Trong công việc làm ăn kinh doanh không tránh khỏi tình trạng một số đối tác không trả nợ, hoặc trả nợ không đúng hạn dẫn đến những khoản nợ khó đòi. Vậy nợ phải thu khó đòi là gì? Cách xử lý các khoản nợ khó đòi này như thế nào để đúng theo quy định của pháp luật hiện hành. Hãy cùng Apolo tham khảo thêm qua bài viết dưới đây.

Đang xem: Nợ Khó Đòi Là Gì ? Cách Xử Lý Nợ Khó Đòi Theo Quy Định Nợ Khó Đòi Là Gì

*

1. Nợ phải thu khó đòi là gì?

Nợ phải thu khó đòi là các khoản nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán mà doanh nghiệp vẫn chưa thể thu hồi mặc dù đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có căn cứ để xác định được không thể được thu hồi đúng thời hạn.

2. Đối tượng lập dự phòng nợ khó đòi

Các khoản nợ doanh nghiệp đang cho vay đã quá hạn hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi đúng hạn do đối tượng nợ bị phá sản, đang làm thủ tục giải thể hoặc người nợ mất tích, bỏ trốn, bị tam giam, đang trong thời gian xét xử thi hành án…Các khoản trái phiếu chưa đăng ký giao dịch trên thị trường chứng khoán mà doanh nghiệp đang sở hữu.

*

3. Điều kiện và mức trích lập dự phòng

3.1 Điều kiện lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC Hướng dẫn xử lý về trích lập dự phòng nợ cần tuân thủ 02 điều kiện lập dự phòng nợ khó đòi.

– Thứ nhất: Phải có chứng từ gốc chứng minh số tiền nợ chưa trả, bao gồm một trong các loại chứng từ sau:

Hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, cam kết nợ;Bản thanh lý hợp đồng (nếu có);Đối chiếu công nợ; trường hợp không có đối chiếu công nợ thì phải có văn bản đề nghị đối chiếu xác nhận công nợ hoặc văn bản đòi nợ do doanh nghiệp đã gửi (có dấu bưu điện hoặc xác nhận của đơn vị chuyển phát);Bảng kê công nợ;Các chứng từ khác có liên quan (nếu có).

Thứ hai: Có đủ căn cứ xác định đây là một khoản nợ phải thu khó đòi:

Nợ phải thu đã quá thời hạn thanh toán từ 06 tháng trở lên mà doanh nghiệp đã gửi đối chiếu xác nhận nợ hoặc đôn đốc thanh toán nhưng vẫn chưa thu hồi được nợ.Nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng doanh nghiệp thu thập được các bằng chứng xác định đối tượng nợ có khả năng không trả được nợ đúng hạn do phá sản, đang làm thủ tục giải thể hoặc người nợ mất tích, bỏ trốn, bị tam giam, đang trong thời gian xét xử thi hành án…Đối với các khoản nợ do mua bán nợ thời gian quá hạn được tính kể từ ngày chuyển giao quyền chủ nợ giữa các bên hoặc theo cam kết gần nhất giữa doanh nghiệp đối tượng nợ và doanh nghiệp mua bán nợ.

Xem thêm: Tải Download File Biểu Mẫu Quản Lý Nhân Sự Bằng Excel Mới Nhất 2021

3.2. Phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính năm, nếu các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi. Doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo phương pháp sau:

– Nợ phải thu quá hạn thanh toán:

+ Căn cứ theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mức trích lập dự phòng được tính như sau:

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 1 năm.50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông và doanh nghiệp kinh doanh bán lẻ hàng hóa:

+ Căn cứ theo quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC mức trích lập dự phòng đối với các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán như sau:

30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 tháng đến dưới 6 tháng.50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 6 tháng đến dưới 9 tháng.70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 9 tháng đến dưới 12 tháng.100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 12 tháng trở lên.

– Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán:

+ Các khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán do doanh nghiệp tự dự kiến mức tổn thất để trích lập dự phòng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 6 Thông tư 48/2019/TT-BTC đối với với các trường hợp sau:

Tổ chức kinh tế đã phá sản, đã mở thủ tục phá sản, đã bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh;Đối tượng nợ đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đang mắc bệnh hiểm nghèo (có xác nhận của bệnh viện) hoặc đã chết;Các khoản nợ đã được doanh nghiệp yêu cầu thi hành án nhưng không thể thực hiện được do đối tượng nợ bỏ trốn khỏi nơi cư trú; khoản nợ đã được doanh nghiệp khởi kiện đòi nợ nhưng bị đình chỉ giải quyết vụ án.

4. Cách xử lý khoản nợ phải thu khó đòi

Vì các khoản nợ khó đòi là các khoản nợ mà doanh nghiệp đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết vẫn không thể thu hồi. Do vậy để giảm thiểu tối đa các hậu quả phát sinh từ nợ phải thu khó đòi doanh nghiệp phải tiến hành trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi như sau:

Doanh nghiệp không được trích lập bổ sung. Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán;Doanh nghiệp trích lập bổ sung số chênh lệch và ghi nhận vào chi phí trong kỳ sản xuất kinh doanh. Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán;Doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm chi phí trong kỳ ản xuất kinh doanh. Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở báo cáo năm trước đang ghi trên sổ kế toán;

Doanh nghiệp tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi có thể xảy ra hoặc thời gian nợ quá hạn của các khoản nợ. Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lí doanh nghiệp.

Đối với khoản nợ kéo dài nhiều năm, doanh nghiệp đã p dụng mọi biện pháp cần thiết nhưng vẫn không thu hồi được nợ và xác định được khách hàng không có khả năng thanh toán thì doanh nghiệp có thể bán nợ cho các công ty mua bán nợ sau đó xóa nợ trên sổ sách kế toán của doanh nghiệp.

Xem thêm:

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ bài viết của Apolo về Nợ phải thu khó đòi là gì? Đối tượng lập dự phòng nợ khó đòi. Điều kiện và phương pháp trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. Cách xử lý khoản nợ phải thu khó đòi. Hi vọng sẽ giúp quý doanh nghiệp hiểu hơn về nợ phải thu khó đòi và sẽ có cách giải quyết đúng với quy định của pháp luật để được giảm trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Nếu có vấn đề thắc mắc cần được giải đáp hãy gọi ngay cho chúng tôi để được hỗ trợ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *