Mục tiêu nghề nghiệp là một phần không thể thiếu trong CV xin việc, dù không phải tất cả các nhà tuyển dụng đều sẽ đọc kỹ phần này. Muốn viết tốt và ấn tượng nhất, trước hết bạn phải hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp là gì rồi sau đó mới tìm cách viết hợp lý nhất.
Khi bạn phỏng vấn, nhà tuyển dụng thường hỏi “Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của bạn là gì?”. Hơn nữa, ở phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV cũng đề cập đến vấn đề này mà bạn chưa biết mình nên trả lời ra sao. Dưới đây là những khuyến nghị của tvcc.edu.vn về cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV bạn có thể tham khảo.

MỤC LỤC: I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì? II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp III. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên? IV. Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp V. Những lỗi cần tránh khi viết Mục tiêu nghề nghiệp VI. Mẹo viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV xin việc VII. Một số mẫu viết mục tiêu nghề nghiệp cho các ngành nghề phổ biến

*

Cách viết mục tiêu nghề nghiệp được sự quan tâm của nhiều ứng viên

I. Mục tiêu nghề nghiệp là gì?

Mục tiêu nghề nghiệp tiếng Anh được gọi là Career Objective. Thực ra chúng ta có rất nhiều cách định nghĩa về mục tiêu nghề nghiệp. Hiểu một cách đơn giản nhất, mục tiêu nghề nghiệp chính là một vị trí công việc, một đích đến mà bạn mong muốn trong tương lai và lộ trình bạn vạch ra để thực hiện mục tiêu của mình. Qua mục tiêu nghề nghiệp, nhà tuyển dụng sẽ phần nào hiểu rõ hơn về bạn, về định hướng của bạn trong công việc và đánh giá mức độ phù hợp của bạn với công ty để đưa ra kết luận.

Đang xem: Mô tả mục tiêu nghề nghiệp

II. Vai trò của mục tiêu nghề nghiệp

Đặt mục tiêu nghề nghiệp không chỉ giúp nhà tuyển dụng đánh giá định hướng, tham vọng của bạn đối với sự nghiệp và tương lai của mình, mà còn giúp chính bản thân bạn có động lực, khuôn khổ để đạt được mơ ước. Nói cách khác, vai trò của mục tiêu nghề nghiệp là một đỉnh núi bạn cần vượt qua và thúc đẩy bạn không ngừng tiến về phía thành công. Xác định mục tiêu nghề nghiệp giúp bạn:

Biết rõ mình muốn gì, cần làm gì, sau đó tập trung vào việc hoàn thành: Có mục tiêu nghĩa là bạn sẽ ưu tiên cho các hành động quan trọng, không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng, cảm thấy hài lòng hơn với công việc và thành công hơn. Sử dụng thời gian hiệu quả hơn: Bạn sẽ tự thay đổi, sắp xếp, quản lý thời gian của mình tốt hơn, hạn chế lãng phí vào những công việc vô ích. Tự tin hơn, tương tác tốt hơn: Khi bạn đã hoàn thành mục tiêu của mình, bạn sẽ thấy tự tin hơn, dễ dàng truyền đạt niềm đam mê và định hướng của mình tới đồng nghiệp và bạn bè, gia đình. Giúp bạn biết chịu trách nhiệm với bản thân và công việc.

III. Tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm đến mục tiêu nghề nghiệp của ứng viên?

Về cơ bản, viết mục tiêu nghề nghiệp trong CV là một trong những cách giúp bạn gây ấn tượng đầu tiên tích cực với nhà tuyển dụng. Đã bao giờ bạn tự hỏi, tại sao nhà tuyển dụng lại quan tâm tới mục tiêu của bạn hay chưa? Trên thực tế, họ muốn biết liệu bạn có kế hoạch ở lại công ty một thời gian dài hay sẽ nhanh chóng rời đi? Họ cũng muốn biết định hướng của bạn, từ đó đánh giá tham vọng, tầm nhìn và khả năng cống hiến của bạn. Việc tuyển dụng và đào tạo một nhân viên rất công phu, tốn kém. Do đó, nhà tuyển dụng muốn chắc chắn hơn về thái độ với công việc và tiềm năng thực sự của bạn, thể hiện qua những gì bạn viết trên CV.

*

Viết mục tiêu nghề nghiệp như thế nào cho chuẩn để gây ấn tượng với nhà tuyển dụng?

IV. Cách viết Mục tiêu nghề nghiệp

1. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn

Khi viết mục tiêu ngắn hạn, bạn nên đề cập tới các mục tiêu nghề nghiệp trong thời gian ngắn, chẳng hạn như từ 6 tháng tới 1 năm. Hãy viết về những gì bạn thực sự có thể làm được và nhớ rằng mục tiêu ngắn hạn phải phù hợp với mục tiêu dài hạn, làm tiền đề cho mục tiêu dài hạn. Gợi ý viết về mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn:

“Tôi muốn sử dụng toàn bộ kỹ năng và kinh nghiệm đã tích lũy được để ổn định công việc trong môi trường mới với thời gian ngắn nhất có thể, hoàn thành tất cả các chỉ tiêu được giao và hoà đồng với đồng nghiệp”. “Mục tiêu ngắn hạn của tôi là nhanh chóng thích nghi và làm tốt tất cả các yêu cầu được công ty đề cập trong bản mô tả công việc. Tôi muốn cung cấp nhiều giá trị, đóng góp hơn những gì tôi mong đợi”.

2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn

Mặc dù mục tiêu ngắn hạn có thể đơn giản hơn, dễ thực hiện hơn trong thời gian đầu, nhưng mục tiêu nghề nghiệp dài hạn sẽ liên quan đến sự phát triển lâu dài của bạn. Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp dài hạn:

“Tôi muốn mình có thể nâng cao trình độ, đóng góp nhiều hơn vào sự phát triển của công ty, sau đó đủ khả năng nhận các trách nhiệm lớn hơn. Tôi hiểu rằng quá trình này có thể khó khăn và tốn thời gian, nhưng tôi luôn sẵn sàng và kiên định. Những mục tiêu này sẽ luôn thúc đẩy tôi đạt được tầm cao mới, giữ vững định hướng của mình”. “Mục tiêu nghề nghiệp dài hạn của tôi là từng bước tiếp cận các vị trí quản lý, lãnh đạo (như trưởng nhóm, trưởng dự án, trưởng bộ phận). Ban đầu, tôi sẽ nỗ lực làm tốt các mục tiêu ngắn hạn để mở đường cho những thành công sau này. Tôi tự tin rằng mình có thể hoàn thành những mục tiêu này”.

3. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp 3 – 5 năm

Mục tiêu nghề nghiệp trong vòng 3 đến 5 năm của bạn phải thể hiện rõ được định hướng và tầm nhìn của bạn. Về cơ bản, bạn nên giữ câu trả lời chung chung, đặc biệt nếu bạn không biết nhiều về con đường thăng tiến điển hình tại công ty; Nhấn mạnh sự quan tâm của bạn đối với sự nghiệp lâu dài tại công ty (đặc biệt nếu bạn có những khoảng thời gian làm việc ngắn trong hồ sơ xin việc). Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp 3 – 5 năm:

“Trong vòng 3 – 5 năm tới, tôi muốn mình có những đóng góp vượt bậc cho công ty, chịu trách nhiệm nhiều hơn và có thể đảm nhiệm vị trí quản lý. Tôi tin rằng với những gì mình có và sự cố gắng, tận tâm của bản thân cũng như sự hướng dẫn của sếp và hỗ trợ của đồng nghiệp, tôi có thể hoàn thành mục tiêu của mình”.

Xem thêm: Bật Mí 4 Cách Thay Phông Nền Trong Photoshop, Cách Đổi Màu Phông Nền Trong Photoshop

“Mục tiêu nghề nghiệp của tôi trong 3 – 5 năm tới là hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao, thăng tiến lên vị trí trưởng bộ phận, tăng thu nhập và xây dựng mối quan hệ tốt với sếp và đồng nghiệp”.

4. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường

Sinh viên mới ra trường thường chưa có nhiều trải nghiệm và kinh nghiệm làm việc, do đó, khi viết mục tiêu nghề nghiệp, có một số điều bạn cần chú ý như:

Trình bày ngắn gọn và súc tích. Điều chỉnh theo mô tả công việc trong thông báo tuyển dụng (vì đôi khi sinh viên mới tốt nghiệp chưa thể xác định bản thân thực sự muốn gì). Trung thực.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường:

“Tôi đang tìm kiếm một cơ hội để sử dụng các kỹ năng và kiến thức tích lũy được trong quá trình đào tạo tại trường để đóng góp tích cực vào sự phát triển của công ty cũng như hỗ trợ các đồng nghiệp tương lai. Tôi muốn những nỗ lực của mình có thể tạo ra sự khác biệt đáng kể cho công ty”. “Tôi muốn sử dụng kiến thức và kỹ năng của mình để có được sự tiếp xúc thực tế trong công việc và hiểu được hoạt động bên trong của công ty. Tôi muốn học hỏi và hoàn thiện trong một môi trường chuyên nghiệp”.

*

Hướng dẫn cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho sinh viên mới ra trường chi tiết

5. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm

Với những ứng viên đã có kinh nghiệm làm việc, trình bày mục tiêu nghề nghiệp có thể dễ dàng hơn. Bạn có thể coi kinh nghiệm và những thành tích trước đây của mình là nền tảng và bàn đạp giúp bạn tự tin tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp thành công.

Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp cho người đã có kinh nghiệm:

“Bằng kinh nghiệm làm việc trong 5 năm qua, mục tiêu nghề nghiệp của tôi là nhanh chóng thích nghi với môi trường mới, sau đó nỗ lực làm việc, đạt hiệu suất cao, đóng góp vào sự phát triển lâu dài của công ty và thăng tiến lên vị trí quản lý cấp cao hơn trong vòng 3 năm”.

Xem thêm: Tìm Hiểu Ip Tĩnh Có Tác Dụng Gì ? Các Dạng Ip Thường Gặp? Ip Tĩnh Là Gì

“Trong 10 năm qua, tôi đã không ngừng học hỏi và tích lũy kinh nghiệm, kiến thức ở môi trường doanh nghiệp nhỏ nhằm mục tiêu bắt đầu sự nghiệp thành công tại tập đoàn lớn hơn, chuyên nghiệp hơn. Tôi tin rằng bản thân có thể phát triển tốt hơn và đóng góp tích cực hơn cho sự phát triển của cả tập đoàn”.

V. Những lỗi cần tránh khi viết Mục tiêu nghề nghiệp

Một số sai lầm cơ bản khi viết mục tiêu nghề nghiệp bao gồm:

Đặt mục tiêu phi thực tế: Khi bạn đặt mục tiêu, đặc biệt là các mục tiêu dài hạn, bạn có thể cần phải suy nghĩ rộng hơn, xa hơn nhưng hãy nhớ, đó là điều bạn cần phải làm được, không phải ước mơ viển vông. Chẳng hạn, nếu mục tiêu của bạn là trở thành CEO của một công ty, nhưng hiện tại bạn không có kinh nghiệm, mục tiêu này sẽ không thực tế, ít nhất là chưa. Để đặt mục tiêu thực tế, hãy sử dụng chiến lược thông minh, đảm bảo rằng mục tiêu của bạn cụ thể, đo lường được, có thể đạt được và liên quan đến vị trí ứng tuyển. Không có sự cân bằng giữa mục tiêu nghề nghiệp và mục tiêu cuộc sống: Hãy tưởng tượng rằng bạn viết mục tiêu nghề nghiệp cho 1 năm tới với cam kết tăng doanh số ít nhất 15%. Dù cho mục tiêu này có thể đạt được, nhưng bạn đã hoàn toàn bỏ qua các mục tiêu khác liên quan tới cuộc sống thực sự. Khi đặt mục tiêu, hãy đảm bảo rằng bạn đạt được sự cân bằng giữa các lĩnh vực khác nhau. Đánh giá thấp thời gian hoàn thành: Trong một số trường hợp, bạn có thể phạm phải sai lầm khi viết mục tiêu khó đạt được trong khoảng thời gian quá ngắn. Điều này không chỉ khiến bạn chịu nhiều áp lực hơn, mà còn có khả năng khiến mục tiêu của bạn thất bại. Do đó, khi đề ra mục tiêu nghề nghiệp, bạn cũng đồng thời phải tự lập kế hoạch thực hiện, luôn sắp xếp các mốc thời gian hợp lý. Không cân nhắc đến khả năng thất bại: Cho dù bạn làm việc chăm chỉ đến đâu, vẫn sẽ có khả năng bạn không thể đạt được không đạt được mục tiêu nghề nghiệp của mình. Vì vậy, ngay khi đề cập tới các mục tiêu, bạn hãy nghĩ về trường hợp không đạt được hoặc muộn hơn so với dự tính. Điều đó sẽ giúp bạn có động lực cố gắng hơn, đồng thời rèn luyện tâm lý vững chắc để đối phó với các tình huống phát sinh.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *