Hướng dẫn Soạn Bài 13 sách giáo khoa Ngữ văn 7 tập một.

Đang xem: Hướng Dẫn Soạn Bài Làm Thơ Lục Bát Ngữ Văn Lớp 6

Nội dung bài Soạn bài Làm thơ lục bát sgk Ngữ văn 7 tập 1 bao gồm đầy đủ bài soạn, tóm tắt, miêu tả, tự sự, cảm thụ, phân tích, thuyết minh… đầy đủ các bài văn mẫu lớp 7 hay nhất, giúp các em học tốt môn Ngữ văn lớp 7.

*

Soạn bài Làm thơ lục bát sgk Ngữ văn 7 tập 1

I – Luật thơ lục bát

– Lục bát là thể thơ độc đáo của văn học Việt Nam.

– Luật thơ: Lục bát thể hiện ở khổ thơ bát gồm câu sáu tiếng và một câu tám tiếng sắp xếp theo mô hình đây (B: bằng; T: trắc; V: vần; chưa tính đến các dạng biến thể và ngoại lệ)

*

– Các tiếng ở vị trí 1, 3,5, 7 không theo bằng trắc trong bảng đánh dấu (-). Tiếng thứ hai thường là thanh bằng. Tiếng thứ tư thường là thanh trắc ( nhưng có khi ngoại lệ tiếng thứ hai là thanh trắc, tiếng thứ tư sẽ là thanh bằng). Trong câu 8, nếu tiếng thứ sáu là thanh ngang (bổng) thì tiếng thứ 8 là thanh huyền (trầm). Ngược lại cũng vậy.

1. Câu 1 trang 155 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Đọc kĩ câu ca dao:

Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương.

Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 155 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Trả lời câu hỏi:

a) Cặp thơ lục bát mỗi dòng có mấy tiếng? Vì sao lại gọi là lục bát?

b) Kẻ lại sơ đồ sau vào vở và điền các kí hiệu B, T, V ứng với mỗi tiếng của bài ca dao trên vào các ô.

Các tiếng có thanh huyền và thanh ngang (không dấu) gọi là tiếng bằng, kí hiệu là B. Các tiếng có thanh sắc, hỏi, ngã, nặng là tiếng trắc, kí hiệu là T. Vần kí hiệu là V.

c) Hãy nhận xét tương quan thanh điệu giữa tiếng thứ sau và tiếng thứ tám trong câu 8.

d) Nêu nhận xét về luật thơ lục bát (về số câu, số tiếng trong mỗi câu, số vần, vị trí vần, sự đổi thay các tiếng bằng, trắc, bổng, trầm và cách ngắt nhịp trong câu).

Trả lời:

a) Cặp câu thơ lục bát gồm một câu sáu (lục) tiếng và một câu tám (bát) tiếng. Vì thế gọi là thơ lục bát.

b) Cặp lục bát được sắp xếp theo mô hình dưới:

12345678
Anh đi anh nhớ quê nhà
B B B T B B (V)
Nhớ canh rau muống nhớ dầm tương
T B B T T V B B (V)
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
T B T T B B (V)
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao
T B T T B B (V) B B

c) Nếu tiếng thứ 6 là thanh huyền (trầm) thì tiếng thứ 8 sẽ là thanh ngang (bổng) hoặc ngược lại.

d) Nhận xét về luật thơ lục bát

– Số câu: tối thiểu là 2, câu lục có 6 tiếng, câu bát có 8 tiếng.

– Các tiếng chẵn: 2,4,6,8 bắt buộc phải đúng luật:

+ Câu lục : B – T – B

+ Câu bát : B – T – B – B

– Các tiếng lẻ: 1, 3, 5, 7 không bắt buộc phải đúng luật.

– Vần:

+ Tiếng thứ 6 câu lục vần với tiếng thứ 6 câu bát.

Xem thêm: Mức Học Phí Trường Đại Học Nguyễn Tất Thành 2021, Học Bổng Khủng

+ Tiếng thứ 8 câu bát mở ra một vần mới, vần này vần với tiếng thứ 6 của câu lục và tiếng thứ 6 câu bát tiếp theo. Các vần này thường là thanh bằng.

– Nhịp :

+ Câu lục: nhịp 2/2/2 ; 2/4 ; 3/3

+ Câu bát: 2/2/2 ; 4/4 ; 3/5 ; 2/6

II – Luyện tập

1. Trả lời câu hỏi 1 trang 157 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Làm thơ lục bát theo mô hình ca dao. Điền nối tiếp cho thành bài và đúng luật. Cho biết vì sao em điền các từ đó (về ý và về vần).

– Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi … mẹ mong

– Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp …

– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim,

….

Trả lời:

– Điền từ:

– Em ơi đi học trường xa

Cố học cho giỏi như là mẹ mong

– Anh ơi phấn đấu cho bền

Mỗi năm mỗi lớp phải nên kiên trì

– Ngoài vườn ríu rít tiếng chim

Cây xòe bóng mát cùng em trốn tìm.

– Lý do điền từ:

+ Hợp về nghĩa.

+ Hợp về vần.

2. Trả lời câu hỏi 2 trang 157 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Cho biết các câu lục bát sau sai ở đâu và sửa lại cho đúng luật.

– Vườn em cây quý đủ loàiCó cam, có quýt, có bòng, có na.– Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấu tiến lên hàng đầu.

Trả lời:

– Tiếng thứ 6 câu 8 lạc vần với tiếng thứ 6 của câu 6: (loài – bòng). Sửa lại:

– Vườn em cây quý đủ loàiCó cam, có quýt, có xoài, có na.Hoặc:– Vườn em cây quý đủ loàiCam, chanh, bưởi, quýt, mận, xoài, ổi, na.

– Tương tự câu trên. Sửa lại:

– Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấu trở thành trò ngoan.Hoặc: – Thiếu nhi là tuổi học hànhChúng em phấn đấu tiến nhanh mỗi ngày.

3. Câu 3 trang 157 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Có thể tổ chức lớp thành hai đội, một đội xướng câu lục, đội kia làm câu bát. Đội nào không làm được là thua điểm. Đội thắng được quyền xướng câu lục. Thầy, cô giáo làm trọng tài.

Xem thêm:

4. Câu 4 trang 157 sgk Ngữ văn 7 tập 1

Muốn làm thơ lục bát cho hay, vượt qua trình độ “vè”, thì câu thơ phải có hình ảnh, có hồn.

Bài trước:

Bài tiếp theo:

Trên đây là bài Hướng dẫn Soạn bài Làm thơ lục bát sgk Ngữ văn 7 tập 1 đầy đủ và ngắn gọn nhất. Chúc các bạn làm bài Ngữ văn tốt!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *