Mở cửa hàng sữa đạt chuẩn là một ý tưởng không tồi trong bối cảnh người tiêu dùng chú trọng nhiều hơn đến sức khoẻ và vấn đề hàng giả, hàng nhái tràn lan trên thị trường hiện nay thì đây chính là cơ hội để bạn bắt đầu khởi nghiệp trong lĩnh vực này.

Đang xem: Mở đại lý sữa th true milk

*

Có nên mở cửa hàng kinh doanh sữa? Cách mở cửa hàng sữa đem lại hiệu quả và thành công? Những bài học kinh nghiệm đắt giá cho người mới bắt đầu khởi nghiệp kinh doanh mở cửa hàng sữa là gì? tvcc.edu.vn sẽ giúp bạn giải quyết mọi băn khoăn về những vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé!

I. Điều kiện mở cửa hàng sữa

Mở cửa hàng sữa là một trong những mô hình kinh doanh đặc thù, liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người. Do đó, những quy định về mở cửa hàng sữa rất khắt khe, đòi hỏi chủ kinh doanh phải tuân thủ trước khi tiến hành hoàn tất thủ tục đăng ký kinh doanh. Cụ thể như sau:

Theo quy định tại Luật an toàn thực phẩm:

Trường hợp kinh doanh sản phẩm sữa được chế biến và đóng gói sẵn và không yêu cầu bảo quản đặc biệt thì không cần giấy chứng nhận

Kinh doanh sữa chế biến cần bảo quản đặc biệt thì bắt buộc có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do Bộ Công Thương quản lý và cấp.

Trường hợp sữa bổ sung vi chất dinh dưỡng, sữa pha chế theo công thức phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và được quản lý bởi Bộ Y tế.

*

Tuân thủ quy định về an toàn thực phẩm khi mở cửa hàng sữa

Khi cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra, chủ cơ sở kinh doanh phải có trách nhiệm:

Nghiêm chỉnh chấp hành quyết định kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.

Trực tiếp làm việc hoặc ủy quyền cho người đại diện làm việc với cơ quan kiểm tra khi được kiểm tra, hay khi bị xử lý vi phạm hành chính

Cung cấp kịp thời giấy tờ, sổ sách, tài liệu, chứng từ liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các giấy tờ, tài liệu, chứng từ, sổ sách này.

Chấp hành nghiêm chỉnh việc kiểm tra, tạm giữ hàng hóa, giấy tờ, phương tiện, dụng cụ sản xuất, kinh doanh khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu kiểm tra, tạm giữ của người có thẩm quyền.

Giải trình đầy đủ, kịp thời và đúng sự thật về các nội dung kiểm tra theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Không được trốn tránh, trì hoãn, chống đối việc kiểm tra hợp pháp hoặc đe dọa, mua chuộc, hối lộ dưới mọi hình thức đối với thành viên của Đoàn kiểm tra.

Như vậy, nếu cơ quan quản lý thị trường đến kiểm tra hoạt động kinh doanh của cửa hàng thì bạn phải cung cấp kịp thời các giấy tờ về đăng ký kinh doanh.

II. Mở cửa hàng sữa cần những giấy tờ gì?

Ngoài việc tuân thủ các quy định theo pháp luật về kinh doanh cửa hàng sữa. Chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký những giấy tờ như: Giấy đăng ký kinh doanh, Giấy cấp phép an toàn thực phẩm theo quy định. Cụ thể:

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận kinh doanh mở cửa hàng sữa:

Giấy đề nghị được đăng ký hộ kinh doanh cá thể. Trình bày đầy đủ các nội dung liên quan như: ngành nghề đăng ký kinh doanh; tên, số và ngày cấp chứng minh nhân dân của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh; tên hộ kinh doanh; địa chỉ mở cửa hàng; số vốn kinh doanh; Địa chỉ cư trú của đại diện hộ kinh doanh và chữ ký của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh.

Chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu hay thẻ căn cước công dân bản sao của chủ cửa hàng, chủ hộ kinh doanh, đại diện hộ kinh doanh cá thể hay các cá nhân thuộc hộ kinh doanh (bản sao công chứng hợp lệ).

Biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh cá thể do một nhóm cá nhân thành lập

Giấy chứng nhận quyền sở hữu đất (bản sao) hoặc hợp đồng thuê địa điểm kinh doanh.

*

Đăng ký kinh doanh khi mở cửa hàng sữa

Nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh lên UBND quận, huyện và chờ lấy Giấy phép đăng ký kinh doanh:

Khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện sẽ trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cá thể trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ khi hồ sơ đảm bảo các điều kiện về Ngành, nghề kinh doanh không thuộc danh mục cấm; Tên hộ kinh doanh phù hợp quy định; Nộp đủ lệ phí đăng ký.

Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo rõ nội dung cần sửa đổi bằng văn bản cho người thành lập hộ kinh doanh cá thể.

Nếu sau 05 ngày làm việc, kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh cá thể mà không nhận được Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, cũng không nhận được thông báo yêu cầu sửa đổi hồ sơ thì người đăng ký hộ kinh doanh có quyền khiếu nại theo quy định.

*

Nộp hồ sơ và chờ lấy Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cửa hàng sữa

Thủ tục xin Giấy phép an toàn thực phẩm:

Đề nghị cấp giấy phép an toàn thực phẩm (theo mẫu);

Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngành nghề kinh doanh.

Xem thêm: Chăm Lo Cho Boss Với Top 30 Cửa Hàng Thức Ăn Cho Mèo Hà Nội Cực Kì Uy Tín

Thuyết minh cơ sở vật chất, dụng cụ và trang thiết bị đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

Giấy xác nhận tập huấn kiến thức của chủ cửa hàng và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm về an toàn thực phẩm.

Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cửa hàng và người kinh doanh thực phẩm.

III. Kinh doanh cửa hàng sữa cần bao nhiêu vốn?

Những loại chi phí mở cửa hàng sữa cơ bản là gì? Cần bao nhiêu vốn để bắt đầu kinh doanh cửa hàng sữa? Tất cả sẽ được bật mí một cách chi tiết ngay dưới đây. Bạn có thể tham khảo để lên kế hoạch dự trù chi phí đầu tư cho cửa hàng của mình nhé.

3.1. Chi phí thuê mặt bằng

Tất cả các địa điểm kinh doanh đều phục vụ cho người tiêu dùng xung quanh. Thế nên việc chọn những nơi có đông dân cư, gần chợ, trường học… là tiêu chí được ưu tiên hàng đầu. Mức chi phí này thường thường sẽ vào khoảng từ 5 – 20 triệu hoặc có thể hơn, tuỳ thuộc vào mặt bằng và diện tích kinh doanh.

*

Chi phí thuê mặt bằng

3.2. Chi phí kệ tủ, quầy thu ngân

Kệ trưng bày và quầy thu ngân là hai phần không thể thiếu nếu như bạn muốn cửa hàng của mình trông thật gọn gàng và thuận tiện cho khách tới và lựa chọn sản phẩm.

*

Chi phí kệ tủ trưng bày hàng hoá

Chi phí đầu tư cho những món đồ này sẽ dao động từ 5 – 20 triệu. Phụ thuộc vào quy mô cửa hàng lớn hay nhỏ. Để tiết kiệm chi phí cho khoản mục đầu tư này, bạn có thể lựa chọn phương án mua thanh lý từ những cửa hàng khác.

3.3. Chi phí mua phần mềm quản lý bán hàng

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng cùng với các thiết bị hỗ trợ việc này như máy quét mã vạch, máy in hóa đơn… là điều cần thiết và quan trọng trong việc kinh doanh cửa hàng sữa. Giúp chủ cửa hàng tối ưu hoá quá trình vận hành kinh doanh. Đảm bảo việc theo dõi, kiểm soát những vấn đề tồn kho, quản lý đơn hàng, quản lý doanh thu, nhân viên… được dễ dàng, nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn.

Với mức chi phí cạnh tranh, phần mềm quản lý bán hàng ưu việt tvcc.edu.vn là lựa chọn tốt nhất cho chủ cửa hàng và được nhiều doanh nghiệp tin dùng.

Xem thêm: 77 Hình Ảnh Chia Tay Buồn, Ảnh Buồn Về Tình Yêu Tan Vỡ, 25 Hình Ảnh Buồn Nhất Khi Chia Tay

*

Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng tvcc.edu.vn sẽ giúp tăng doanh thu cho cửa hàng sữa

3.4. Chi phí chuẩn bị giấy phép kinh doanh

Giấy phép kinh doanh là yếu tố cần thiết để cơ sở hoạt động. Thông thường sau khi nộp hồ sơ thì sẽ mất tầm 3 -5 ngày để xử lý và khoản phí bạn cần chi trả khoảng vài trăm ngàn theo quy định.

3.6. Đóng thuế

Là chi phí mà chủ kinh doanh cần phải thực hiện sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký kinh doanh. Sau đây là những loại thuế được chúng tôi tổng hợp mà chủ đại lý cần phải đóng:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *