Không phải ai khi sinh ra đều có khả năng nói trước mọi người một cách thuần thục và tự tin. Rất nhiều người thành công bạn đã từng thấy đã phải trải qua những lần đầu “không tự tin” như bạn thôi. Quan trọng là bạn có biết cách để khắc phục và sửa chữa thói quen “sợ sệt” của mình không thôi. Dưới đây là những cách sẽ giúp bạn vượt qua nỗi sợ nói trước đám đông

1. Đối mặt với sự sợ hãi 

– Tìm hiểu nguyên ngân gây sợ hãi:

Chắc hẳn rất nhiều người đã từng cảm thấy run sợ khi đứng nói trước đám đông đúng không nào? Vậy, đã bao giờ bạn tìm hiểu nguyên nhân gây ra nỗi sợ đó chưa?

*

Nói một cách ngắn gọn, chúng ta sợ vì chúng ta không biết điều gì sẽ xảy ra khi đứng nói trước mọi người. Nỗi sợ bị phán xét, sợ làm không tốt, sợ phạm phải sai lầm.. Tất cả những yếu tố sợ hãi đó có thể ngăn cản bạn thể hiện không tốt. Hãy nhớ rằng, khán giả ai cũng đều mong bạn sẽ thành công. Không ai mong người đang diễn thuyết sẽ có biểu hiện tồi tệ và gây buồn chán cả. Vì thế, nếu bạn nắm rất rõ nội dung, đề tài mình đang nói thì chả việc gì phải sợ cả.

Đang xem: Sợ nói trước đám đông

– Hãy đẩy lùi nỗi sợ

Nếu cảm thấy như đầu gối sắp “nhũn” ra vì sợ hãi thì hãy nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất. Nỗi sợ có được là do bạn nghĩ mình sẽ phạm phải sai lầm, mình sẽ làm không tốt. Nghĩ rằng mình sẽ làm tốt, nghĩ đến những khoảnh khắc vui vẻ sẽ giúp bạn trấn tĩnh được phần nào. Đừng quên rằng chính con người bạn luôn có khả năng thuyết phục mình thoát khỏi nỗi sợ. Khi bạn biết vượt qua nỗi sợ, chắc chắn bạn sẽ có cảm giác vô cùng thoải mái và mãn nguyện.

2. Chuẩn bị 

– Chuẩn bị trước khi nói 

Nếu nói trước đám đông, hãy đảm bảo bạn đã nắm rõ về nội dung mình sắp trình bày. Nhiều người sợ hãi khi nói trước đám đông hay thuyết trình bởi vì họ chưa chuẩn bị kĩ và họ sợ họ sẽ quên hoặc có tình huống xấu xảy ra.

*

Chuẩn bị chu đáo là một cách giúp bạn vượt qua nỗi sợ thuyết trình

Tuy nhiên, bạn có thể tự tin phát biểu trước đám đông nếu bạn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Nếu là một bài phát biểu thì nên lập dàn ý chi tiết và chia thành những ý cơ bản cần nhớ. Ngoài ra, đưa các ý hỗ trợ nhỏ vào để làm rõ cho ý chính. Sau đây là một số gợi ý giúp bạn xây dựng 1 bài phát biểu:

+ Trước hết, hãy liên tưởng mỗi phần của dàn ý với một phòng trong nhà bạn. Phần đầu tiên là lỗi vào nhà. Sau đó là đến các phòng như phòng khách, phòng bếp, phòng ngủ.. Cách liên tưởng này sẽ giúp bạn không bỏ sót phần nào trong bài của mình.

+ Tiếp theo, hãy liên tưởng mỗi ý nhỏ với các bức tranh trên tường. Hình dung các miêu tả sự vật gì đó giúp bạn nhớ được các ý của mình. Sự vật càng được miêu tả kì quặc thì càng gợi nhớ đến bài phát biểu.

+ Khi bạn phát biểu, hãy đi hết “căn nhà trong tưởng tượng” để có thể giải mã phương pháp ghi nhớ này.

– Thực hành nhiều hơn 

Thực hành nhiều là cách giúp bạn “vơi” nỗi sợ nói trước đám đông. Những tổ chức, câu lạc bộ hay thậm chí chính lớp học là nơi sẽ cho bạn cơ hội để thực hành. Chọn những chủ đề mình đã biết tường tận để nói. Cách này sẽ giúp bạn rèn luyện được khả năng nói cũng như sự tự tin khi nói trước nhiều người. Tuy nhiên, nếu bạn nói về đề tài không quen thuộc thì sẽ càng làm tăng mức độ căng thẳng và cản trở phần thể hiện của bạn.

*

Tập nói trước gương là cách được nhiều người áp dụng có hiệu quả

Một mẹo nhỏ khá tốt nữa được nhiều người áp dụng đó là “tập nói trước gương”. Khi đứng trước gương, bạn sẽ thấy được hình ảnh bản thân. Tất cả những ưu, khuyết khi nói sẽ được thể hiện ra hết. Hãy nhìn vào gương và cố gắng thuyết trình tốt nhất giống như khi bạn nói trước người khác. Đây là cách tập luyện khá hiệu quả mà bạn nên thử.

Xem thêm: Cách Trộn Văn Bản Trong Word 2010, Cách Trộn Thư Trong Word, Trộn Văn Bản Word

– Ghi hình các lần thực hành 

*

Rất nhiều người dùng cách đó là ghi hình bản thân mình trong lúc nói trước mọi người để cải thiện khả năng nói. Chắc chắn khi xem lại đoạn video của bạn thân, bạn sẽ phát hiện ra nhiều điều đó. Xem thật cẩn thận và ghi lại những điểm cần cải thiện. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhờ chuyên gia hoặc ngay bạn bè người thân góp ý để cải thiện hơn.

3. Thư giãn trước khi nói

– Thở sâu

*

Hãy thả lỏng cơ thể để có thể thuyết trình một cách tốt nhất

Phương pháp thở sâu sẽ giúp bạn thả lỏng cơ thể và tâm trí. Bạn có thể thực hiện phương pháp này ở bất cứ đâu khi bạn muốn. Đứng yên và cảm nhận mặt đất ở dưới chân của bạn. Lúc này, bạn nhắm mắt và tưởng tượng mình đang treo lơ lửng trên trần nhà bằng 1 sợi dây mỏng. Chỉ lắng nghe hơi thở của mình và tự nhủ rằng hãy bình tĩnh, không vội vàng. Sau đó, thở chậm lại đến khi bạn có thể đếm đến 6 giây khi vào và 6 giây khi thở ra. Bây giờ, bạn sẽ bước vào trạng thái hoàn toàn thư giãn và tự tin.

– Thả lỏng cơ thể

*

Có rất nhiều cách để thả lỏng cơ thể. Bạn có thể tưởng tượng mình làm bằng cao su. Tưởng tượng mình giống như một con búp bê mềm rũ và ngồi xuống sàn… Hoặc đơn giản hơn, vẩy cổ tay cổ chân như những bài tập thể dục. Động tác thả lỏng cơ thể sẽ giúp bạn dễ chịu hơn rất nhiều.

4. Cách thể hiện khi nói 

– Học cách thu hút khán giả

Một điểm làm rất nhiều người trở nên chán nản khi nói trước đám đông đó chính là nói mà không ai nghe. Vì thế, hãy học cách thu hút khán giả về bài nói của mình. Bạn có thể mở đầu bài nói bằng một câu chuyện gây tò mò, thu hút hoặc hài hước. Trong khi nói, bạn có thể giao tiếp và kết nối với khán giả bằng cách đặt ra những câu hỏi cho họ.

– Đừng để ai thấy sự hồi hộp của bạn

*

Khi bạn bước lên sân khấu, không ai có thể biết rằng bạn đang hồi hộp. Nhiều khi trong lòng bạn lo lắng đến thắt ruột nhưng đừng để điều đó bộc lộ ra bạn ngoài. Đừng nghĩ rằng mọi người sẽ nhận ra sự hồi hộp của bạn. Đôi khi chính suy nghĩ này sẽ làm bạn hồi hộp hơn.

Nếu không muốn ai thấy sự mất tự tin thi hãy đánh lừa họ. Đứng thẳng người, vai đưa ra sau, ngực vươn tới trước và luôn mỉm cười. Ngay cả khi cảm thấy mất tự tin, bạn cũng cứ tỏ ra như vậy. Người ngoài nhìn vào sẽ thấy bạn thật tự tin và đánh giá cao bạn.

Xem thêm:

– Đừng quá lo nghĩ về phản ứng khán giả

*

Đừng bận tâm khán giả bên dưới. Đôi khi chính điều đó sẽ khiến bạn bị xao nhãng

Khi thuyết trình, đừng để tâm quá mức đến phản ứng khán giả. Hãy làm như những gì bạn đã tập luyện sẵn. Rất nhiều người bị xao nhãng vì quá để ý đến thái độ của khán giả. Khán giả ngáp ngủ, nói chuyện trong lúc bạn nói ư? Hãy phớt lờ nó và tập trung vào bài phát biểu của mình. Nếu có điều gì trục trặc trong quá trình, hãy sửa chữa nó một cách nhanh chóng.

Hãy áp dụng các cách trên và bạn sẽ thấy sự khác biệt. Nếu có cách gì hay ho, hãy chia sẻ ở dưới để mọi người cùng biết nhé. 

Chúc các bạn thành công!

Theo Viecngay 

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *