Trails of Cold Steel IV – Nhật Bản vốn là một quốc gia nổi tiếng trong ngành công nghiệp game, nếu không muốn nói rằng đây vốn là “cái nôi” của video game hiện đại.

Đang xem: The legend of heroes trails of cold steel ii cho ps4

Chính vì thế, ở Nhật Bản tồn tại rất nhiều các studio game lớn nhỏ, có tuổi đời trên 10 năm – các studio này hầu hết trực thuộc một studio lớn hơn, thậm chí là cả một tập đoàn lớn, sau quá trình phát triển và các thăng trầm trong kinh tế.

Chỉ có một số ít trong đó vẫn còn duy trì vị thế độc lập được sau từng ấy năm lăn lộn trong ngành, và dù không phải là nổi tiếng nhất, nhưng Nihon Falcom chính là một cái tên đại diện cho các studio này.

Nhắc đến Nihon Falcom, có lẽ người ta sẽ nghĩ ngay đến YS, dòng game nhập vai hành động huyền thoại mà cho tới ngày nay vẫn hiếm có đối thủ nào cạnh tranh được.

MỤC LỤC ẩn
1 BẠN SẼ THÍCH
1.1 Lối chơi nhập vai có chiều sâu
2 BẠN SẼ GHÉT
2.1 Không dành cho người mới
2.2 Nhiều vấn đề tồn đọng

Tuy vậy, cũng không thể bỏ qua dòng game Trails – một trong các siêu phẩm JRPG có thể sánh vai với các tượng đài bất diệt khác của thể loại game này như Final Fantasy hoặc Dragon Quest.

Vốn là các “phân mảnh” của một “vũ trụ game” có tên The Legend of Heroes – dòng Trails đại khái có thể chia thành ba mảng chính là “Trails in the Sky” ,“Trails of Cold Steel” và “Trails to Zero“, tuy nhiên phần Zero chưa bao giờ được ra mắt ở phương Tây.

Có phần cốt truyện “trưởng thành” và mang nhiều tính “drama” hơn, dòng Trails of Cold Steel đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm và tình cảm của đông đảo người hâm mộ trên thế giới.

Và phiên bản Trails of Cold Steel IV ra mắt hồi năm 2018 (trên PS4) đã khép lại pho sử thi hoành tráng của một dòng game huyền thoại như một lời chào tạm biệt xứng đáng!

Vậy, Trails of Cold Steel IV có thật sự xứng đáng với vai trò là người khép lại hành trình dài đằng đẵng hơn 8 năm trời của các anh hùng trên lục địa Zemuria?

Mời bạn đọc cùng tvcc.edu.vn tìm lời giải qua bài đánh giá sau đây.

BẠN SẼ THÍCH

*
*

Lối chơi nhập vai có chiều sâu

Về lối chơi, Trails of Cold Steel IV vẫn giữ nguyên mọi thứ từ Trails of Cold Steel III với hầu như không có thay đổi gì.

Đây không phải là điều gì xấu khi mà bản thân lối chơi của dòng Trails xưa nay đã rất hoàn thiện với sức hấp dẫn riêng biệt.

Phần lớn thời gian game người chơi sẽ di chuyển khắp nơi trong thành phố – hầm ngục, cũng như các chiến trường quân sự tùy theo các nhiệm vụ.

Lượng NPC đồ sộ, kho nhiệm vụ chính – phụ cực nhiều, cùng hàng lô hàng lốc các đoạn hội thoại với tính liên kết rất mạnh sẽ đảm bảo người chơi luôn bận rộn và không có khoảng lặng nhàm chán.

Nhắc đến một tựa game JRPG mà bỏ qua mảng hệ thống chiến đấu thì quả là một thiếu sót to lớn, vì hầu như đấy chính là “cái hồn” để khiến người chơi nhớ về game.

Và về khoảng này thì Trails of Cold Steel IV nói riêng hay dòng Trails xưa nay nói chung, đều chưa từng làm người chơi thất vọng!

Các trận chiến trong Trails of Cold Steel IV diễn ra theo lượt, với thứ tự đến lượt giữa nhân vật và kẻ địch được hiển thị rõ ràng trên một thanh báo lượt.

Tốc độ đến lượt phụ thuộc vào chỉ số Speed của nhân vật, cũng như hành động trước đó của họ – ví dụ như sử dụng các Art “khủng” sẽ khiến nhân vật bị chậm đến lượt hơn.

Thứ tự này cũng có thể bị xáo trộn bởi các hiệu ứng kỹ năng như làm chậm, làm choáng…

*
*

Điểm thú vị của Trails of Cold Steel IV, đó là người chơi không phải chỉ có chọn lệnh, nhấn nút rồi ngồi xem nhân vật “múa” – mà trước khi ra mệnh lệnh, người chơi còn có thể di chuyển nhân vật tự do.

Việc làm này cho phép người chơi có thể tối ưu hóa sát thương và phạm vi ra đòn của các tuyệt chiêu, và quan trọng nhất, là có thể “né” các chiêu tất sát từ kẻ địch (vốn có thời gian niệm tương đối lâu và có báo trước vùng tác động).

Việc kết hợp giữa di chuyển chọn vị trí, tung đòn đánh hoặc Art, chú ý đến thời gian chờ giữa các lượt… tạo nên tính chiến thuật rất cao, khiến mỗi trận đánh trong Trails of Cold Steel IV đều hấp dẫn và kịch tính, chứ không chỉ đơn thuần là bấm bấm, chờ chờ, ngáp ngáp… như cái vấn đề cố hữu của các JRPG cổ điển.

Lượng NPC đồ sộ, kho nhiệm vụ chính – phụ cực nhiều, cùng hàng lô hàng lốc các đoạn hội thoại với tính liên kết rất mạnh sẽ đảm bảo người chơi luôn bận rộn

BẠN SẼ GHÉT

*
*

Không dành cho người mới

Trước tiên cần phải nói đến việc không như dòng YS, dòng Trails có tuyến cốt truyện rất dài hơi và có tính liên kết rất mạnh, đi kèm là dàn nhân vật chính – phụ cực kỳ nhiều và dày đặt.

Đây vốn là cái hay vì phần cốt truyện và các diễn tiến rất chặt chẽ và dồn dập, không bị đứt quãng hoặc cắt khúc phi lý như trường hợp các tựa game nhiều hậu bản khác thường gặp.

Xem thêm: Zalo Không Mở Được File Word, Cách Mở Và Sửa File Word Trên Android

Tuy nhiên, điều này chỉ đúng nếu người chơi là “fan cứng” của dòng game Trails, nghĩa là đã kinh qua các phiên bản trước đó (ít nhất là đã chơi qua Trails of Cold Steel I, II III).

Bởi vì nếu không có cái điều kiện “nhập môn” này, chắc chắn là người chơi sẽ không hề hiểu được cốt truyện của phần IV, hay thậm chí là dàn nhân vật vừa đông, vừa lạ hoắc trong đó.

Trails of Cold Steel IV “ném” người chơi thẳng vào phần tiếp diễn hai tuần sau cái kết của Trails of Cold Steel III, vào giữa tâm của bầu không khí vừa căng thẳng, vừa sục sôi của một trận chiến diện rộng chuẩn bị nổ ra.

Thay vì một màn hướng dẫn tân thủ nhẹ nhàng, người chơi phải mất hơn 30 phút để theo dõi các đoạn chuyển cảnh và hội thoại với lượng thông tin “nhiều kinh khủng” – điều mà người viết tuy đã chơi qua các bản trước, nhưng do thời gian cách quãng khá lâu, nên phải “lục não” để xâu chuỗi các sự kiện cũng như nhân vật lại, mới tạm hiểu được 70%.

trừ phần cốt truyện mang tính tiếp diễn dẫn đến cao trào và trở thành hồi kết cho trọn vẹn một dòng game dài bốn phần, thì Trails of Cold Steel IV thật ra giống Trails of Cold Steel… 3.5

Như vậy, có thể hiểu đơn giản là Trails of Cold Steel IV đã dựng nên cái rào kiểu “chỉ đón khách quen”, bởi người chơi mới bỏ 59.99 USD ra mua game về và ngay lập tức bị “dội bom” bởi một “tấn” thông tin thì cũng hiếm ai có thể ở lại chơi tiếp được.

Kế đến, Trails of Cold Steel IV tự bản chất nó không phải là một sản phẩm đúng nghĩa – bởi lẽ nó tái sử dụng phải đến 70% tài nguyên của phiên bản Trails of Cold Steel III, từ bối cảnh, đồ họa, mô hình… cho đến các NPC và “cameo”.

Vì vậy trừ phần cốt truyện mang tính tiếp diễn dẫn đến cao trào và trở thành hồi kết cho trọn vẹn một dòng game dài bốn phần, thì Trails of Cold Steel IV thật ra giống Trails of Cold Steel… 3.5 hơn!

*
*

Nhiều vấn đề tồn đọng

Điểm đặc biệt tách bạch dòng Trails of Cold Steel ra khỏi các phiên bản khác, chính là cốt truyện cực kỳ “đắc đíp”, xoay quanh những cuộc chiến đẫm máu, các âm mưu chính trị thâm độc và những thí nghiệm phi nhân tính cùng vô số những mặt tối khác của xã hội.

Vấn đề là với Trails of Cold Steel IV nói riêng hay dòng Trails of Cold Steel nói chung, thì những chi tiết này được làm khá nửa vời và chưa “tới”.

Ví dụ như các sản phẩm giải trí khác thì ranh giới của “thiện” và “ác” thường rất rõ ràng, hầu hết đều đề cao tôn chỉ “ác giả ác báo” – các ác nhân/phản diện thì sớm muộn gì cũng sẽ bị phe “anh hùng” tiêu diệt triệt để.

Tuy vậy, với thế giới của Trails of Cold Steel thì không như thế. Anh có giết vô số người, tạo ra hàng loạt cuộc chiến vô nghĩa, làm đủ mọi điều ác… thì sau cùng giỏi lắm là cũng bị dàn anh hùng chơi “thông não chi thuật”… giáo huấn một phen là cùng!

Trails of Cold Steel, chúng ta không có sự đồng cảm hay căm ghét phe phản diện được, bởi lẽ động cơ cũng như hậu quả mà chúng phải gánh chịu quá là thờ ơ và mờ nhạt.

mạch truyện chính lẫn các yếu tố phụ bị kéo dãn ra một cách không cần thiết, và nhà phát triển buộc phải nhồi nhét thêm vào các tình tiết thừa thãi

Kế đến là ở mảng đồ họa có chất lượng khá là lệch pha.

Nếu các mô hình nhân vật được thể hiện rất chi tiết và đẹp mắt, thể hiện rõ thần thái, biểu cảm cũng như các pha chiến đấu mãn nhãn – thì trái lại cảnh nền, môi trường và thế giới trong Trails of Cold Steel IV lại rất chi là “cục cục hòn hòn”, tạo cảm giác như chúng vốn là các khối 3D “low-poly” (ít đa giác) được đắp vân bề mặt giả tạo lên chứ không phải được đầu tư “nhào nặn” cho tới nơi tới chốn.

Và như đề cập ở trên, việc tái sử dụng rất nhiều bối cảnh và môi trường lại từ bản Trails of Cold Steel III khiến người chơi cảm thấy đội ngũ game rất “lười biếng”, dẫn đến việc giá trị số tiền bỏ ra mua game chỉ để trải nghiệm thêm về phần cốt truyện bỗng chốc trở nên rất hụt hẫng, khó chịu.

*
*

Sau cùng là một vấn đề mang tính chất “cảm tính” – đó là bản thân người viết cảm thấy Trails of Cold Steel IV được làm quá “vội”, thiếu đi sự chỉn chu cả về mặt kết nối cốt truyện lẫn xây dựng nhân vật.

Có rất nhiều nhân vật ở các bản trước được nhắc lại với vai trò “cameo”, nhưng phần cốt truyện lẫn tính cách của họ lại rất nhạt nhòa, thiếu nhất quán, và đôi khi lại mâu thuẫn với chính các phiên bản trước đó.

Nói một cách dễ hiểu, thì nguyên trường đoạn của Trails of Cold Steel đã có thể gói gọn trong ba, thậm chí là hai phần game – thay vì kéo dài lê thê ra tận bốn phần, như cái cách mà Nihon Falcom đã làm.

Thao tác này khiến mạch truyện chính lẫn các yếu tố phụ bị kéo dãn ra một cách không cần thiết, và nhà phát triển buộc phải nhồi nhét thêm vào các tình tiết thừa thãi, đôi khi mang tính “drama” kệch cỡm – để cho mọi thứ có vẻ đỡ “loãng”.

Xem thêm: Điểm Chuẩn Học Viên Khoa Học Quân Sự 2021, Review Học Viện Khoa Học Quân Sự

Và rõ ràng sau khi đã khéo léo giấu những thủ thuật này trong ba phần game trước đó, dẫn đến với Trails of Cold Steel IV do còn quá ít đất để có thể tiếp tục “chiêu trò”, khiến các chi tiết này bộc lộ quá rõ ràng đến mức khó mà che giấu được nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *