Phân tích nhân vật Trương Sinh với dàn ý và những bài văn mẫu tham khảo giúp em hoàn thành bài văn của mình tốt nhất.

Đang xem: Phân tích nhân vật trương sinh

1. Dàn ý phân tích nhân vật Trương Sinh2. Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Trương Sinh3. Văn mẫu phân tích nhân vật Trương Sinh

Bạn muốn tìm các bài văn mẫu phân tích nhân vật Trương Sinh? Cùng Đọc tài liệu tìm hiểu những nội dung cần lưu ý và cách viết bài văn này như thế nào nhé:

Dàn ý phân tích nhân vật Trương Sinh

Mở bài:
Giới thiệu tác phẩm Chuyện người con gái Nam Xương và đối tượng phân tích: nhân vật Trương Sinh.- Dẫn bài phân tích nhân vật Trương Sinh ta có thể nhận xét chung Trương Sinh là nhân vật như thế nào?Thân bài: Để phân tích được nhân vật Trương Sinh thì các em có thể làm rõ theo các ý sau:*Giới thiệu chung về nhân vật– Là con nhà giàu nhưng lại ít học, cưới được người con gái vừa đẹp người đẹp nết Vũ Nương.- Do ít học nên khi triều đình bắt lính đi đánh giặc Chiêm thì phải đi đầu quân.*Phân tích chi tiết:– Tính tình: gia trưởng, độc đoán, đa nghi, ghen tuông vô cớ.+ Nghe câu nói ngây thơ của con trẻ, lòng ghen tuông của chàng trỗi dậy lấn át cả tình thương khiến chàng hành động mù quáng+ Có những lời thô bỉ, tệ hại với người vợ hết mực thủy chung+ Không nghe lời vợ cùng họ hàng, hàng xóm giải thích- Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận,… Đặc biệt là vô tình bạc nghĩa với chính người vợ bên gối của mình:
+ Thấy vợ tự vẫn thì có cho người tìm xác vợ nhưng làm không đến nơi đến chốn, chỉ coi thành việc đã qua.+ Tự ân đoạn nghĩa tuyệt với vợ, lại xem đó là một nỗi ô nhục lớn, một thất bại trong cuộc đời mình.-> Đây là nguyên nhân chính dẫn đến cái chết của Vũ Nương trong phân tích nỗi oan khuất của Vũ NươngTổng kết: Trương Sinh là đại diện cho thế lực tàn ác của chế độ phong kiến đương thời. Bản chất của Trương Sinh hay cũng chính là bản chất bất công thối nát của xã hội phong kiến đương thời đã chà đạp lên số phận con người.Kết luận.

Xem thêm: Làm Tăng Tốc Độ Máy Tính – 10 Cách Để Tăng Tốc Một Chiếc Pc Chạy Windows 10

Tổng kết lại nhân vật, cảm nhận của riêng em.Bài học rút ra từ nhân vật Trương Sinh: Hôn nhân và hạnh phúc gia đình bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Đã là vợ chồng thì hãy thương yêu, tôn trọng, tin tưởng lẫn nhau. Chỉ khi sự vun vén đến từ cả người chồng và người vợ thì mọi sự hiểu nhầm đều có thể hóa giải. Chiến tranh chia cắt cũng gây chia cắt và là nguyên nhân gián tiếp phá hoại hôn nhân con người. Đó là những bài học nhân sinh mà em rút ra được từ văn bản.

Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Trương Sinh

*

Các em có thể lựu lại sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Trương Sinh ở trên về để ghi nhớ và định hướng tốt hơn cho bài văn của mình nhé.

Xem thêm: Lịch Mở Cửa Lăng Bác 2018 Và Những Điều Bạn Cần Biết, Thông Tin Hữu Ích Cho Chuyến Viếng Thăm Lăng Bác

Văn mẫu phân tích nhân vật Trương Sinh

Văn mẫu phân tích nhân vật Trương Sinh bài số 1Chuyện người con gái Nam Xương trích trong Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ là một trong những thiên truyện xuất sắc nhất trong giai đoạn văn học thế kỉ XVI – XVII, được xem là “thiên cổ kì văn” xưa nay hiếm có. Nhân vật Trương Sinh tuy không được tác giả kỳ công trau chuốt nhưng chỉ bằng vài nét phác thảo đơn giản nhưng nó đủ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc.Trong chuyện, nhân vật Trương Sinh hiện lên với thói gia trưởng, có vẻ rất độc đoán, đa nghi và cả ghen tuông. Có lẽ việc vợ chồng mới cưới hòa thuận chính vì nhờ Vũ Nương “giữ gìn khuôn phép” nên “chưa từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa” bao giờ.Khi mà chiến tranh xảy đến, Trương Sinh vì ít học nên phải đi tòng quân, và có lẽ chính bởi khoảng 2 năm xa cách gia đình, xa cách vợ con. Khoảng thời gian đó cũng đủ dài để nhấn chìm anh trong nỗi nhớ thương quê nhà. Nó cũng như đã đủ để nuôi lớn niềm nghi ngại của anh về lòng thủy chung của vợ. Vừa trở về thì hay tin mẹ mất, người mẹ một thân một mình nuôi nấng, chở che từ khi còn bé ra. Lúc này đây thì Trương Sinh chỉ còn lại vợ và đứa con thơ. Vậy mà, dường như ông trời trêu ngươi, nhất là lúc khi đến thăm mộ mẹ, đứa trẻ ngây thơ hỏi rằng: “Ô hay! Thế ông cũng là cha tôi ư? Ông lại biết nói, chứ không như cha tôi trước kia chỉ nín im thin thít.” Có thể thấy được việc này đã làm cho Trương Sinh điếng người, vội vàng gạn hỏi, và cũng như để rồi phải tiếp tục hứng chịu một đòn đánh tinh thần: “Trước đây thường có một người đàn ông, đêm nào cũng đến, mẹ Đản đi cũng đi, mẹ Đản ngồi cũng ngồi, nhưng chẳng bao giờ bế Đản cả”. Nếu Trương Sinh là người có học, biết dò tìm, xem xét nông sâu sự việc như thế nào, và có thể hiểu được tư duy trẻ con và tỉnh táo thì đã nhận ra ngay đó là cái bóng. Nhưng thế mới lên cơ sự sau này, Trương Sinh tuy con nhà hào phú nhưng ít học, và có lẽ là chính cái bản chất cả tin, hồ đồ và hay ghen khiến chàng lập tức bị quật ngã bởi lời con trẻ. Chính vì chàng tin đứa trẻ không nói dối, vậy là “Về đến nhà, chàng la um lên cho hả giận”. Không nghe lời Vũ Nương minh oan, họ hàng làng xóm hết lời bênh vực. Hành động bộc phát, thiếu suy nghĩ, không chịu phân tích sự việc một cách cẩn thận để rồi dẫn tới việc Vũ Nương vì muốn bảo toàn đức hạnh cũng như danh tiết của mình mà gieo mình xuống sông. Cơ sự đã vậy, mà Trương Sinh chỉ động lòng thương, tìm vớt thi thể của vợ nhưng chẳng thấy nên ngương. Vào một tối bé Đản ngây thơ chỉ vào cái bóng và nói “cha Đản lại đến”, lúc này đây Trương Sinh mới hiểu ra cơ sự thì đã quá muộn. Khi gặp được Phan Lang, nghe tường tận lời vợ nói, anh cũng đã van xin cho gặp lại Vũ Nương. Và Trương Sinh cũng đã lập đền giải oan cho vợ mình.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *