Một trong những loài cây mà mình cảm thấy đặc biệt và muốn tìm hiểu nhất chính là loài cây nắp ấm. Có một lần vô tình thấy được loài cây này “giăng lưới bắt mồi”, thực sự thấy rất bất ngờ và muốn tìm hiểu ngay.

Đang xem: Hình ảnh cây nắp ấm

*

Tên gọi, xuất xứ, phân bố của loài cây nắp ấm

Cây nắp ấm hay còn có nhiều tên gọi độc đáo khác như cây bắt mồi, cây bình nước, nắp bình cất, trư tử lung, bình nước kỳ quan, cây trư lung thảo,… có tên khoa học là Nepenthes mirabilis, thuộc họ Nắp ấm (Nepenthaceae), loài cây này có xuất xứ từ miền nhiệt đới Australia và một số nước khu vực Đông Nam Á .

Theo mình đọc được, ở Việt Nam có 5 loài nắp ấm, cây mọc leo hoặc dựa vào cây khác. Các nhà thực vật học thường tìm thấy loài N.annamensis ở Khánh Hòa, Bà Rịa, Lâm Đồng. Loài N. mirabilis ở Bình Dương, Kiên Giang. Loài N. Thorelii ở Bình Phước, Bà Rịa. Loài N. distillarotia L. ở Bình Thuận. Các loài trên đều phân bố vùng đất chua, đất phèn hoặc đất đầm lầy, trên núi mọc ở thung lũng có suối ấm quanh năm.

*

Hình ảnh thường gặp của cây nắp ấm

Đặc điểm của loài cây nắp ấm

Đây là dạng cây thân thảo dạng bò lan, sống lâu năm, chiều cao trung bình khoảng 40 – 100cm. Khi còn non thân cây màu lục nhạt rồi chuyển nâu sậm khi về già, ban đầu có lông sau nhẵn nhụi, thân hình trụ, rất dẻo dai. Ở giữa thân có mạch dài tạo thành râu uốn cong hình chiếc bình, trên miệng dày có nắp, nhiều người cứ nghĩ rằng đây là quả hay hoa nắp ấm, nhưng không phải đâu nhé, đây chính là do lá tiến hóa thành đó. 

Bình cây có màu xanh thường có vân hoặc đốm màu nâu hoặc đỏ. Nắp ấm có thể giữ nước, bắt sâu bọ cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây. Rễ cây nắp ấm thường nông. Hoa mọc thành cụm thẳng đứng, có cả hoa đực và hoa cái, thường nở vào khoảng tháng 5 – 10 hằng năm. Quả chứa hạt dài và mảnh, cây thường cho quả vào giai đoạn cuối năm, tức là tầm tháng 10 – 12.

*

Hình ảnh cây nắp ấm nhìn từ xa

Có một sự thật thú vị nè, những chiếc bình của cây nắp ấm luôn dính chặt vào cây không bao giờ tự rụng xuống, rời ra hay rã nát dù cây có cao đến 5 – 7m. Điều này là để những chiếc lá không trở thành phân hữu cơ, không cung cấp dinh dưỡng cho cây. Và chiếc ấm, không khác gì một chiếc dạ dày phiên bản thực vật, sẽ tiêu hoá toàn bộ mọi sinh chất mà con mồi để lại.

*

Bình nắp ấm bắt mồi

Ý nghĩa mà cây nắp ấm mang lại

Chắc hẳn các bạn chưa biết, loài cây đặc biệt, có vẻ hung tợn này lại mang một ý nghĩa rất ấm áp đấy, cây giúp thúc đẩy hòa khí, là biểu tượng cho hạnh phúc bền lâu, tình yêu đôi lứa bền chặt. Để phát triển hết những ý nghĩa tích cực thì hướng tốt nhất để trưng nắp ấm là hướng Đông Bắc, Đông Nam, hoặc Đông của ngôi nhà.

*

Cây nắp ấm thường được trồng tạo cảnh quan trong nhà

Ứng dụng của cây nắp ấm

Cây nắp ấm có hình dáng ngộ nghĩnh, lạ mắt rất được ưa chuộng trong trang trí khuôn viên. Cây thường được trồng trưng bày ở cửa sổ, ban công, hiên nhà, sân vườn, lối đi, sân thượng, quán cà phê, nhà hàng… mang đến vẻ đẹp tự nhiên và rất lạ mắt.

Cây nắp ấm còn được trồng trong vườn để bắt sâu bọ, kiến, côn trùng, ruồi, muỗi góp phần giảm bớt sâu bệnh cho cây.

*

Nắp ấm bắt mồi

Ngoài tác dụng trang trí làm cảnh cây nắp ấm còn là vị thuốc chữa bệnh hiệu quả: cây được chế biến để phòng chống gan nhiễm mỡ, chữa sỏi thận, trị tiêu chảy, bệnh đường tiết niệu, ho, ho ra máu, ho gà, đái tháo đường, sỏi niệu đạo, đau loét hành tá tràng, dạ dày,…

Người ta thường thu hái toàn cây, đem về rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô để dành, dùng riêng hoặc phối hợp những vị thuốc khác. Cây có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, hóa đàm, chỉ khái, tiêu viêm, hạ huyết áp.

Theo kinh nghiệm dân gian, ta có thể dùng thân cây sắc uống trị tiêu chảy và hoa sắc uống thơm. Khi dùng cây làm phương thuốc, bạn nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa nhé, không nên dùng tùy tiện sẽ gây hại cho sức khỏe đấy.

Xem thêm:

*

Hình ảnh cây nắp ấm dùng trong y học

Cách trồng cây nắp ấm

Đầu tiên là việc chọn đất, đất để trồng cây nắp ấm phải là đất tương đối sạch và có nhiều dinh dưỡng. 

Tốt nhất nên sử dụng 2 phần xơ dừa và một phần cát đã rửa sạch. Tuy nhiên, nếu không có sẵn cám dừa thì trồng đất bình thường cũng không sao cả nhé. Và lưu ý rằng đặc điểm của cây nắp ấm đó là thích hợp với đất chua, phèn chứ không thích hợp với đất thịt hay đất pha tro trấu. 

Trồng nắp ấm bằng cách gieo hạt

Người ta thường trồng cây nắp ấm bằng cách gieo hạt, cách này không khó nhưng phải thật kiên nhẫn và mất hơi nhiều thời gian đấy nhé. 

Trước tiên cần cho đất trồng trộn sẵn đã ẩm ướt vào chậu ươm, ém hơi chặt và mặt đất thấp hơn thành chậu một chút. Bước tiếp theo là rải đều hạt lên chậu ươm, sau đó tưới phun sương nhẹ nhàng cho ướt hạt để hạt dính vào đất trồng và có thể lấy ẩm từ đất. 

Hoàn tất xong thì đặt cây ở chỗ có nắng nhẹ, lưu ý nhớ cung cấp đủ nước cho cây, sau khoảng 2 tuần cây sẽ bắt đầu lên lá mầm. Sau khi cây phát triển một tí thì những bình của cây này cũng sẽ bắt đầu xuất hiện rồi đấy nhé.

Sau khoảng 10-12 tháng cây sẽ có khoảng 5 – 6 bình to bằng ngón tay út, khi này đã có thể tách cây ra trồng riêng từng cá thể, chăm sóc bình thường.

Video tham khảo cách trồng cây nắp ấm bằng cách gieo hạt

Cách trồng cây nắp ấm từ thân cây

Khi cây nắp ấm phát triển tốt và có độ tuổi nhất định, nếu muốn gây giống bằng thân, bạn cứ cắt thân cây để gây giống. Đoạn thân có thể gây giống là từ ngọn xuống đến chỗ còn lá xanh. Cứ khoảng 4-5cm, tức 2-3 đốt lá bạn cắt rời ra. Bỏ đi lá cuối cùng, các lá còn lại cắt bỏ đi 2/3 lá trồng chung vào 1 chậu cho dễ theo dõi và chăm sóc.

Điều kiện để cây nắp ấm phát triển tốt nhất

Ánh sáng

Cây nắp ấm là loài cây mọc dưới tán rừng thưa nên ánh sáng thích hợp nhất là ánh sáng khuếch tán nhưng vẫn phải có ánh sáng trực tiếp của buổi sáng sớm hoặc buổi chiều. Để trồng cây nắp ấm tốt nhất ta nên sử dụng thêm lưới che lan để hạn chế ánh nắng và tăng độ ẩm. 

Càng nhiều sáng màu sắc cây càng đẹp, khi đã tập thích nghi thì nắp ấm có thể phơi được ở ngoài trời nắng gắt. Cây nhận nắng tối thiểu 2h/ngày thì ấm ửng đỏ lên rất đẹp, không có nắng thì cây không ra bình.

Nhiệt độ

Nắp ấm là loại cây ưa mát, chịu nắng nóng kém, nhiệt độ ưa thích từ 18 đến 32 độ C.

Độ ẩm

Nắp ấm có thể sống được ở độ ẩm thấp, tuy nhiên nếu muốn lá mượt, bình to đẹp thì nên tạo độ ẩm cao cho cây. Để tạo bình cần độ ẩm lý tưởng là 70%.

Đất trồng

Không nên trồng nắp ấm bằng các loại đất giàu dinh dưỡng, nhiều mùn để thúc đẩy nắp ấm phát triển, lúc đó có thể cây sẽ không có bình mà ra lá bình thường giống những loài thực vật khác. Chỉ cần đảm bảo chất trồng luôn thông thoáng bằng cách thay chất trồng hàng năm là được.

Tưới nước

Nắp ấm cần lượng nước tưới trung bình, không tưới nước có phù sa, phèn, tạp chất, nên tưới bằng nước mưa, nước máy để lắng 2-3 ngày khi thấy đất trên mặt chậu se khô. 

Khi thiếu nước cây sẽ không ra thêm bình, bình cũ cũng bị héo. Nếu thừa nước cây sẽ bị úng chết.

Xem thêm: Buổi Sáng Là Am Hay Pm Là Gì, Là Ban Ngày Hay Là Ban Đêm?⏰ Đầy Đủ Nghĩa Và Chi Tiết Nhất

Bón phân

Không nên bón phân cho nắp ấm vì bản thân cây sống ở những nơi nghèo dinh dưỡng, khả năng săn mồi tạo thành nguồn sống cơ bản cho cây. Việc chăm sóc tốt nhất cho cây là người trồng cần thu hút thêm côn trùng để cây tự bắt mà không phải mớm mồi.

Đây quả là một loài cây đặc biệt và kỳ lạ đúng không nào? Nếu muốn trồng một cây như vậy để trang trí trong nhà thì đừng ngần ngại gì nữa nhé! ^^

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *