Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012: phạm pháp hình sự giảm 2,57%, số vụ án kinh tế,

(SKDS) – Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm – Bộ Công an cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2012: phạm pháp hình sự giảm 2,57%, số vụ án kinh tế, tham nhũng phát hiện được nhiều hơn 6,1%, án ma túy phát hiện nhiều hơn 5,4%, đối tượng truy nã bắt được nhiều hơn 10% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, thời gian qua cũng nổi lên một số hiện tượng cá nhân thuê côn đồ sử dụng vũ khí “nóng” đòi nợ thuê, gây mất ANTT tại một số địa phương.

Đang xem: Chơi dao có ngày đứt tay

Đòi nợ kiểu… giang hồ

Tại huyện Từ Liêm, Hà Nội, ngày 10/7, gia đình ông Nguyễn Văn Năng đang ngồi ăn cơm trưa thì có 6 nam thanh niên đi trên 3 xe máy dừng trước cửa rút ra 3 khẩu súng bắn thẳng vào nhà. Hậu quả, 3 người bị thương, trong đó có 2 người bị thương nặng và 1 phụ nữ đang mang thai cũng bị bắn trọng thương… Theo nhiều người dân ở gần đây, nghe thấy 5 tiếng nổ (như tiếng súng) liên tiếp phát ra từ phía nhà ông Năng, khi họ chạy ra ngoài thì thấy có 3 xe máy chở 6 thanh niên phóng xe rất nhanh ra phía đường quốc lộ 32, còn nhiều người trong quán nước của ông Năng bị thương rất nặng.
Các nạn nhân bị nhiều mảnh đạn găm vào người gồm: Nguyễn Văn Lợi, SN 1991; Nguyễn Đức Chiến, SN 1991 và Nguyễn Thanh Huyền, SN 1994, là con dâu ông Năng, hiện đang mang thai. Theo gia đình ông Năng, vụ việc liên quan đến một đường dây cho vay nặng lãi. Do đòi tiền không được, nhóm đối tượng này đã thuê người đến “xử” gia đình ông này.
Ngay sau khi xảy ra vụ việc, cơ quan CSĐT CA huyện Từ Liêm đã có mặt ở hiện trường để khám nghiệm hiện trường, lấy lời khai của các nhân chứng cũng như những người bị hại, điều tra vụ việc. Qua quá trình khám nghiệm hiện trường, cơ quan CSĐT CA huyện Từ Liêm thu giữ được 3 mẫu đạn của 3 loại súng khác nhau bắn vào nhà ông Năng.

*

Còn tại Hải Phòng, chị Tô Thị V. ở thôn 3 xã Thủy Triều, huyện Thủy Nguyên bị một số người bắt giữ, hành hung gây thương tích. Nguyên nhân do chị V. vay hơn 22 tỷ đồng của một số người ở các xã Kiền Bái, Phục Lễ, An Lư cùng ở huyện Thủy Nguyên và phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, TP. Hải Phòng để đầu tư xây dựng chợ Thủy Triều. Do việc trả nợ không đúng cam kết, bị một chủ nợ thuê người bắt giữ và đánh.

Xem thêm:

Theo phân tích của Phòng CSĐT tội phạm về trật tự xã hội, Công an TP. Hải Phòng, trong lúc thị trường nhà đất đóng băng và nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về tài chính thì chủ nợ tìm mọi cách thu hồi các khoản cho vay. Trước nỗi lo tài sản bị “bốc hơi”, không ít trường hợp đã nôn nóng sử dụng mối quan hệ với các đối tượng côn đồ để tạo áp lực lên con nợ.
Thủ đoạn mà bọn côn đồ thường dùng là sử dụng bạo lực đe dọa hoặc khủng bố tinh thần con nợ bằng cách nhắn tin, gọi điện thoại đe dọa suốt ngày đêm. Nếu con nợ chây ỳ thì chúng mang theo hung khí như dao, kiếm, mã tấu, súng để đến nhà uy hiếp. Có băng nhóm còn gây sức ép bằng cách gửi vòng hoa, quan tài tới nhà riêng hoặc nơi làm việc của con nợ kèm theo những lời đe dọa sẽ giết hại con nợ và gia đình.
Để bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng, Công ty cổ phần Nghĩa Thắng đặt cọc cho doanh nghiệp Hồng Lĩnh 85 triệu đồng. Đúng cam kết, Công ty CP Nghĩa Thắng tập kết đầy đủ phương tiện nhưng không được đối tác bàn giao mặt bằng để thi công. Bấc đòi lại chị Minh toàn bộ số tiền đặt cọc, đồng thời phạt chị hơn 100 triệu đồng nhưng chị Minh không đồng ý.
Do biết Trương Văn Định (sinh năm 1973, trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, Hải Phòng) là đối tượng mới ra tù, Bấc nhờ Định dùng “biện pháp mạnh” để đòi tiền hộ. Quá lo sợ trước thái độ hung hăng của nhóm đầu gấu, để bảo đảm an toàn tính mạng, chị Minh buộc phải đưa 100 triệu đồng cho nhóm Định. Định và đồng bọn đang nhận tiền và viết giấy biên nhận thì bị cơ quan công an bắt quả tang.

Nâng cao nhận thức pháp luật

Theo cơ quan công an, tình trạng sử dụng “biện pháp mạnh” để đòi nợ tập trung chủ yếu ở các dạng: Chủ nợ không muốn khởi kiện một vụ án dân sự ra tòa vì trình tự, thủ tục giải quyết một vụ án dân sự khá lâu; cho vay nợ nhưng không có giấy tờ chứng minh dẫn tới tòa án không đủ điều kiện thụ lý giải quyết; cả chủ nợ và con nợ có những giao dịch trái pháp luật nên không dám công khai việc nợ nần. Ví dụ như nợ nần do thua cờ bạc, lô đề… Như vậy, có rất nhiều lý do khác nhau dẫn tới chủ nợ muốn giải quyết việc vay mượn bằng “luật rừng”, song những hành vi đòi nợ kiểu như vậy là trái pháp luật và sẽ bị pháp luật xử lý nghiêm khắc cả chủ nợ lẫn đối tượng đòi nợ thuê.

Xem thêm:

Bên cạnh đó, để hạn chế tình trạng trên, rõ ràng phải chỉnh sửa những bất cập của luật pháp để người dân thật sự tin tưởng vào khả năng thu hồi công nợ khi nhờ cậy đến cơ quan chức năng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *