Khóa học Tester dành cho người bắt đầu của hệ thống đào tạo công nghệ thông tin Lập Trình Việt được được xây dựng phù hợp với tất cả các bạn học viên – những người có kiến thức về công nghệ thông tin hoặc trái ngành hoàn toàn có thể theo học được.

Đang xem: Học kiểm thử phần mềm

*

Khóa học Tester dành cho người mới bắt đầu tại Lập Trình Việt

Khóa học tester này sẽ cung cấp cho bạn cả lý thuyết và kinh nghiệm thực hành với dự án thực tế , bao gồm các khái niệm cơ bản về quy trình sản xuất phần mềm, quy trình kiểm thử phần mềm. Hiểu và làm được công việc chuyên sâu của một Tester / QC tại doanh nghiệp sản xuất phần mềm.

Những gì bạn sẽ học:

Cung cấp cho học viên các kiến thức về kiểm thử phần mềm từ cơ bản đến nâng caoRèn luyện và phát triển kỹ năng về kiểm thử phần mềm thông qua dự án kiểm thử phần mềm thực tếCung cấp, cập nhật những công nghệ kiểm thử phần mềm hiện đại nhất đang được ứng dụng trên thế giới.Trang bị cho học viên những kỹ năng mềm cần thiếtThực hiện kiểm thử theo kế hoạch và kịch bản kiểm thử, phân tích và báo cáo kết quả kiểm thử.Làm quen và sử dụng các công cụ hỗ trợ trong quá trình kiểm thử : SQL tool, PostMan, Jmeter…

*

Khung chương trình của Khóa học Tester cho người mới bắt đầu

Đối tượng học Tester

Những người yêu thích CNTTSinh viên các trường DH,CĐ,TC yêu thích lĩnh vực kiểm thử phần mềmNhững bạn học trái ngành muốn tìm hướng đi phù hợpNhững bạn làm coder,seo… muốn chuyển sang hướng làm Tester

Tại sao bạn nên học Tester tại Lập Trình Việt

Tại Lập Trình Việt, chúng tôi cung cấp tài liệu liên quan và các bài dạy về nghề kiểm thử phần mềm, giúp bạn học dễ dàng hơn và đưa lối thành công. Chương trình học Tester tại Lập Trình Việt được cập nhật thường xuyên theo sát với những gì công việc thực tế yêu cầu. Được giảng dạy bởi các anh chị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực

Các bạn có thể tham gia Group cộng đồng Tester Việt Nam của Lập Trình Việt với hơn 30.000 thành viên là Group lớn nhất về Tester hiện nay: Cộng Đồng Tester Việt Nam ( Tester, QC, QA và BA ) | Facebook

Trước hết, Tester được hiểu là những người kiểm thử phần mềm để tìm kiếm các lỗi, sai sót hay bất cứ vấn đề nào mà có thể ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm. Tùy từng công ty, từng vị trí công việc cụ thể mà nghề tester có thể chia thành nhiều nhánh như QA, QC, Manual Tester, Automation Tester,… tuy nhiên tất cả đều có thể gọi chung là Tester

*

Manual Test và Automation Test là 2 định hướng công việc dành cho Tester

Là 1 nhánh nhỏ của ngành lập trình nói chung, nghề kiểm thử phần mềm hiện nay cũng là 1 công việc hấp dẫn và thú vị đối với các bạn trẻ. Với các bạn muốn tiếp xúc và thử sức mình với công việc này, có lẽ các bạn cũng đã tìm được không ít tài liệu trên thanh công cụ tìm kiếm Google. Nhưng đó vẫn chỉ là những thông tin khái quát cơ bản về ngành này chứ chưa đi vào chi tiết cụ thể. Vậy hãy để bài viết sau đây đi vào chi tiết, tỉ mỉ, giúp bạn có cái nhìn sâu sắc và cụ thể hơn về nghề kiểm thử phần mềm nhé

2 điều cần lưu ý nhất trong việc trở thành 1 tester là:

Thứ nhất: những kiến thức nền tảng mà bạn cần có

Học kĩ về hệ điều hành Windows và Linux, nắm vững các tập lệnh cơ bản của 2 hệ điều hành này. Ngoài ra, bạn cũng phải học cách cài đặt cấu hình cùng các ứng dụng hoặc cách xem thông tin khách hang, điều chỉnh thông số kết nối…Với cách hoạt động của mô hình Client/Server, bạn cần học tối thiếu về bản chất cũng như cách kết nối, giao tiếp mô hìnhBiết phân biệt thế nào là web- based application, sự khác biệt cũng như điểm vượt trội của nó so với các ứng dụng truyền thống hiện có. Web- base là loại phần mềm mà người dùng có thể đăng nhập và sử dụng trực tuyến, chúng có điểm mạnh là không cần cài đặt trên máy gây tốn dung lượng máy, cũng không giới hạn môi trường lập trình, lập trình viên có thể làm việc trên mọi hệ điều hành. Cũng bởi ngôn ngữ lập trình mà chúng sử dụng là HTML và JavaScript nên hầu hết các lập trình viên đều biếtNgoài ra giao thức – protocol cũng là kiến thức quan trọng trong ngành tester, bạn cần nắm được nguyên lí hoạt động của protocol và 1 số protocol cơ bản như TCP,SMTP,UDP,TCP/IP,…

Hiểu nôm na về protocol – giao thức giao tiếp (hay còn gọi là giao thức truyền thông, giao thức liên mạng, giao thức tương tác, giao thức trao đổi thông tin), trong Công nghệ thông tin gọi tắt là Giao thức- là 1 tập hợp các quy tắc chuẩn dành cho việc biểu diễn dữ liệu, phát tín hiệu, chứng thực và phát hiện lỗi dữ liệu – những việc cần thiết để gửi thông tin qua các kênh truyền thông, nhờ đó mà các máy tính (và các thiết bị) có thể kết nối và trao đổi thông tin với nhau. Các giao thức truyền thông dành cho truyền thông tín hiệu số trong mạng máy tính có nhiều tính năng để đảm bảo việc trao đổi dữ liệu một cách đáng tin cậy qua một kênh truyền thông không hoàn hảo. Các giao thức có thể được thực hiện bằng phần cứng, phần mềm hoặc kết hợp cả hai.

Xem thêm: Hoán Đổi ( Xoay Cột Thành Hàng Trong Excel, Cách Xoay Cột Thành Dòng Trong Excel

Có nhiều giao thức được sử dụng để giao tiếp hoặc truyền đạt thông tin trên Internet, dưới đây là một số các giao thức tiêu biểu:

IP(Internet Protocol): định tuyến (route) các gói dữ liệu khi chúng được truyền qua Internet, đảm bảo dữ liệu sẽ đến đúng nơi cần nhận.HTTP(HyperText Transfer Protocol): cho phép trao đổi thông tin (chủ yếu ở dạng siêu văn bản) qua Internet.FTP(File Transfer Protocol): cho phép trao đổi tập tin qua Internet.SMTP(Simple Mail Transfer Protocol): cho phép gởi các thông điệp thư điện tử (e-mail) qua Internet.POP3(Post Office Protocol, phiên bản 3): cho phép nhận các thông điệp thư điện tử qua Internet.WAP(Wireless Application Protocol): cho phép trao đổi thông tin giữa các thiết bị không dây, như điện thoại di độngNắm rõ kiến thức về cách sử dụng và cài đặt hệ cơ sở dữ liệu (DBMS), 1 số câu lệnh truy vấn dữ liệu SQL

Hệ quản lý cơ sở dữ liệu (Database Management System – DBMS) là phần mềm tương tác với người dùng cuối, ứng dụng và chính cơ sở dữ liệu để thu thập và phân tích dữ liệu. Phần mềm DBMS bao gồm các tiện ích cốt lõi được cung cấp để quản trị cơ sở dữ liệu. Tổng cộng của cơ sở dữ liệu, DBMS và các ứng dụng liên quan có thể được gọi là “hệ thống cơ sở dữ liệu”. Thông thường thuật ngữ “cơ sở dữ liệu” cũng được sử dụng để nói đến bất kỳ DBMS, hệ thống cơ sở dữ liệu hoặc ứng dụng nào được liên kết với cơ sở dữ liệu.

Xem thêm:

Các nhà khoa học máy tính có thể phân loại các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu theo các mô hình cơ sở dữ liệu mà họ hỗ trợ. Cơ sở dữ liệu quan hệ đã trở nên thống trị trong những năm 1980. Những dữ liệu mô hình này dưới dạng các hàng và cột trong một loạt các bảng và phần lớn sử dụng SQL (Structured Query Language – ngôn ngữ truy vấn cấu trúc) để ghi và truy vấn dữ liệu. Vào những năm 2000, các cơ sở dữ liệu phi quan hệ đã trở nên phổ biến, được gọi là NoSQL vì chúng sử dụng các ngôn ngữ truy vấn khác.

Thực hành được cách cài đặt cấu hình, triển khai 1 webserver trên 1 hệ điều hành cùng 1 CSDL cho ứng dụng web bất kì hay cho phần mềm ứng dụng bất kìSẵn sàng cho bản thân 1 lượng kiến thức cơ bản về hệ thống, nguyên lí hoạt động và cấu trúc cơ bản của 1 hệ thống đơn giản, cách kiểm tra hướng đi của luồng dữ liệu, cách tìm và sửa lỗi,…Học hỏi kiến thức về nền tảng networking, các chuẩn kết nối, mô hình kết nối hoặc các thiết bị mạng

Networking (Mạng kết nối doanh nghiệp) là một hoạt động kinh doanh xã hội, qua đó các doanh nhân và doanh nhân gặp nhau để hình thành các mối quan hệ kinh doanh và nhận ra, tạo ra hoặc hành động theo các cơ hội kinh doanh, chia sẻ thông tin và tìm kiếm đối tác tiềm năng để mạo hiểm

Cuối cùng la Automate, thứ không kém phần quan trọng trong việc kiểm thử phần mềm. Automate (Kiểm thử tự động) ưu điểm lớn nhất của kiểm thử tự động là thay thế con người lặp đi lặp lại đúng quy tắc các bước kiểm thử nhàm chán, không biết mệt mỏi, không cần xin phép đột xuất khi cần, không làm những việc ảnh hưởng đến quá trình test, tránh được hao phí về mặt thời gian

Thứ hai: Nắm rõ kiến thức về Tester- kiểm thử phần mềm

Nhứng kiến thức cơ bản về ngành kiểm thử phần mềm mà bạn cần biết tối thiểu bao gồm:

Định nghĩa của Kiểm thử phần mềm :

Kiểm thử phần mềm (kiểm tra, thử nghiệm) là một cuộc kiểm tra được tiến hành để cung cấp cho các bên liên quan thông tin về chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ được kiểm thử. Kiểm thử có thể cung cấp cho doanh nghiệp một quan điểm, một cách nhìn độc lập về phần mềm để từ đó cho phép đánh giá và thấu hiểu được những rủi ro trong quá trình triển khai phần mềm

2 phương thức kiểm thử phần mềm gồm kiểm thử bằng tay và kiểm thử tự động:Kiểm thử bằng tay: là tester làm mọi công việc hoàn toàn bằng tay, từ viết test case đến thực hiện test, mọi thao tác như nhập điều kiện đầu vào, thực hiện một số sự kiện khác như click nút và quan sát kết quả thực tế, sau đó so sánh kết quả thực tế với kết quả mong muốn trong test case, điền kết quả test. Hiện nay, phần lớn các tổ chức, các công ty phần mềm, hoặc các nhóm làm phần mềm đều thực hiện kiểm thử thủ công là chủ yếu. Kiểm thử bằng tay gồm có các kĩ thuật như kiểm thử hộp đen, hộp trắng, hộp xám, exploratory testing… bạn cần nắm rõ kĩ thuật và ứng dụng của từng loại cụ thểKiểm thử tự động: là việc sử dụng phần mềm đặc biệt (tách biệt với phần mềm đang được kiểm thử) để kiểm soát việc thực hiện các bài kiểm tra và so kết quả thực tế với kết quả dự đoán. Tự động kiểm thử có thể tự động hóa một số nhiệm vụ lặp đi lặp lại nhưng cần thiết trong một quá trình thử nghiệm đã được chính thức hóa, hay là các kiểm thử bổ sung nhưng sẽ khó thực hiện thủ công. Kiểm thử tự động là rất quan trọng cho phân phối liên tục và kiểm thử liên tụcHiểu rõ các bước , các giai đoạn của quy trình kiểm thử

Trên đây là 2 lưu ý lớn để các bạn sẵn sàng bước vào ngành kiểm thử phầm mềm. Nếu các bạn đang tìm 1 địa chỉ để theo học ngành Tester, hãy đến với Lập Trình Việt – dạy kinh nghiệm lập trình. Chúng tôi sẽ đồng hành và dẫn lối bạn đi đến thành công trên con đường trở thành 1 Tester chuyên nghiệp. Chi tiết cụ thể bạn có thể vào trang web của chúng tôi tại Stanford.com.vn để tham khảo kĩ hơn nhé !

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *