NHNTừ cuối phố Phan Chu Trinh (chỗ ngã năm Lò Đúc – Hàm Long) đến đường Trần Khát Chân nối với phố Kim Ngưu.

Đang xem: Lò đúc thuộc phường nào

Bạn đang xem: Phố lò đúc thuộc phường nào

Phố Lò Đúc dài 1.160m, rộng 10m.

*

Phố này chạy qua nhiều thôn xóm cũ, tính từ bắc xuống nam là các thôn: Hữu Vọng, Hương Thái (còn đọc là Thể), Đức Bác, Yên Hội và Thọ Lão tất cả đều thuộc tổng Hậu Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. So vào bản đồ Hà Nội 1831 thì đoạn đầu phố, chỗ tiếp giáp ngã năm, còn là một phần của hồ Hữu Vọng.

Tới giữa thế kỷ XIX, ba thôn trên hợp lại (cùng một vài thôn khác) thành thôn Hương Viên, còn hai thôn dưới cùng một số thôn khác hợp lại thành thôn Cảm Hội. Lúc này tổng Hậu Nghiêm cũng đã đổi ra là tổng Thanh Nhàn. (Trong số tám tổng của huyện Thọ Xương khi đó chỉ tổng Hậu Nghiêm là có sự sáp nhập các thôn một cách mạnh nhất: từ 19 thôn rút lại có 8 thôn).

Thời Pháp thuộc, đoạn đầu là phố Lò Đúc, đoạn giữa phố gọi là Cây Đa Nhà Bò, đoạn sau lúc mới mở ngõ gọi là đường Lò Lợn vì trên đoạn đường này có một Abattoir (lò mổ lợn của thành phố Hà Nội xây dựng năm 1889). Sau gọi chung là đại lộ Ác-măng Rút-xô (boulevard Armand Rousseau). Sau cách mạng đã đổi tên là phố Lò Đúc.

Nay thuộc các phường Phạm Đình Hổ, Đống Mác, quận Hai Bà Trưng.

Xem thêm: Xem Trực Tiếp Bóng Đá Nữ Việt Nam Với Australia, Lịch Thi Đấu Bóng Đá Hôm Nay

Cuối phố Lò Đúc, chỗ gặp phố Lương Yên, ngày xưa là một cửa ô. Cửa ô đó mở đúng góc đông nam của tòa thành đất vòng giữa bao quanh khu đông dân cư của kinh thành Thăng Long xưa và có nhiều tên gọi khác nhau. Xem bản đồ Hà Nội 1831, cửa ô này có tên là Thanh Lãng. Tới bản đồ 1886 thì đổi thành cửa ô Lãng Yên (Thanh Lãng và Lãng Yên chỉ là hai tên gọi khác nhau của một thôn ở ngay ngoài cửa ô – Xem mục Yên Lãng).

Nhưng vào thời Lê mạt (thế kỷ XVIII) thì cửa ô này lại có tên là cửa ô Ông Mạc. Chứng cứ là cuối năm 1782, khi đi từ nội thành Thăng Long về bến Thanh Trì để sang bên Bát Tràng. Lãn Ông đã đi qua cửa ô này và có ghi trong Thượng kinh ký sự: “Ngày mùng 10 tháng 9, từ sáng tinh mơ còn trăng, tôi đi ra cửa ô Ông Mạc; cửa thành chưa mở, lính canh thấy có thẻ Hành quân phù mới mở cửa cho đi..”.

Như vậy là cửa ô Ông Mạc này thời đó đã có lính canh nghiêm ngặt (như ở các cửa ô khác).

Đi ngược dòng thời gian lên chút nữa, lại thấy địa danh Ông Mạc xuất hiện vào năm 1600: “Tháng Mười một năm Canh Tý (1600) làm cầu phao qua sông Cái ở bến Ông Mạc” (Toàn thư).

Vậy “Ông Mạc” có nguồn gốc như thế nào? Đó là tên một dải đất thuộc phường Yên (An) Xá (thời Lê, phường này cũng còn rất rộng, bao gồm các làng Lương Yên, Lãng Yên và các phố Lê Quý Đôn, Lương Yên ngày nay). Bia chùa Thanh Nhàn dựng năm Cảnh Hưng thứ 28 (1767) có ghi: “Ở kinh đô, tại phường Yên Xá, cánh đồng Ông Mạc có một gò đất từ xưa vẫn coi là một ngọn núi…”. Lại theo Phạm Đình Hổ ghi chép trong sách Quần thư tham khảo thì ở đây có dinh cơ của Mạc Đĩnh Chi (đỗ trạng nguyên năm 1304): “Ông – tức Mạc Đĩnh Chi – làm quan ở triều, nhà riêng ở Nam Xá (có lẽ là Cơ Xá Nam – T.G) thành Đại La, tục gọi là Dinh Ông Mạc”.

Xem thêm:

Ngoài ra, lại còn một cái tên nôm khác là ô Đống Mác. Phải chăng Đống Mác chính là từ Ông Mạc đọc chệch ra? Hay là do truyền thuyết sau: Hồi Tây Sơn ra Bắc, có một cánh quân tiến đánh cửa ô này. Lính nhà Trịnh thua, bỏ chạy, vứt giáo mác lại thành từng đống, do đó mà thành tên.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *