Tạm ứng là một khoản tiền hoặc vật tư do doanh nghiệp giao cho người lao động trong doanh nghiệp để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh hoặc giải quyết một công việc nào đó được phê duyệt. Khi hoàn thành, kết thúc công việc được giao, người nhận tạm ứng phải lập bảng thanh toán tạm ứng (kèm theo chứng từ gốc) để thanh toán số tạm ứng đã nhận. Sau đây tvcc.edu.vn giới thiệu mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng; Cách lập mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC mới nhất 2018.

Đang xem: Mẫu giấy thanh toán tạm ứng

NỘI DUNG CHÍNH

3. Cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng – Mẫu 04-TT

1. Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 133

*

Tải: Mẫu Giấy thanh toán tiền tạm ứng – mẫu 04-TT theo thông tư 133/2016/TT-BTC tại đây

2. Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng theo Thông tư 200

*

Tải: Mẫu giấy thanh toán tiền tạm ứng – mẫu 04-TT theo thông tư 200/2014/TT-BTC tại đây

3. Cách lập Giấy thanh toán tiền tạm ứng – Mẫu 04-TT

Mẫu 04-TT theo Thông tư 133/2016/TT-BTC và thông tư 200/2014/TT-BTC đều có cách lập giống nhau

3.1 Mục đích:

Giấy thanh toán tiền tạm ứng là bảng liệt kê các khoản tiền đã nhận tạm ứng và các khoản đã chi của người nhận tạm ứng, làm căn cứ thanh toán số tiền tạm ứng và ghi sổ kế toán.

*

3.2 Phương pháp và trách nhiệm ghi

Góc trên bên trái của Giấy đề nghị tạm ứng ghi rõ tên đơn vị, tên bộ phận. Phần đầu ghi rõ ngày, tháng, năm, số hiệu của giấy thanh toán tiền tạm ứng; Họ tên, đơn vị người thanh toán.

Căn cứ vào chỉ tiêu của cột A, kế toán ghi vào cột 1 như sau:

Mục I- Số tiền tạm ứng: Gồm số tiền tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết và số tạm ứng kỳ này, gồm:

Mục 1: Số tạm ứng các kỳ trước chưa chi hết: Căn cứ vào dòng số dư tạm ứng tính đến ngày lập phiếu thanh toán trên sổ kế toán để ghi.

Mục 2: Số tạm ứng kỳ này: Căn cứ vào các phiếu chi tạm ứng để ghi, mỗi phiếu chi ghi 1 dòng.

*

Mục II- Số tiền đã chi:

Căn cứ vào các chứng từ chi tiêu của người nhận tạm ứng để ghi vào mục này. Mỗi chứng từ chi tiêu ghi 1 dòng.

Mục III- Chênh lệch: Là số chênh lệch giữa Mục I và Mục II.

Xem thêm: Cách Chèn Chữ Vào Ảnh Picsart, Thêm Quotes Hay, Chất, Cách Chèn Ký Tự Vào Ảnh Bằng Picsart

– Nếu số tạm ứng chi không hết ghi vào dòng 1 của Mục III.

 – Nếu chi quá số tạm ứng ghi vào dòng 2 của Mục III.

Sau khi lập xong giấy thanh toán tiền tạm ứng, kế toán thanh toán chuyển cho kế toán trưởng soát xét và giám đốc doanh nghiệp duyệt. Giấy thanh toán tiền tạm ứng kèm theo chứng từ gốc được dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán.

Phần chênh lệch tiền tạm ứng chi không hết phải làm thủ tục thu hồi nộp quỹ hoặc trừ vào lương. Phần chi quá số tạm ứng phải làm thủ tục xuất quỹ trả lại cho người tạm ứng. Chứng từ gốc, giấy thanh toán tạm ứng phải đính kèm phiếu thu hoặc phiếu chi có liên quan.

*

Ví dụ minh họa.

Xem thêm: Nằm Chiêm Bao Thấy Người Chết Là Điềm Lành Hay Điềm Dữ? Nằm Mơ Thấy Người Chết Điềm Báo Gì

Bộ phận: P.NVKD Mẫu số 04 – TT

(Ban hành theo Thông tư số: 200/2014/TT-BTC

Ngày 30 tháng 04 năm 2018

Số: 01

Nợ: TK 642, TK 133

Có: TK 141

– Họ và tên người thanh toán: Nguyễn Văn H

– Bộ phận (hoặc địa chỉ): Phòng Nghiệp vụ kinh doanh

– Số tiền tạm ứng được thanh toán theo bảng dưới đây:

(Ký, họ tên) Kế toán trưởng

(Ký, họ tên) Kế toán thanh toán

(Ký, họ tên) Người đề nghị

thanh toán

(Ký, họ tên)

Số tạm ứng chi không hết 960.000 đồng sẽ:+ Để bù trừ vào số tiền tạm ứng của các tháng sau (nếu có phát sinh tạm ứng)

+ Kế toán thanh toán làm phiếu thu hoàn ứng số tiền 960.000 đồng lại cho công ty.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *