Bài viết được viết bởi Dược sĩ Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng tvcc.edu.vn và tham vấn chuyên môn bởi PGS.TS Phạm Văn Hoan.

Đang xem: Liều lượng ăn tỏi đen

Tỏi đen mang đến nhiều công dụng tuyệt vời dành cho sức khỏe. Tuy nhiên, người già có nên ăn tỏi đen không? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của tvcc.edu.vn để được giải đáp về băn khoăn này và hiểu hơn về công dụng, chế độ ăn tỏi đen hợp lý cho người già.

NGƯỜI GIÀ KHÔNG NÊN ĂN MỠ: ĐÚNG HAY SAI?

1. Người già có nên ăn tỏi đen không?

Người già NÊN ăn tỏi đen bởi thực phẩm này hỗ trợ phòng ngừa và điều trị nhiều bệnh cho người già.

Bổ sung dinh dưỡng

So với tỏi trắng, tỏi đen chứa lượng Protein (chất đạm) gấp 2 lần giúp người già bổ sung dinh dưỡng và tái tạo mô. Bên cạnh đó, lượng dồi dào Vitamin B, Natri, Kali, Magie, Sắt, Kẽm, Canxi,… giúp người già tăng cường sức đề kháng, bổ sung vi chất và tăng cường sức khỏe xương.

*

Tỏi đen chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết với người già

Chống viêm, tăng cường sức đề kháng

Chiết xuất Chloroform của tỏi đen có thể ngăn chặn các phân tử kết dính tế bào được kích hoạt bởi TNF-α (một chất tham gia vào phản ứng viêm ở người già). Hơn nữa, chiết xuất Hexane của tỏi đen có thể làm giảm sự biểu hiện viêm trong tế bào mô đệm nội mạc tử cung.

Giúp hệ tim mạch khỏe hơn

Chiết xuất Methanol của tỏi đen giúp làm giảm Cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol (xấu), chất béo trung tính và tăng HDL-cholesterol (tốt), từ đó cải thiện sức khỏe tim mạch.

*

Tỏi đen tốt cho người già mắc bệnh tim mạch

Giúp xương người già chắc khỏe hơn

Lysine trong tỏi đen có khả năng tăng cường khả năng hấp thu Canxi của xương. Bên cạnh đó, tỏi đen còn cung cấp thêm các chất khoáng như Mangan, Canxi giúp xây dựng cấu trúc xương khỏe mạnh và tạo ra các enzyme quan trọng để phát triển xương và duy trì xương chắc khỏe cho người già.

Làm chậm quá trình oxy hóa

Tỏi đen có chứa nhiều chất chống oxy hóa như Alkaloid, Flavonoid,… Các chất này sẽ bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi các tổn thương do quá trình oxy hóa và làm chậm quá trình lão hóa.

Góp phần điều chỉnh lượng đường trong máu

Allyl Disulfide, S-methyl và S-allyl Cysteine Sulfoxide trong tỏi đen giúp ngăn chặn Insulin bị phá hủy góp phần hạn chế hiện tượng đường huyết tăng cao đột ngột. Đồng thời, các Alkaloid, Isoleucine làm Insulin trong cơ thể hoạt động hiệu quả hơn và giúp điều hòa đường huyết.

*

Tỏi đen giúp điều chỉnh lượng đường trong máu, đặc biệt tốt cho người tiểu đường

Cải thiện sức khỏe não bộ: Chiết xuất Ethanol từ tỏi đen giúp cải thiện hiệu suất làm việc của bộ nhỡ và ngăn ngừa các tế bào thần kinh thay đổi cấu trúc nên có khả năng chống viêm, bảo vệ thần kinh và chống các gốc tự do và tăng cường trí nhớ.

Có thể phòng ngừa ung thư: tỏi đen có thể ức chế sự tăng sinh và góp phần kích hoạt quá trình tự hủy của tế bào ung thư.

Bảo vệ các tế bào gan: Một nghiên cứu vào năm 2018 cho thấy sử dụng chiết xuất tỏi đen một nhánh có thể giúp phục hồi mô gan và giảm tổn thương tế bào gan.<1>

2. Cách ăn tỏi đen khoa học dành cho người già

2.1. Liều lượng ăn tỏi đen phù hợp với người già

Người già có nên ăn tỏi đen không thì có thể khẳng định nên dùng nhưng liều lượng sử dụng là bao nhiêu? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người già khỏe mạnh và sức khỏe bình thường có thể ăn 1 – 3 củ tỏi đen (3 – 5 gam) mỗi ngày. Người già không nên ăn vượt quá liều lượng mỗi ngày vì có thể gây ra phản ứng ngược cũng như tác dụng phụ như đầy hơi, khó tiêu. Đồng thời, khi ăn tỏi đen, người già cần nhai kỹ để cơ thể dễ dàng hấp thu dưỡng chất.

2.2. 5 phương pháp dùng tỏi đen cho người già

Người già có thể dùng tỏi đen theo những cách như sau:

Ăn trực tiếp

Sử dụng trực tiếp từ 1 đến 2 củ tỏi đen mỗi ngày bằng cách bóc vỏ và thưởng thức ngay sau đó. Người già có thể sử dụng loại tỏi này bất cứ thời điểm nào trong ngày những tốt nhất là nên ăn vào buổi sáng trước bữa ăn. Để tỏi phát huy được tối đa khả năng, công dụng đối với sức khỏe, người già nên uống một cốc nước lọc sau khi ăn tỏi đen.

Ngoài ra, việc ăn riêng tỏi đen sẽ tốt hơn khi ăn cùng các gia vị khác bởi các thành phần có trong tỏi có thể tạo ra các phản ứng và gây tác dụng không muốn cho người sử dụng.

*

Người già có thể sử dụng trực tiếp từ 1 – 2 củ tỏi đen mỗi ngàyLàm gia vị

Tỏi đen được sử dụng làm gia vị trong các món ăn, chẳng hạn như soup, để tăng hương vị và tạo cho các món ăn một hương vị khác nhau. Khi dùng tỏi đen làm gia vị, người già chỉ nên dùng 2 đến 3 tép tỏi để cho vào món ăn vào buổi sáng mỗi ngày để tỏi phát huy tác dụng đối với cơ thể tốt nhất.

Xem thêm: Công Tơ Điện 3 Pha 4 Dây Hữu Công, Công Tơ Điện 3 Pha Gián Tiếp Emic 5(6)A

Ngâm với rượu

Từ lâu tỏi đen ngâm rượu cung cấp cho cơ thể người già các dưỡng chất có lợi, tăng khả năng diệt khuẩn, ngăn ngừa ung thư, giảm mỡ máu và bảo vệ tim mạch. Người già nên dùng khoảng 30 – 40 ml tỏi đen ngâm rượu sau bữa ăn và 2 – 3 lần.

Tỏi đen ngâm rượu được thực hiện bằng cách ngâm 250 gam tỏi đen đã bóc vỏ cùng 1 lít rượu trắng (tốt nhất là rượu nếp nguyên chất không có cồn) trong bình thủy tinh. Ngâm tỏi đen với rượu trong khoảng 10 ngày là có thể sử dụng được.

Ngâm với mật ong

Tỏi đen kết hợp với mật ong có tác dụng hỗ trợ điều trị viêm họng, cảm lạnh, cảm cúm, hạn chế sự lão hóa,… Người già chỉ nên ăn khoảng 3 củ tỏi đen kèm 1 thìa mật ong mỗi ngày và không nên uống tất cả trong cùng một lần.

Tỏi đen ngâm mật ong được thực hiện bằng cách ngâm 125 – 250 gam tỏi đen đã bóc vỏ cùng mật ong trong bình thủy tinh. Sau 3 tuần ngâm, người già đã có thể sử dụng thực phẩm bổ dưỡng này.

*

Ngâm mật ong với tỏi đen hỗ trợ điều trị bệnh đường hô hấp ở người giàÉp lấy nước

Sử dụng nước ép tỏi đen vào buổi sáng trước khi ăn là một cách dùng tiện lợi cho người già giúp cơ thể hấp thu dưỡng chất nhanh hơn, hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Để làm nước ép tỏi đen, bạn dùng 3 – 5 gam tỏi đen bóc vỏ và một ly nhỏ nước ấm rồi xay nhuyễn. Sau đó, bạn hãy lọc bã bằng rây. Người già có thể dùng trực tiếp nước ép tỏi đen hoặc kết hợp với sinh tố, nước ép hoa quả.

3. Người cao tuổi nào không nên ăn tỏi đen?

Mặc dù tỏi đen có nhiều công dụng đối với người già nhưng có một số trường hợp không nên dùng tỏi đen như:

Người bị dị ứng với tỏi

Những người già dị ứng tỏi tươi có thể bị dị ứng với tất cả các dạng khác của tỏi bao gồm tỏi đen. Nó có thể gây kích ứng da, ho, phát ban, đau bụng hoặc ói mửa,…

Người già dùng thuốc chống đông máu

Ăn tỏi đen có thể làm tăng nguy cơ tan máu là do tỏi có đặc tính chống tập kết tiểu cầu. Vì vậy, người già đang dùng thuốc chống đông máu không nên sử dụng tỏi đen với lượng quá lớn (khoảng 1 – 2 củ tỏi đen) để tránh những tác dụng không mong muốn kể trên.

Người già đang bị tiêu chảy

Người gì bị tiêu chảy không nên ăn tỏi đen là do tỏi có chứa Fructan – một loại Carbohydrate mà cơ thể khó tiêu hóa. Chúng cũng là thực phẩm có hàm lượng FODMAP cao – một nhóm carbohydrate có thể gây tiêu chảy ở một số người.

Người già bị huyết áp thấp

Trong quá trình lên men, tỏi đen tạo thành nhiều hợp chất S-Allyl cysteine (SAC) có thể làm cho mạch được hoạt động tốt hơn dẫn đến giảm huyết áp. Ngoài ra, tỏi đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa gấp 10 lần tỏi tươi. Do đó, người già bị huyết áp thấp không nên ăn tỏi đen để tránh tình trạng giảm huyết áp đột ngột và nguy hiểm đến sức khỏe.

*

Người già bị huyết áp thấp không nên sử dụng tỏi đen

Người mắc bệnh về mắt

Người già khi sử dụng tỏi đen trong một thời gian dài có thể dẫn đến những biến chứng về mắt như tổn thương, giảm thị lực,… Vì vậy, khi xuất hiện những dấu hiệu bất thường về mắt thì người già nên ngừng sử dụng để theo dõi tình trạng sức khỏe.

Người mắc bệnh thận

Tỏi đen có tính cay nóng, là một loại thực phẩm tối kỵ không được sử dụng đối với người bệnh thận. Khi sử dụng tỏi đen có thể khiến bệnh tái phát và gây các phản ứng tương tác thuốc, làm mất tác dụng của thuốc.

Người bị bệnh đau dạ dày

Giống như tỏi thông thường, tỏi đen có thể gây kích ứng đường tiêu hóa, đặc biệt là khi ăn với lượng lớn. Điều này là do khi ăn quá nhiều, tỏi đen sẽ làm tăng hoạt chất Allicin, từ đó gây ra chứng tan máu và gây thiếu máu ở người bị đau dạ dày. Do đó, người bị đau dạ dày chỉ nên ăn 1 – 1,5 gam/lần và 3 – 4 lần/tuần để hạn chế tác dụng phụ xảy ra.

Người bị bệnh về gan

Tỏi đen chứa Allicin có thể gây nhiễm độc gan nếu cơ thể phải hấp thu số lượng lớn. Hơn nữa, khi dùng tỏi đen làm cho cơ thể sản sinh ra các chất gây ức chế tiết dịch. Ngoài ra, tính dễ bay hơi của tỏi đen có thể gây ra tình trạng thiếu máu. Điều này không tốt cho sức khỏe của gan người già. Vì vậy, người bị bệnh gan nên hạn chế sử dụng tỏi đen.

Trên đây là những thông tin về vấn đề “Người già có nên ăn tỏi đen không?”. Hy vọng qua bài viết này, bạn có thêm những thông tin hữu ích, từ đó giúp đem lại sức khỏe tốt nhất cho người lớn tuổi. Chúc bạn và gia đình sức khỏe!

Nếu bạn cần tư vấn về vấn đề này hoặc các sữa dinh dưỡng cho người già, bạn có thể truy cập vào fanpage tvcc.edu.vn – Già mà sướng hoặc gọi tới số hotline 18006011 để được hỗ trợ miễn phí.

Xem thêm:

*

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *