Thời tiết chuyển sang Thu, Đông cũng là lúc trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh rất dễ bị sổ mũi, viêm mũi… dẫn đến mắc các bệnh về đường hô hấp, viêm họng, viêm tai giữa. Đó là lý do mẹ nên học cách rửa mũi cho trẻ sơ sinh để giúp bé dễ chịu hơn, tránh tình trạng dịch nhầy và rỉ mũi bít tắc đường thở của bé, khiến bé khó chịu.

Đang xem: Nước rửa mũi cho bé

1. Chuẩn bị

Nước muối sinh lýKhăn mềmMiếng lót chống thấm

2. Các bước thực hiện

Bước 1: Trải miếng lót chống thấm lên giường, đặt bé nằm nghiêng, đặt 1 tay lên đầu bé và giữ nhẹ để tránh việc con giãy giụa, gây tổn thương trong quá trình rửa mũi. Lót vài lần khăn mềm dày dưới cổ, đầu bé để nước rửa chảy ra thấm vào đó.

*

Lưu ý: Nếu bé mới bị ngạt mũi nhẹ, dịch mũi còn lỏng thì mẹ có thể tiến hành rửa luôn. Trong trường hợp dịch mũi đặc lại, có rỉ mũi dính trong lỗ mũi thì mẹ nên nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mỗi bên mũi, đợi 1 lúc cho nước muối ngấm làm mềm rỉ mũi thì nhẹ nhàng dùng tay day day mũi bé để rỉ mũi mềm và bong ra.

Bước 2: Đặt miệng lọ nước muối đầu tròn vào lỗ mũi phía trên của bé, bóp nhanh nhưng không quá mạnh để nước muối đi vào trong và từ từ chảy ra ở lỗ mũi bên kia. Dịch mũi và rỉ mũi có thể cuốn theo nước muối chảy ra lỗ mũi phía bên kia hoặc qua miệng bé. Dùng đèn pin kiểm tra xem mũi bé đã sạch chưa?

*

Bước 3: Dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau sạch mũi, miệng bé, trấn an con vài phút trước khi quay bé nằm nghiêng sang phía ngược lại để rửa tiếp lỗ mũi bên kia của bé. Cách làm tương tự.

*

Lưu ý: Nếu dịch mũi quá đặc và không chịu trôi ra theo nước, mẹ có thể dùng dụng cụ hút mũi để hút cho con. Tuy nhiên không nên lạm dụng hút mũi vì cách này có thể tạo áp lực gây tổn thương niêm mạc mũi.

3. Những điều cần nhớ khi rửa mũi cho bé

– Rửa tay thật sạch với xà phòng trước khi tiến hành rửa mũi cho con.

Xem thêm: Chuyên Gia Chỉ Cách Bày Bàn Thờ Ngày Tết, Cách Trang Trí Bàn Thờ Ngày Tết

– Kiểm tra đầu lọ nước muối sinh lý, đảm bảo không có bất cứ gờ, cạnh sắc nào có thể gây tổn thương mũi bé.

– Không xịt nước muối quá mạnh tay, không nên sử dụng xi lanh để rửa mũi vì có thể gây áp lực lớn lên niêm mạc mũi.

– Với những lần rửa mũi đầu, bé có thể không hợp tác nên giãy giụa rất nhiều, mẹ không nên mất bình tĩnh và cố gắng làm đúng theo hướng dẫn để tránh việc bé bị sặc hay xước mũi.

– Nên rửa mũi khi bé trước khi ăn và lúc bé còn đang thức.

Xem thêm: Bị Mất Tiền Là Điềm Gì ? Đánh Số Mấy? Mất Tiền Có Phải Là Việc May Mắn Hay Xui Xẻo

– Không lạm dụng xịt quá nhiều lần (chỉ nên rửa 2 – 5 lần/ngày), nhất là khi bé có dấu hiệu viêm mũi vì sẽ khiến mũi con khô hơn, rát vì niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm.

Chúc các bạn thành công!

tvcc.edu.vn

*

12 tip chăm sóc sức khỏe mùa hè cho bé Những ngày hè nóng nực, nắng nôi, bé sẽ rất dễ bị ốm. Và để con luôn khỏe mạnh, mẹ đừng quên 12 điều rất đơn giản nhưng hiệu quả dưới đây…

*

10 mẹo hạ sốt cực nhanh cho bé Mỗi khi bé bị sốt cha mẹ thường rất lo lắng và dùng ngay thuốc hạ sốt như vậy là không nên. Vậy nên tvcc.edu.vn xin chia sẻ mẹo hạ sốt cho bé nhanh chóng mà không cần dùng thuốc!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *