Tổng quan về nghề nhân sự là gì, những công việc cần làm và yêu cầu quan trọng đối với vị trí quản lý nhân sự của doanh nghiệp ngày nay.

Đang xem: Phòng Nhân Viên Phòng Nhân Sự Và Chi Tiết Danh Sách Các Công Việc Liên Quan

Nhân sự là gì?

Nhân sự (Human Resources – HR) là một bộ phận của doanh nghiệp – chuyên phụ trách tìm kiếm, sàng lọc, tuyển dụng ứng viên, đào tạo và quản lý các chương trình phúc lợi cho nhân viên. Phòng Nhân sự có vai trò rất quan trọng – là đầu mối giúp doanh nghiệp ứng phó với những thay đổi nhanh chóng trong môi trường kinh doanh hiện đại, cũng như đáp ứng sự gia tăng nhu cầu tuyển dụng nhân sự chất lượng của thế kỷ 21.

John R. Commons – chuyên gia kinh tế học thể chế (institutional economist) của Hoa Kỳ – lần đầu tiên đề cập đến thuật ngữ “nguồn nhân lực” (human resource) trong tác phẩm “The Distribution of Wealth” – xuất bản năm 1893. Tuy nhiên, phải đến thế kỷ 19, bộ phận Nhân sự mới thực sự phát triển – với nhiệm vụ giải quyết những bất hòa giữa người lao động và người sử dụng lao động.

*
*
*
*
*
*
*
*
*

Kỳ vọng dành cho bộ phận Nhân sự ngày nay

Cùng với sự phát triển của xã hội, vai trò của đội ngũ quản lý nhân sự ngày nay tập trung chủ yếu vào 4 khía cạnh chính sau:

1. Xác định và thống nhất mục tiêu doanh nghiệp

Mỗi nhân viên phải biết rõ công ty ra đời hay tồn tại nhằm mục đích gì – khi đó, doanh nghiệp mới có thể thành công và phát triển bền vững. Ngoài ra, mỗi cá nhân cũng phải hiểu rõ vị trí của mình có tác động hay ý nghĩa như thế nào đối với quá trình hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.

Xem thêm: Những Câu Chúc Tết Hay Thật Ý Nghĩa Mọi Thời Đại, Những Câu Chúc Tết Hay, Ngắn Gọn, Ý Nghĩa Nhất

2. Tuyển dụng nhân tài bằng cách tạo dựng, tiếp thị và quảng bá định vị giá trị nhân viên (EVP)

Thuật ngữ Định vị giá trị nhân viên (Employee Value Proposition – EVP) chỉ những yếu tố đặc trưng giúp doanh nghiệp “hấp dẫn” người lao động. Đó có thể là những điều hữu hình (lương thưởng, đãi ngộ, chế độ đào tạo…) hoặc vô hình (môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp, quan hệ giữa đồng nghiệp với nhau…).

Sai lầm trong chiến lược quảng bá – truyền thông sẽ dẫn đến nhầm lẫn/ đánh giá sai lệch về tổ chức – tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch truyền thông và EVP phù hợp để không đánh mất sự tín nhiệm của ứng viên tiềm năng.

3. Tập trung vào điểm mạnh của nhân viên

Các doanh nghiệp cần cố gắng tìm hiểu những khả năng/ thế mạnh của ứng viên và nhân viên, tạo điều kiện hoặc giao cho họ những công việc giúp họ phát huy toàn bộ khả năng của mình.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Tính Phần Trăm, Công Thức Tính % Chính Xác Cho Nhiều Trường Hợp

4. Đảm bảo sự thống nhất trong tổ chức

Để doanh nghiệp đạt tới thành công và phát triển bền vững, phòng nhân sự nói riêng và ban lãnh đạo nói chung cần đảm bảo mọi thành tích đạt được đều thống nhất với mục tiêu đã đề ra.

Tố chất của người làm nhân sự

Để thực hiện tốt vai trò của người làm nhân sự, yêu cầu quan trọng nhất của bạn là khả năng tương tác và quản lý con người tốt, biết cách giao tiếp với nhiều đối tượng khác nhau. Ngoài ra, một số kỹ năng quan trọng khác bao gồm năng lực lãnh đạo quản lý, tư duy, ra quyết định, lắng nghe tích cực, khả năng thấu cảm, phân công công việc, v.v…

Khóa học nghề Nhân sự của ITD

Nâng tầm kỹ năng quản lý nhân viên và đóng góp chiến lược cho doanh nghiệp với các khóa học quản trị nhân sự của ITD ngay!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *