This entry was posted on Tháng Mười 11, 2017, in Lịch sử phương Đông and tagged Hồ Bạch Thảo, Ngoại tộc dày xéo cai trị Trung Quốc, ngũ hồ thập lục quốc, tây tấn. Bookmark the permalink.Bình luận về bài viết này

Hồ Bạch Thảo

Thời Tây Tấn <265-316>, triều Tấn thống nhất Trung Quốc, đóng đô tại Lạc Dương ; Ngũ Hồ cư ngụ tại phía bắc và tây biên thuỳ, đối với vương triều Tấn, vị trí ở thế bao vây nửa bên trên. Do Tấn triều hủ bại, quan lại tham ô tàn độc, gây cuộc nội loạn 8 Vương tranh giành xâu xé  ; thừa dịp 5 dân tộc Hồ rầm rộ khởi binh, sử gọi là Ngũ Hồ Loạn Hoa, mở đầu cho thời đại hỗn loạn mệnh danh Ngũ Hồ Thập Lục Quốc.

Đang xem: Ngũ Hồ Thập Lục Quốc – : Hậu Triệu

Ngũ Hồ Thập Lục Quốc khởi đầu năm 304, khi Lưu Uyên thành lập nước Hán Triệu, Lý Hùng lập nước Thành Hán ; rồi kết thúc năm 439 lúc nước Bắc Nguỵ diệt Bắc Lương. Phạm vi phía bắc lên đến vùng sa mạc Hoa Bắc, phía nam đến lưu vực sông Hoài tỉnh Hà Nam, phía đông đến Liêu Đông, phía tây đến Tứ Xuyên cùng Tây Vức. Nhiều dân tộc vào làm chủ Trung Quốc ; chủ yếu có : Hung Nô, Yết, Tiên Ty, Đê ; gọi chung là Ngũ Hồ. Trong phạm vi nêu trên, những ngoại tộc này cùng lúc hoặc tiếp tục lập ra nhiều quốc gia ; sau đó nhân Sử gia Thôi Hồng thời Bắc Nguỵ thu thập sử liệu, chọn 16 nước tiêu biểu soạn bộ sách Thập Lục Quốc Xuân Thu, nên người đời sau gọi là 安祿山安祿山. 16 nước (5 Lương, 4 Yên, 3 Tần, 2 Triệu, 1 Thành Hán, 1 Hồ Hạ) gồm : Thành Hán, Tiền Triệu, Hậu Triệu, Tiền Lương, Tiền Yên, Tiền Tần, Hậu Yên, Hậu Tần, Tây Tần, Hậu Lương, Nam Lương, Tây Lương, Bắc Lương, Nam Yên, Bắc Yên, và Hồ Hạ. Nay tóm lược mỗi nước như sau :

1. Thành Hán, do Lý Hùng người dân tộc Đê mở nước năm 304. Dân tộc Đê từ thời Tần đến thời Tấn phân bố tại các tỉnh Cam Túc, Thiểm Tây, Tứ Xuyên ; ngoài Thành Hán ra, các vua Tiền Tần, Hậu Lương đều thuộc dòng tộc Đê. Nước Thành Hán bàn cứ tại vùng Tứ Xuyên, và một phần Vân Nam, Quí Châu ; định đô tại Thành Đô, mất bởi nhà đông Tấn năm 347.

2. Tiền Triệu, do Lưu Uyên người gốc Hung Nô sáng nghiệp năm 304 ; khu vực thống trị tại các tỉnh Hà Bắc, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam hiện nay. Bấy giờ nhà Tấn năm Quang Hy thứ nhất <306>, vua Huệ Đế mất, Tư Mã Sí kế vị, niên hiệu Vĩnh Gia ; Lưu Uyên sai bọn Thạch Lặc mang binh xâm lăng phương nam, mấy lần đánh phá quân Tấn, thế lực Tiền Triệu càng thêm hùng mạnh. Năm 311, thời Lưu Thông nối ngôi, lại sai bọn Thạch Lặc mang quân đánh Tấn, diệt 10 vạn quân Tấn tại Bình Thành , rồi đánh vào kinh đô Lạc Dương, bắt vua Hoài Đế ; giết Vương, Công, sĩ, dân hơn 2 vạn người ; sử gọi là “ Vĩnh Gia chi loạn ”. Sau loạn này, tập đoàn thống trị nhà Tấn di cư xuống phương nam, đóng đô tại Nam Kinh, kiến lập nhà Đông Tấn. Tiền Triệu truyền qua 4 đời vua, năm 329 bị Hậu Triệu Thạch Lặc diệt.

3. Hậu Triệu do Thạch Lặc, người dân tộc Yết, sáng nghiệp năm 319. Dân tộc Yết tồn tại không lâu trong lịch sử Trung Quốc ; nó là một chi nhánh của Hung Nô, cuối cùng lớn mạnh, tiêu diệt Hung Nô. Thạch Lặc xuất thân là bộ hạ nhà Tiền Triệu, năm 319 tự xưng là Triệu Vương, năm 329 tiêu diệt Tiền Triệu. Thời cực thịnh chiếm cứ vùng đất thuộc các tỉnh Hà Bắc, Sơn Đông, Thiểm Tây, Giang Tô, An Huy, Cam Túc, Hồ Bắc, Liêu Ninh ; lập đô tại Tương Quốc rồi dời đến Nghiệp . Năm 351 bị Nhiễm Nguỵ diệt.

4. Tiền Lương : sau loạn Bát Vương <291-306> Lương Vương Trương Quỹ tiếp tục giữ lãnh thổ, rồi truyền cho con cháu. Tuy chịu phong bởi nhà Đông Tấn, nhưng hai bên xa cách đến hàng vạn dặm, nên thực chất là chính quyền cát cứ. Tiền Lương thống trị khu vực thuộc các tỉnh Cam Túc, Ninh Hạ, Tân Cương ; định đô tại Cô Tang thuộc Cam Túc. Năm 376 bị Thiên vương Phù Kiên nhà Tiền Tần mang 13 vạn quân kỵ, bộ tấn công, Tiền Lương diệt vong.

5. Tiền Yên do Mộ Dung Hoàng Quang người Tiên Ty sáng nghiệp năm 337. Tiên Ty khởi nguồn từ bộ tộc Đông Hồ, phân bố tại cao nguyên Mông Cổ, phía bắc Trung Quốc. Thời Tần Hán bị Hung Nô Mạo Đồn đánh bại, bèn chia làm 2 bộ phận rút lui đóng tại các núi Ô Hoàn và Tiên Ty, rồi lấy tên núi thành tên bộ tộc. Nước Tiền Yên thống trị khu vực Hà Nam, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô. Định đô tại Long Thành thuộc tỉnh Liêu Ninh, rồi dời đến Nghiệp tại Hà Bắc ; năm 370 bị diệt bởi Tiền Tần Phù Kiên.

6. Tiền Tần do Phù Kiện, dân tộc Đê, sáng nghiệp năm 351 ; thống trị vùng đất rộng lớn phía bắc sông Dương Tử gồm các tỉnh Hà Bắc, Hà Nam, Sơn Đông, Sơn Tây, Thiểm Tây, Cam Túc, Ninh Hạ, Liêu Ninh, An Huy, Giang Tô, Tứ Xuyên, Quí Châu, Hồ Bắc ; định đô tại Trường An . Đến đời Thế tổ Phù Kiên, mở mang phương nam đối đầu với nhà Đông Tấn ; năm 383 giao chiến tại trận Phì Thuỷ <đông nam huyện Thọ, tỉnh An Huy>, bị thảm bại. Trong trận này 8 vạn quân Đông Tấn do Tạ An chỉ huy, đã chiến thắng hơn 80 vạn quân Tiền Tần do Phù Kiên đích thân chỉ huy. Năm 385, Phù Kiên bị Diêu Trướng giết, Tiền Tần diệt ; Diêu Trướng lập nên nhà Hậu Tần.

7. Hậu Yên do Mô Dung Thuỳ, dân tộc Tiên Ty, sáng nghiệp năm 384 ; định đô tại Trung Sơn <Định Châu, Hà Bắc>, thống trị khu vực thuộc các tỉnh Liêu Ninh, Hà Bắc, Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nam. Bị Bắc Yên diệt năm 407.

8.

Xem thêm: Hướng Dẫn Vẽ Đường Thẳng Trong Word 2013, 2016,, Hướng Dẫn Vẽ Đường Thẳng Trong Word

 Hậu Tần : Sau khi Phù Kiên thất bại tại trận Phì Thuỷ trở về kinh đô Trường An. Một quí tộc thuộc bộ tộc Khương 2 tên Diêu Trướng xưng Vương tại Bắc Địa  ; năm 385 giết Phù Kiên, chiếm kinh đô Trường An rồi định đô tại nơi này ; quốc hiệu là Đại Tần, sử gọi là Hậu Tần. Khu vực thống trị gồm các tỉnh Thiểm Tây, Cam Túc, Hà Nam. Truyền đến đời Diêu Hoằng, năm 417 bị tướng nhà Đông Tấn là Lưu Dụ diệt.

-9. Tây Tần do Khuất Phục Quốc Nhân, người Tiên Ty, sáng nghiệp năm 385. Quốc Nhân nguyên là Trấn Tây Tướng quân, dưới quyền Phù Kiên. Sau khi Phù Kiên bại trận tại Phì Thuỷ, bèn tự chủ cát cứ, định đô tại Kim Thành , thống trị phía đông Cam Túc. Đến đời Khuất Phục Mộ Mạt kế vị, rút lui về Nam An bị quân nước Hạ vây, Mộ Mạt ra hàng, nước bị diệt năm 431.

10. Hậu Lương do Lữ Quang người Đê dựng nước năm 386. Lữ Quang là tướng lãnh nhà Tây Tấn, từng lập công lớn tại Tây Vức. Sau trận Phì Thuỷ, Phù Kiên bị giết ; Lữ Quang vào chiếm Lương Châu, thiết lập Hậu Lương đóng đô tại Cô Tang . Thống trị vùng Tân Cương, Cam Túc. Đến đời thứ 4, Lữ Long thế suy ; lại bị các nước Nam Lương, Bắc Lương, Hậu Tần liên tiếp xâm bức ; Lữ Long bèn hàng nhà Hậu Tần, nước mất năm 403.

11. Nam Lương do Ngốc Phát Ô Cô người Tiên Ty sáng nghiệp năm 397 ; định đô tại Cô Tang , thống trị vùng đất Cam Túc, Tân Cương. Năm 414 hàng nhà Tây Tần, nước bị diệt.

12. Tây Lương do Lý Cảo dân tộc Hán sang nghiệp năm 400 ; định đô tại Đôn Hoàng, thống trị phía nam Cam Túc. Đến đời cháu là Lý Tuân bị nước Bắc Lương diệt năm 421.

13. Bắc Lương do Mông Tốn dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 397; định đô tại Trường Dịch . Thống trị vùng Cam Túc, Tân Cương; năm 439 bị Bắc Nguỵ diệt.

14. Nam Yên do Mộ Dung Đức dân tộc Tiên Ty sáng nghiệp năm 398 ; định đô tại Quảng Cố . Thống trị vùng Sơn Đông, Hà Nam. Năm 405 Mộ Dung Đức mất, con người anh là Mộ Dung Siêu nối ngôi. Năm 409 Lưu Dụ tướng nhà Đông Tấn bắc phạt; bắt được Siêu đem giết, nước Nam Yên bị diệt.

15. Bắc Yên do Mộ Dung Cao Vân dân tộc Tiên Ty giành chính quyền Từ Hậu Yên năm 407, định đô tại Hoà Long . Thống trị khu vực Hà Bắc, Liêu Ninh ; năm 436 bị Bắc Nguỵ đánh, thế không chống cự nổi nên vua tôi chạy trốn sang Cao Ly, nước Bắc Yên mất.

Xem thêm: Khôi Phục Dữ Liệu Ghost Nhầm ! Làm Thế Nào Để Cứu Dữ Liệu Bị Ghost Nhầm?

16. Hồ Hạ do Hách Liên Bột Bột dân tộc Hung Nô sáng nghiệp năm 407, định đô tại Thống Vạn  ; ngự trị vùng Thiểm Tây, Cam Túc, Nội Mông Cổ. Đến đời con Hách Liên Xương bị Bắc Nguỵ đuổi xuống Thượng Bang phương nam, rồi đến năm 428 Bắc Nguỵ vây hãm Thượng Bang, Liên Xương bị bắt. Riêng em là Hách Liên Định chạy đến Bình Lương , tự xưng là Hoàng đế nước Hạ, bị nước Thổ Cốc Hồn 3bắt năm 439 rồi trao cho Bắc Nguỵ

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *