AVR máy phát điện là gì? Bạn đã từng nghe đến bộ phận AVR của máy phát điện bao giờ chưa? Có thể thấy máy phát điện ngày nay đang trở thành một thiết bị khá quan trọng trong đời sống của con người. Nhìn chung thì máy phát điện có cấu tạo rất đơn giản bao gồm 2 phần chính là stator và rotor.

Đang xem: Mạch avr máy phát điện

Ngoài 2 bộ phận này thì còn một bộ phận quan trọng không kém đó chính là AVR. Vậy để có thể giải đáp được AVR máy phát điện là bộ phận như thế nào? Chúng ta sẽ cùng tvcc.edu.vn tìm hiểu trong bài viết sau đây nhé!

Mục Lục

NHỮNG CHỨC NĂNG NỔI BẬT CỦA AVR MÁY PHÁT ĐIỆNCÔNG DỤNG HỮU ÍCH CỦA AVR MÁY PHÁT ĐIỆN

AVR MÁY PHÁT ĐIỆN LÀ GÌ?

*

AVR máy phát điện là gì?

AVR máy phát điện có tên gọi đầy đủ bằng tiếng anh là Automatic Voltage Regulator, đây chính là một bộ điều khiển tự động có nhiệm vụ để điều chỉnh ổn định điện áp đầu ra của các máy phát điện hay chúng còn được biết đến là các dynamo có trong các máy phát điện, ngoài ra AVR của máy phát điện còn có nhiệm vụ là giúp kích từ vào các chổi than.

Như vậy thì ta hiểu tại sao AVR lại là một bộ phận vô cùng quan trọng các máy phát điện cũng như toàn bộ hệ thống tổ máy phát điện. Nếu như AVR mất đi khả năng tự điều chỉnh điện áp thì khi đó chất lượng điện để cung cấp cho các thiết bị điện khác sẽ không thể nào đáp ứng được.

NHỮNG CHỨC NĂNG NỔI BẬT CỦA AVR MÁY PHÁT ĐIỆN

*

Những chức năng nổi bật của AVR máy phát điện

Có thể thấy AVR chính là một trong những bộ phận quan trọng nhất của máy phát điện, nhìn chung AVR sẽ có 4 chức năng dưới đây:

Chức năng điều chỉnh nguồn điện áp

Bộ điều chỉnh điện áp luôn theo dõi kỹ điện áp đầu ra của máy phát điện. Sau đó so sánh nó cùng với một điện áp tham chiếu. Đồng thời, bộ AVR này cũng phải đưa ra lệnh để có thể tăng giảm dòng điện, kích thích sao cho sai số giữa mức điện áp đo được với mức điện áp tham chiếu phải là nhỏ nhất.

Nếu như bạn muốn thay đổi điện áp của các máy phát điện thì chỉ cần thay đổi điện áp tham chiếu. Thông thường thì điện áp tham chiếu của máy phát điện sẽ được đặt lại giá trị định mức khi máy phát điện vận hành độc lập hoặc điện áp thanh cái, điện áp lưới ở chế độ vận hành hòa lưới.

Chức năng giới hạn tỷ số của điện áp – tần số

Khi một tổ máy điện khởi động, lúc này tốc độ quay của Rotor còn ở mức thấp, tần số phát ra cũng sẽ thấp. Khí đó AVR sẽ có khuynh hướng tăng dòng kích thích lên sao cho điện áp đầu ra giống như tham chiếu theo giá trị đặt hoặc điện áp lưới.

Chính vì điều này đã dẫn đến quá trình kích thích của máy phát điện, các bộ phận như cuộn dây Rotor sẽ bị quá nhiệt, các thiết bị nối vào đầu cực phát điện được xem như là biến thế chính, máy biến áp tự dùng,… sẽ bị quá kích thích và bão hòa từ.

Thông thường thì tốc độ máy phát điện cần phải đạt đến 95% tốc độ định mức. Bên cạnh đó thì AVR tự động cũng sẽ luôn theo dõi tỷ số này để có thể điều chỉnh dòng kích thích sao cho phù hợp. Mặc dù điện áp của máy phát điện chưa đạt được đến điện áp tham chiếu.

Chức năng điều khiển mức công suất vô công

Khi máy phát điện chưa phát ra nguồn điện thì việc thay đổi dòng điện để kích từ chỉ có thể thay đổi mức điện áp đầu cực máy phát mà thôi. Quan hệ giữa điện áp của máy phát điện đối với dòng điện kích từ sẽ được biểu diễn bằng một đường cong và được gọi là đặc tuyến không tải (đặc tuyến V – A).

Thế nhưng khi máy phát điện được nối vào trong một lưới có công suất lớn hơn của máy phát điện. Thì việc để tăng giảm dòng kích thích hầu như sẽ không làm thay đổi điện áp lưới. Chính tác dụng của AVR lúc đó sẽ không thể điều khiển được điện áp của máy phát điện nữa mà chính là điều khiển dòng công suất phản kháng (còn được gọi là công suất ảo) của máy phát điện.

Và cũng chính điều này sẽ dẫn đến việc nếu như hệ thống điều khiển mức điện áp của máy phát điện quá nhạy thì có thể dẫn đến việc thay đổi khá lớn công suất ảo của máy phát điện khi mức điện áp dao động.

Vì thế, ngoài việc theo dõi và điều khiển mức điện áp thì AVR còn phải theo dõi cũng như điều khiển điện áp ảo. Thực chất thì việc này chính là để điều khiển dòng điện kích thích khi công suất ảo và điện áp lưới thay đổi sao cho mối liên hệ giữa mức điện áp của máy phát điện, điện áp lưới và công suất ảo phải là hợp lý nhất.

Có thể bạn quan tâm: Tìm hiểu tổng quan về 2 loại công suất máy phát điện hiện nay

Chức năng bù trừ điện áp suy giảm của đường dây

Đối với những người thật sự am hiểu về máy phát điện thì chắc hẳn đều biết khi máy phát điện vận hành độc lập hoặc nối vào lưới tầng bởi một trở kháng lớn thì khi ta tăng tải sẽ gây tình trạng hao hụt điện áp trên đường dây. Tình trạng sụt áp này có thể khiến cho điện áp tại những căn hộ tiêu thụ sẽ bị giảm theo độ tăng tải và làm giảm chất lượng của điện năng.

Do đó, để có thể giảm bớt tác hại của hệ thống do quá trình vận hành máy phát điện này gây ra, thì bộ AVR máy phát điện này phải dự đoán được khả năng, mức sụt giảm của đường dây tạo ra điện áp bù trừ cho độ sụt giảm đó. Tác động bù trừ này nhằm giúp cho điện áp tại một thời điểm nào đó giữa máy phát điện và hộ tiêu thụ sẽ được ổn định lại theo tải. Điện áp đặt tại hộ tiêu thụ sẽ giảm đôi chút so với mức tải trong khi đặt điện áp tại đầu cực của máy phát điện sẽ tăng đôi chút so với tải.

Và để có được các tác động này thì các nhà sản xuất sẽ phải thêm một tín hiệu dòng điện vào trong mạch đo lường. Khi đó thì dòng điện 1 pha từ thứ cấp của biến dòng đo lường sẽ chảy qua một mạch điện R và L, từ đó tạo ra các sụt áp tương ứng với sụt áp trên R và L của đường dây máy phát điện đến điểm mà chúng ta muốn điện áp được ổn định.

Tuy nhiên thì mức điện áp này sẽ được cộng thêm vào (hoặc trừ bớt đi) đối với điện áp đầu cực của máy phát điện đã đo được. Khi đó, bộ điều chỉnh điện áp tự động AVR lúc này sẽ căn cứ vào điện áp tổng để có thể điều chỉnh được dòng kích từ sao cho điện áp tổng không đổi.

Thông tin đến bạn: Những điều thú vị mà bạn cần biết về 4 loại máy phát điện 2kw

CÁC LOẠI AVR MÁY PHÁT ĐIỆN PHỔ BIẾN NHẤT

*

Các loại AVR máy phát điện phổ biến nhất

Thông thường đối với mỗi một máy phát điện thì nhà sản xuất sẽ cung cấp cho một bộ điều chỉnh điện áp AVR. Việc phân loại AVR cũng sẽ bị phụ thuộc vào từng dòng máy phát điện cũng như công suất của chúng. Những dòng máy phát điện không giống nhau cùng với những công suất khác nhau thì cũng sẽ có bộ AVR khác nhau.

AVR sẽ được thiết kế nhằm để sao cho phù hợp với từng loại máy phát điện đó. Ví dụ như AVR máy phát điện lần lượt là 2kw, 3kw, 5kw, 3kva, 5kva, 10kva,…

Để kích từ thì các dòng máy phát điện này có hoặc không dùng chổi than cũng đều phải được trang bị một bộ AVR. Cùng với đó, cũng sẽ tùy thuộc vào công suất mà chúng sẽ sử dụng các loại mạch khác nhau như 3kgw, 5kgw,…

Đa phần các bộ AVR máy phát điện đều giống nhau và có các tính năng tương tự. Nếu như có khác thì chỉ khác về thương hiệu, thiết kế, kích thước và màu sắc,…

CÔNG DỤNG HỮU ÍCH CỦA AVR MÁY PHÁT ĐIỆN

*

Công dụng hữu ích của AVR máy phát điện

Không chỉ như là một máy kích từ đơn thuần giống như tên gọi của chúng. Bộ AVR kích từ còn đóng các vai trò sau:

Điều chỉnh mức điện áp cho máy phát điện

Bộ AVR máy phát điện 3 pha sẽ theo dõi mức điện áp đầu ra của máy phát điện. Sau đó, so sánh điện áp này cùng với điện áp tham chiếu rồi đưa ra một tín hiệu để điều khiển dòng điện kích thích. Yêu cầu ở đây là điện áp đo được, điện áp tham chiếu phải có được mức chênh lệch thấp nhất.

Nếu như khách hàng muốn thay đổi mức điện áp đầu ra của máy phát điện thì chỉ cần thay đổi mức điện áp tham chiếu.

Xem thêm: Đeo Nanh Gấu Có Tác Dụng Gì ? Phân Biệt Móng Gấu Thật, Móng Gấu Giả

Giới hạn tỷ số giữa mức điện áp và tần số

Trong khoảng thời gian máy phát điện khởi động, AVR sẽ có khuynh hướng là tăng dòng điện kích thích lên để có thể đủ điện áp đầu ra. Điện áp đầu ra này sẽ giống như điện áp giá trị đã đặt ban đầu hoặc là điện áp điện lưới. Không những thế mà bộ điều chỉnh điện áp cũng sẽ liên tục theo dõi mức giá trị này để kiểm soát được dòng kích thích phù hợp nhất dù cho khi khởi động điện áp của máy phát điện chưa đạt đến giá trị phù hợp.

Điều khiển công suất vô công

Công dụng điều khiển công suất vô công ở đây mà có thể hiểu là điều khiển được dòng điện kích thích khi công suất vô công cũng như điện áp điện lưới để có sự thay đổi. Ngoài khả năng theo dõi và điều chỉnh giá trị của mức điện áp thì AVR máy phát điện còn phải làm thêm một nhiệm vụ là theo dõi và điều khiển dòng điện vô công cùng điện áp điện lưới có sự thay đổi.

Bù trừ mức điện áp bị suy giảm trên đường dây

Khi bạn bật tải nặng hơn, ví dụ như động cơ thì điện áp có dấu hiệu bị hao hụt. Khi đó chất lượng của điện năng cung cấp cho các thiết bị cũng bị suy giảm theo. AVR cảm nhận được sự suy giảm đó và tăng dòng điện cấp qua mạch cùng với nam châm điện trên rotor. Tác động này sẽ giúp cho điện áp ổn định hơn ở một thời điểm nhất định.

Có rất nhiều loại AVR máy phát điện khác nhau. AVR hiện đại dựa theo nguyên lý biến áp tự động đã tạo ra được kết quả tốt hơn trong việc giảm thời gian phục hồi điện áp. Nó còn có thể rút ngắn được thời gian phục hồi xuống dưới 3 giây.

Cùng xem:

Cảnh Báo!!! Có Nên Chú Ý Ký Hiệu Trên Máy Phát Điện?

Mách bạn những máy phát điện chạy dầu 3kW chất lượng và giá tốt nhất

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA AVR MÁY PHÁT ĐIỆN

*

Nguyên lý hoạt động của AVR máy phát điện

Giải thích sơ đồ:

Cuộn dây 1 – 2: đây là cuộn dây cấp nguồn AC cho mạch kích từ.Cuộn dây 3 – 4: đây là cuộn dây hồi tiếp. Nó giúp đo lường điện áp ra của máy phát điện để điều chỉnh kích từ sao cho phù hợp.F+, F-: đây là cuộn dây kích từ trong rotor của máy phát điện.

Theo như sơ đồ trên thì mạch AVR máy phát điện này sẽ có nguyên lý hoạt động như sau:

Nguồn kích được chỉnh lưu qua cầu diode PB1004 trở thành một chiều. Sau đó, nguồn điện áp một chiều này sẽ được cấp điện cho cuộn dây kích từ qua điều chỉnh của transistor darlington D718 và H1061. Cặp Darlington này sẽ được phân cực bằng 2 điện trở 27k Ohm và 5w song song. Như vậy, nếu không có gì thay đổi và không điều chỉnh, thì transistor D718 sẽ được bão hòa. Gần như toàn bộ điện áp được đặt lên cuộn kích từ.

Tiếp đó là cuộn dây 3 – 4 sẽ hồi tiếp điện áp ra của máy phát điện về mạch điều thế. Nếu máy phát điện có đủ điện áp định mức, U hồi tiếp xấp xỉ là 26VAC, sau khi chỉnh lưu sẽ ra 24VDC. Điện áp này sẽ được đưa qua bộ lọc 470 Ω và 47 µF sau đó là qua cầu phân áp thành 8,6V. Nếu như điện áp ra máy phát lớn hơn 220 và điện áp hồi tiếp sẽ lớn hơn 8,6V, làm zenner 8V dẫn và Trans H1061 dẫn, từ đó làm giảm bớt dòng phân cực cho cặp darlington. Nhờ vậy mà có thể giảm bớt dòng kích từ lại.

Tóm lại là: Khi áp thếp, cặp transistor darlington dẫn tự do và dòng kích từ tăng cao. Khi áp xấp xỉ định mức, H1061 sẽ điều chỉnh để có thể giảm bớt dòng kích từ lại. Mạch sẽ hoạt động một cách ổn định khi đầu ra của mạch đo lường xấp xỉ là 8,6V.

ĐẤU MẠCH AVR CHO MÁY PHÁT ĐIỆN

*

Đấu mạch AVR cho máy phát điện

Khi trên tay bạn đã có sẵn một mạch AVR thì việc đấu nối AVR cho máy phát điện sẽ rất đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện đấu mạch theo những bước sau đây:

Bước 1: Phải xác định được rõ đâu là ngõ vào cũng như đâu là ngõ ra trên AVR máy phát điện. Từ đó, ta sẽ xác định được đúng cực để trước khi đấu mạch AVR.

Mạch AVR thông thường sẽ có các đầu nối chính gồm:

Input: No T1 hay No V tùy thuộc vào mỗi loại mạch mà người ta sẽ có ký hiệu khác nhau tương ứng với 0V và 220V.

Output: F+ F- là điện áp một chiều để có thể kích vào chổi than hay ruột của máy phát điện.

Bước 2: Tiến hành đấu nối mạch AVR cho máy phát điện

Bạn hãy lấy 2 dây đấu từ F+ F- sao cho tương ứng vào các cực + – của chổi than hoặc là ruột của máy phát điện.

Bước 3: Vận hành thử nghiệm

Sau khi hoàn thành về việc đấu nối AVR vào máy phát điện đã xong thì bạn hãy vận hành thử máy phát điện. Nếu như thấy điện áp ngõ ra của máy phát điện đã hoạt động được ổn định điện áp ở mức điện áp cài đặt là 220V (đối với máy phát điện 1 pha) hay 380V (đối với máy phát điện 3 pha) là được.

Trên đây là cách để đấu mạch AVR cho máy phát điện đúng cách mà tvcc.edu.vn đã hướng dẫn. Hy vọng bạn có thể vận dụng được để thực hiện một cách đơn giản và dễ dàng nhất.

NHỮNG VIỆC CẦN LÀM KHI AVR MÁY PHÁT ĐIỆN BỊ HỎNG

*

Những việc cần làm khi AVR máy phát điện bị hỏng

Chắc hẳn đây chính là thắc mắc của rất nhiều người dùng khi gặp phải sự cố này. Cũng giống với các bộ phận khác của máy phát điện thì AVR máy phát điện cũng có nguy cơ hỏng hóc cao.

Khi AVR máy phát điện bị hỏng, bạn cần liên hệ ngay với các đơn vị sửa chữa uy tín nhất để được nhân viên kỹ thuật hỗ trợ sửa chữa tốt nhất. Bạn không nên tự ý tháo tung ra để sửa nếu như bạn không có trình độ về chuyên môn. Bởi mỗi loại máy phát điện khác nhau đều sẽ có những thiết kế mạch AVR máy phát điện khác nhau .

Hơn nữa, cho dù là trên cùng một máy phát điện thì mỗi hãng sản xuất máy phát điện này cũng sẽ có những thiết kế mạch AVR máy phát điện đặc trưng riêng của hãng. Tốt nhất là không nên tự ý tháo lắp hay sửa chữa máy phát điện khi phát hiện bộ AVR bị hỏng nếu như không am hiểu chi tiết về nó nhé.

Xem thêm: Cường Lực Vsmart Live 4 Yvs (No, Kính Cường Lực 9D Dành Cho Vsmart Live 4 Full Keo

tvcc.edu.vn – ĐIỂM CUNG CẤP AVR MÁY PHÁT ĐIỆN CAO CẤP, CHÍNH HÃNG

Như vậy, bài viết trên đây tvcc.edu.vn đã chia sẻ chi tiết nhất về AVR máy phát điện. Hy vọng rằng qua bài viết này bạn sẽ hiểu được AVR máy phát điện là gì? Cũng như những chức năng của AVR có trong máy phát điện. Từ đó giúp bạn có thể dễ dàng xử lý hơn nếu chẳng may bộ AVR trong máy phát điện của gia đình bạn hoặc của đơn vị làm việc của bạn bị hỏng nhé!

tvcc.edu.vn tự hào là điểm chuyên cung cấp các loại AVR máy phát điện cao cấp đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Ngoài ra tại đầy còn cung cấp thêm nhiều sản phẩm máy phát điện nhập khẩu chính hãng như Máy phát điện Denyo, máy phát điện Elemax, máy phát điện Koop hứa hẹn sẽ gây bão trong thời gian sắp tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *