Đối với những người có đam mê với những loại cây cảnh, có lẽ cây Thiên Tuế không còn là cái tên quá xa lạ. Đây là loại cây được giới chuộng cây cảnh vô cùng ưa chuộng không chỉ bởi vẻ đẹp độc lạ mà còn bởi ý nghĩa lớn về mặt phong thủy cũng như vô vàn tác dụng về mặt sinh học khác. Vậy Cây Thiên Tuế là loại cây gì? Tác dụng và ý nghĩa của loài cây này ra sao? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

*

1. Đặc điểm cây thiên tuế

Cây Thiên Tuế, hay còn được gọi với cái tên khác là cây Vạn Tuế, thuộc họ Cycadaceae, là loại cây có xuất xứ từ Nhật Bản. Loài cây này khá phổ biến và có thể dễ dàng tìm thấy tại các thị trường cây cảnh lớn như Trung Quốc hay Ấn Độ. Tại Việt Nam, cây Thiên Tuế thường được sử dụng nhiều trong không gian tiểu cảnh tại những khu công cộng lớn như công viên hoặc quảng trường hoặc dùng làm loài cây trang trí trong văn phòng.Vẻ đẹp của cây Thiên Tuế được đúc kết từ sự hài hòa và kết hợp của lá và hoa. Lá của cây là loại lá cứng, mọc xếp thành vòng ôm và bao bọc lấy hoa Thiên Tuế bên trong, cuống lá có các gân gai nhọn. Hoa Thiên Tuế thì lại mang vẻ đẹp dịu dàng nhưng cũng dường như mang sức sống mãnh liệt. Vào mùa cây Thiên Tuế ra hoa, hoa của cây trổ ra thành cụm bên trong tán lá cây . Hoa Thiên Tuế thường có màu trắng hồng.Theo giới chơi cây cảnh ngoài giá trị về mặt thẩm mỹ, cây Thiên Tuế còn mang giá trị lớn về mặt phong thủy. Loài cây này được cho là sẽ đem đến cho gia chủ sự nghiệp bền vững, may mắn trong cuộc sống, ngoài ra còn giúp cân bằng âm dương trong gia đình.

Đang xem: ý nghĩa phong thủy và tác dụng của cây thiên tuế, vạn tuế

*

2. Ý nghĩa phong thủy của cây Thiên Tuế

Dường như cái tên Thiên Tuế đã phần nào đó nói lên ý nghĩa của loài cây này. Thiên Tuế – hay có thể hiểu nôm na nghĩa là Vạn Niên, mang lời chúc phúc trường thọ đến cho gia chủ. Ngoài ra, cây Thiên Tuế còn mang ý nghĩa mang đến may mắn trong sự nghiệp.Theo quan niệm phong thủy, cây Thiên Tuế được cho là đem đến sự cân bằng về mặt âm dương. Với dáng vẻ uy nghiêm, trang trọng, cây Thiên Tuế được sử dụng như là một vật bảo vệ, trấn yểm tại các công trình mang tính tâm linh. Bên cạnh đó, vẻ đẹp của loài cây này cũng khiến chúng được sử dụng rộng rãi trong không gian tiểu cảnhCây Thiên Tuế là loại cây thân gỗ có hình trụ. Một cây Thiên Tuế trưởng thành có thể đạt chiều cao từ 2m đến 4m. Lá cây tươi xanh và đầy sức sống đem đến ý nghĩa về tính kiên nhẫnNgoài ra, lá cây Thiên Tuế còn có giá trị về mặt thẩm mỹ trong trang trí bằng hoa, bởi lá cây to bản đem đến sự cân bằng và đối xứng. Còn Hoa của cây Thiên Tuế được cho là đem đến cho chủ sở hữu loài cây này sự mắn mắn, tiền tài vô biên. Tuy nhiên, để có thể thấy được hoa của Thiên Tuế nở, người chơi cây phải trồng tối thiểu là 10 năm, một khoảng thời gian không hề ngắn đúng không nào !

*

3. Phương pháp trồng cây thiên tuế

3.1 Nhân giống bằng hạt

Trước khi gieo ngâm hạt vào nước ấm khoảng 50 độ C trong thời gian là 12 giờ. Đổ ra để ráo nước cho vào miếng vải mỏng, sau khoảng 1 giờ lại ngâm vào nước ấm pha thêm 0,1% FeSO4 và KH2PO4 rồi ủ ấm giữ nhiệt độ 50oC ( hoặc đổ vào phích), sau 12 giờ đem ra gieo hạt vào luống. Luống đất thường dùng là đất cát hoặc đất than bùn trộn cát hoặc cát sỏi bờ sông. Sau khoảng 2 năm cây mọc được 2 lá có thể đem trồng cây vào chậu.

3.2 Nhân giống bằng củ

Nhân giốn bằng giâm củ: Cắt củ thành 4,6,8 miếng tùy vào cây to hay nhỏ, Tiến hành giâm củ trên đất thịt hơi chua, phủ bên trên là 1 lớp cát dày khoảng 20 cm. Cần giữ độ ẩm cho đất là 60%. Nhiệt độ trên 50%. Sau khoảng 4 tháng củ sẽ ra rễ, sau 1 năm sẽ mọc chồi hút, khoảng 1 năm rưỡi chồi hút sẽ có nhiều vảy. sau 2 năm củ con sẽ mọc 1 đến 2 lá. Một củ có thể mọc ra thành nhiều củ con. Khi giâm củ ta thường được 1 thân gồm nhiều cây, có thể tách cây ra trồng ở chậu. Dùng phương pháp này cần phải khử trùng đát, chọn đất sạch và không để sâu, kiến ăn hạt tới tới củ.

Xem thêm: Tìm Người Thiết Kế Website, Thiết Kế Website Tuyển Dụng Việc Làm

3.3 Nhân giống bằng giâm chồi hút

Khi cây trưởng thành thường mọc nhiều chồi hút, muốn cây có nhiều chồi hút có thể cố tình tạo vết thương. Chọn chồi cây có đường kính khoảng 5cm, chọn chồi đã mọc rễ, Cắt chồi khi trời nắng bằng dao đã được khử trùng, ngay lập tức ngâm chồi vào dung dịch vết thương, cắm vào luống để giâm, phủ lên luống một vật che phủ bên trên để giữ ấm, sau khoảng 4 tháng nảy chồi, sau khoảng 1 năm chồi mọc lá, khi chồi có lá thật là có thể đem trồng.

Xem thêm: Cv Phần Mềm Quang Trung Việc Làm, Tuyển Dụng Ở Quận 12 Ngày 17 Tháng 4 Năm 2022

*

4. Cách chăm sóc cây thiên tuế

Sau khi trồng tiến hành bón phân 30 ngày/lần. Nên bón phân trong mùa thu và mùa xuân.Cần phun xịt vào tán lá mỗi ngày từ 1 đến 2 lần. Chỉ tưới nước khi đất bị khô.Tiến hành cắt tỉa cho cây thường xuyên để cây có dáng đẹp.Cây thiên tuế dễ bị tấn công bởi loài rệp sáp vẩy nâu và nâu mềm. Hàng ngày tưới cây và mỗi tháng phun thuốc xịt rầy 1 lần cho cây.

Sau khi điểm qua những thông tin hữu ích về Cây Thiên Tuế, các bạn còn chần chừ gì nữa mà không tìm cho bản thân một cây ưng ý. Chúc các bạn thành công!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *