.

 

*

 

Mẫu thư đòi nợ khách hàng trong kinh doanh mới nhất

 

Anh Huy (Hưng Yên) có câu hỏi:

Doanh nghiệp tư nhân Anh Huy chuyên cung cấp lắp đặt hệ thống điều hòa có trụ sở tại thành phố Hồ Chí Minh do tôi là chủ sở hữu. Tháng 5 năm 2022 công ty của tôi có kí kết hợp đồng mua bán lắp đặt điều hòa với công ty M có trụ sở tại Bình Dương với giá trị hợp đồng là 80 triệu đồng.

Trong hợp đồng có quy định, bên phía công ty M sẽ thanh toán hết số tiền 80 triệu đồng sau 10 ngày công ty tôi lắp đặt xong điều hòa. Đến nay là ngày thứ 15 sau khi lắp đặt xong mà Công ty M chưa thanh toán tiền cho Công ty tôi. Rất mong luật sư giúp tôi mẫu thư đòi nợ khách hàng trong kinh doanh. Tôi xin cảm ơn.

 

Trả lời:

MẪU ĐƠN ĐÒI NỢ KHÁCH HÀNG TRONG KINH DOANH

Download (DOCX, 13KB)

Với câu hỏi của anh, chúng tôi xin đưa ra mẫu thư đòi nợ khách hàng trong kinh doanh hay nhất, chính xác nhất. Nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, ngoài ra chúng tôi còn cung cấp, hướng dẫn viết các mẫu thư đòi nợ khách hàng bằng tiếng anh nhanh chóng và hiệu quả:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc

…,ngày … tháng …. năm 2022

THÔNG BÁO ĐÒI NỢ

(V/V yêu cầu thực hiện đúng nghĩa vụ đã cam kết)

Kính gửi: Ông/Bà

CMTND số: … do Công an thành phố … cấp ngày … /… /…..;

Đăng ký hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………..

Chỗ ở hiện nay:………………………………………………………………………………….

Thực hiện theo hợp đồng thuê nhà ngày … /…/… ký giữa Ông/Bà và tôi, tôi đã giao đúng chất lượng ngôi nhà theo đúng thỏa thuận của hai bên. Hai bên cũng đã xác nhận về quá trình bàn giao nhà vào ngày…

Theo điều khoản thanh toán hợp đồng (Điều …: giá thuê và phương thức thanh toán) thì bên thuê nhà phải thanh toán tiền thuê nhà cho bên A bằng tiền mặt năm tháng một lần vào năm thuê đầu tiên và từ năm thứ ba trở đi thì thanh toán sáu tháng một lần.

Thời gian để thanh toán là trong mười ngày đầu tiên của của mỗi kỳ thanh toán. Tuy nhiên đến nay đã quá thời hạn nêu trên mà bên thuê nhà là ông/bà … vẫn không có thanh toán đúng khoản tiền theo quy định trong hợp đồng thuê nhà ở được nêu ở trên.

Vậy tôi kính đề nghị ông/bà … thanh toán đúng số tiền theo quy định trong hợp đồng. Sau 20 ngày kể từ ngày nhận được thông báo này, Ông/bà không thực hiện nghĩa vụ thanh toán theo hợp đồng. Chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp pháp lý phù hợp với yêu cầu của pháp luật để buộc Ông phải thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.

Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý khách hàng.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Bên cho thuê nhà

( Ký và xác nhận)

 

Mẫu thư nhắc nhở thanh toán công nợ

 

Chị Huyền (Hải Phòng) có câu hỏi:

 

Trả lời:

MẪU THƯ NHẮC NHỞ THANH TOÀN CÔNG NỢ 

Download (DOCX, 12KB)

Xin chào chị Huyền, để chị có thể hiểu rõ hơn, sâu sắc hơn dưới đây chúng tôi sẽ thực hiện một mẫu thư nhắc nhở thanh toán dùng cho doanh nghiệp và sử dụng đối với cá nhân để nhắc thanh toán đầy đủ như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập-Tự do-Hạnh phúc

THÔNG BÁO NHẮC NỢ

Đại diện hai bên đã ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu thiết bị ngày … tháng … năm … . Theo điều khoản Thanh toán hợp đồng (điều …), bên Mua sẽ thanh toán cho bên Bán 50 triệu giá trị hợp đồng trong vòng 15 ngày kể từ ngày ký Biên bản bàn giao và nghiệm thu hàng hóa.

Vậy, chúng tôi kính đề nghị quý cơ quan thanh toán giá trị hợp đồng tương đương số tiền: 50.000.000 đồng theo đúng quy định trong hợp đồng.

Tên tài khoản: Công ty Xây dựng Hose

Rất mong nhận được sự hợp tác từ quý cơ quan.

Xem thêm: 12 Ứng Dụng Tiết Kiệm Pin Tốt Nhất Hiện Nay Dành Cho Android Không?

Chúng tôi xin trân trọng cảm ơn!

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ(ký, ghi rõ họ tên)

 

Những tư vấn trên là một số thông tin cơ bản, để giải đáp những việc có liên quan tới nội dung thư đòi nợ. Nếu các bạn có thắc mắc gì trong quá trình giải quyết các thủ tục nói trên thì có thể liên hệ tới Tổng đài pháp luật qua đường dây nóng 1900.633.705 để được giải đáp các thắc thắc mắc. Với đội ngũ luật sư cùng chuyên gia, chuyên viên giàu kinh nghiệm, chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ giải đáp vấn đề của các bạn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *