Qua 1 cuộc khảo sát của tvcc.edu.vn với hơn 500 nhà tuyển dụng về buổi phỏng vấn xin việc thì 65% Nhà tuyển dụng cho rằng ứng viên thiếu tự tin và kỹ năng khi trả lời các câu hỏi phỏng vấn. Dù bạn là người đã có kinh nghệm trong phỏng vấn xin việc hay vẫn chỉ là sinh viên mới ra chưa từng đi phỏng vấn thì việc chuẩn bị cho mình một bộ Câu hỏi phỏng vấn sẽ giúp bạn trở nên tự tin và có thêm cơ hội để thể hiện kỹ năng nổi bật của bản thân gây ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Đang xem: Top 54 Câu Hỏi Phỏng Vấn Hay Nhất

Vì vậy tvcc.edu.vn đã tổng hợp một bộ câu hỏi phỏng vấn hay gặp nhất và cách để trả lời gây ấn tượng với nhà tuyển dụng giúp bạn tăng cơ hội trúng tuyển khi tham gia phỏng vấn.

Nội dung chính của bài viết gồm

✅ Các câu hỏi phỏng vấn xin việc hay gặp nhất (áp dụng cho mọi ngành)

✅ Cách trả lời câu hỏi một cách thông minh và gây ấn tượng trong buổi phỏng vấn.

✅ Bật mí, bí mật giúp bạn vượt qua mọi vòng phỏng vấn xin việc.

Phụ lục

Những câu hỏi phỏng vấn hay gặp và cách trả lời.II. Cách để trả lời câu hỏi phỏng vấn thông minh nhấtIII. Bí mật giúp bạn thành công ở mọi cuộc phỏng vấn xin việc.

Những câu hỏi phỏng vấn hay gặp và cách trả lời.

Dưới đây là tổng các câu hỏi phỏng vấn xin việc và cách trả lời ấn tượng nhất được các chuyên gia tuyển dụng tvcc.edu.vn tổng hợp. Sẽ phần nào giúp cho các bạn tự tin để trả lời các câu hỏi và thêm cơ hội để thể hiện những giá trị nổi bật nhất của bản thân.

Các câu hỏi thông tin cá nhân

Câu hỏi 1: Bạn có thể giới thiệu chút về bản thân

Mục đích câu hỏi:

Câu hỏi giới thiệu bản thân là một câu hỏi khiến cho ứng viên dễ mất điểm nhất vì không hiểu được hàm ý của nhà tuyển dụng. Với câu hỏi này nhà tuyển dụng muốn biết:

Thông qua cách trình bày và thần thái nhà tuyển dụng đánh giá được những thông tin của bạn trong CV có xác thực hay không.Muốn biết thái độ của bạn có trân thành hay không.Cuối cùng là muốn thấy bạn có đặc điểm gì nổi bật hơn những ứng viên khác hay không.

Gợi ý trả lời

Cách để có thể trả lời câu hỏi giới thiệu bản thân gồm 4 bước:

Bước 1 : Bạn có thể giới thiệu ngắn gọn vê bản thân:

Ví dụ : Tôi tên là Hoàng Đức Trung. Tôi tốt nghiệp cử nhân Marketing tại Học Viện Tài Chính. Sau 3 năm làm Trưởng phòng Marketing, tôi tích lũy được nhiều kinh nghiệm, từ lên chiến dịch sử dụng các kênh truyền thông hiệu quả.

Bước 2 :Chia sẻ kinh nghiệm bạn có được ở công việc gần đây nhất

Ví dụ : Tôi đã từng làm ở Công ty ABC. Với kinh nghiệm tích lũy được từ nhiều khóa đào tạo chuyên sâu về marketing. Sau 6 tháng triển khai theo chiến dịch doanh thu của công ty đã tăng 35%.

Bước 3: Trình bày những tố chất có thể đáp ứng được yêu cầu của công ty

Bạn đừng mong rằng nhà tuyển dụng sẽ cố gắng tìm hiểu xem bạn có những tố chất gì phù hợp với công ty họ.

Do đó việc bạn cần làm đó là bộc lộ cho họ thấy những tố chất bạn có là điều mà công ty đang mong đợi ở ứng viên .

Bước 4: Phỏng vấn nhà tuyển dụng

Việc đặt lại câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng 1 cách thông minh, không chỉ giúp bạn có thêm thông tin hiểu biêt về công ty bạn đang ứng tuyển.

Mà còn nhận được sự “Vị nể” của nhà tuyển dụng. Từ đó giúp bạn nâng cao vị thế bản thân trong mắt nhà tuyên dụng.

=>Nếu bạn đang có ý định ứng tuyển vào công ty nước ngoài thì không thể bỏ qua nghệ thuật giới thiệu bản thân bằng tiếng anh “ăn chắc” trúng tuyển. 

Câu hỏi số 2: Mục tiêu nghề nghiệp của bạn là gì ?

Mục đích câu hỏi:

Đánh giá mục tiêu nghề nghiệp của bạn khi được nhận vào công tyKhả năng bạn liệu có gắn bó lâu dài với công ty hay khôngĐánh giá mục tiêu của bạn có phù hợp với định hướng phát triển của công ty hay không

*

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn mục tiêu nghề nghiệp

Gợi ý trả lời :

Trả lời theo cấp độ của mục tiêu nghề nghiệp

 Chưa chắc chắn về mục tiêu của mình: Hiện tại tôi đang tập trung vào nhiệm vụ và mục tiêu của công ty nên tôi chưa có mục tiêu dài hạn cho riêng mình. Mục tiêu trước mắt: Tôi muốn tìm được công việc phù hợp và có thể đi làm ngay. Ngắn hạn (1 – 2 năm): Tôi sẽ học lấy bằng BMA hoặc một loại bằng nào đấy… Trung hạn (3 – 5 năm tới): Trở thành trưởng phòng / trưởng nhóm hoặc chuyên gia trong lĩnh vực đang làm. Dài hạn (5 – 10 năm tới): Trở thành giám đốc kinh doanh khu vực trong 2 năm tới và bạn muốn trở thành giám đốc kinh doanh vùng trong 5 năm tiếp theo.Câu hỏi số 3 : Các thành tích đã đạt được trong công việc

Mục đích câu hỏi:

Với câu hỏi này mục đích của nhà tuyển dụng muốn biết được năng lực giải quyết công việc của bạn như thế nào. Từ những thành tích đấy họ sẽ đánh giá xem bạn có đang là ứng viên mà công ty đang muốn tìm kiếm hay không.

Gợi ý trả lời:

Hãy nêu ra những dự án mà bạn đã từng tham gia và những dự án đó đã mang lại được thành quả gì cho công ty trước đó của bạn. Và hãy kể về vai trò trách nhiệm của bạn trong dự án đó.

Quan trọng hơn NTD muốn biết được khi thực hiện dự án bạn gặp những khó khăn gì và cách xử lý những khó khăn gặp phải của bạn như thế nào, thông qua câu hỏi này NTD có thể đánh giá bạn có nhiệt huyết với công việc hay không.

Câu hỏi số 4: Bạn đã có kinh nghiệm gì với công việc này

Mục đích câu hỏi: 

Đây là câu hỏi thường gặp nhất trong buổi phỏng vấn nó giúp cho NTD đánh giá ứng viên có phù hợp với vị trí mà công ty đang tuyển dụng về cả năng lực và chuyên môn

Gợi ý trả lời: 

Với câu hỏi này để trả lời tốt có 3 yêu cầu bạn cần mô tả được.

 Phương pháp cách thức bạn thực hiện công việc đóTrải nghiệm thực tế và kết quả bạn tạo ra khi thực hiện công việc như thế nào Ai là người đánh giá rút kinh nghiệm công việc bạn đã làm việc đánh giá như vậy sẽ đạt đc kết quả như nào.Câu hỏi số 5: Mỗi khi gặp áp lực bạn sẽ dùng cách nào để giải quyết

Gợi ý trả lời

Nhà tuyển dụng luôn mong muốn sẽ tìm được ứng viên luôn nhiệt huyết và tràn đầy năng lượng khi làm việc. Vì vậy khả năng giải quyết những áp lực đến từ công việc, gia đình xã hội một cách hợp lý sẽ giúp bạn được đánh giá cao khi phỏng vấn.

Cách để trả lời tốt nhất là hãy cho nhà tuyển dụng thấy bạn đã từng đối mặt với rất nhiều áp lực, và cách bạn lấy lại cân bằng nhanh chóng như thế nào.

Nếu trong công việc tiến độ và năng suất công việc chưa tốt bạn sẽ cố gắng và nhờ đến sự trợ giúp của cộng đồng như thế nào. Và cuối cùng hãy để họ thấy bạn không hề sợ những áp lực gặp phải.

Những câu hỏi phỏng vấn đánh giá khả năng phản ứng 

Câu hỏi số 6: Mức lương mong muốn của bạn là bao nhiêu

Gợi ý trả lời:

Trước tiên bạn hãy chuẩn bị mức lương mong muốn của bạn bằng cách:

+ Tham khảo vị trí tương đương mà các công ty khác có thể chi trả là bao nhiêu, nên tự đánh giá bản thân xem chúng ta muốn mức thu nhập bao nhiêu ,và giá trị hiện tại của ta hiện tại ở mức nào .

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn về mức lươngCó 1 nguyên tắc khi trả lời câu hỏi trên là :

+ Nếu mức lương

+ Nếu mức lương >10 triệu khoảng cách chênh lệch là 2-3 triệu. Ví dụ: 12-15 triệu

+ Nếu mức lương >20 triệu thì khoảng cách là 5 triệu. Ví dụ: 20-25 triệu

Câu hỏi số 7 : Tại sao bạn chọn công ty chúng tôi

Mục đích câu hỏi :

Nhà tuyển dụng rất thích hỏi câu này vì với câu hỏi này họ có thể biết mức độ quan tâm của bạn đến văn hóa và sản phẩm của công ty như thế nào.

Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn:

Để trả lời tốt câu hỏi này bạn cần lưu ý trước khi ứng tuyển vào bất cứ công ty nào bạn cũng cần tìm hiểu thật kỹ về văn hóa, sản phẩm nổi bật, cũng như tầm nhìn sứ mệnh của công ty.

Từ đấy bạn có thể kể về những lợi thế của bản thân phù hợp với văn hóa và sứ mệnh của công ty.

Câu hỏi số 8: Nếu công việc thường phải đi công tác bạn có suy nghĩ gì ?

Gợi ý trả lời:

Bạn nên hiểu rằng việc đi công tác cũng là một phần của công việc, nếu bạn được chọn đi công tác thì chắc hẳn sự tìn nhiệm của công ty với bạn rất lớn nên bạn hãy vui vẻ vì điều này. Nhưng bạn cũng cần đặt lại câu hỏi về tần xuất của việc đi công tác để có thể cân đối giữa công việc và gia đình.

Câu hỏi số 9: Vì sao trong suốt thời gian qua bạn không có việc

Gợi ý trả lời:

Có thể bạn không may mắn trong những lần trước hoặc ốm đau, bận việc cá nhân… nhưng hãy lựa chọn cho mình câu trả lời khôn ngoan và tương đối thực tế.

Ví dụ: thời gian đó tôi tham gia khóa học marketing nâng cao để có sự chuẩn bị tốt hơn hoặc tôi tham gia chương trình tiếng Anh tại trung tâm quốc tế để phù hợp với công việc sắp tới. Bạn sẽ ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng.

Câu hỏi số 10: Bạn có nghĩ rằng năng lực của bạn đang vượt qua yêu cầu của công việc chúng tôi?

Gợi ý trả lời:

Với câu hỏi này bạn cần phải cẩn thận đừng nên quá phô trương về khả năng của bản thân, nếu không NTD sẽ đánh giá thấp bạn nghĩ bạn là người kiêu ngạo.

Hãy cố gắng khéo léo thể hiện những kỹ năng và kinh nghiệm của bạn để họ thấy bạn là người phù hợp.

Câu hỏi 11: Bạn có câu hỏi nào dành cho chúng tôi không?

Gợi ý trả lời câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng

Đừng bao giờ nói rằng “Tôi không có câu hỏi nào cả!”. Mắc sai lầm khi nói “Không” sẽ khiến nhà tuyển dụng có những đánh giá thấp về bạn. Ngược lại, bạn cần đưa ra các câu hỏi phỏng vấn cho nhà tuyển dụng.

Như vậy bạn sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn có sự quan tâm đến công việc và đã có sự chuẩn bị; đồng thời những câu trả lời từ nhà tuyển dụng sẽ giúp bạn có một quyết định sáng suốt hơn về việc có nên làm việc ở đây hay không.

Bạn có thể hỏi những câu hỏi về công việc để đặt câu hỏi cho nhà tuyển dụng:

Anh/chị có thể nói rõ thêm về những công việc chưa được nói đến trong mô tả công việc không?Những định hướng cụ thể của công ty cho vị trí này là gì?

Những câu hỏi phỏng vấn về tổ chức 

– Có bao nhiêu người trong bộ phận này?

– Có bao nhiêu người đã tham gia bộ phận này trong năm qua?

Những câu hỏi về người phỏng vấn bạn

– Anh/chị đã làm việc ở đây bao lâu rồi ạ?

– Anh/chị có thích làm việc ở đây không? Vì sao?

Các câu hỏi bẫy ứng viên bạn cần tham khảo

Câu hỏi 12: Tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí này?

Gợi ý câu trả lời:

• Công việc này là một thách thức mới và là kinh nghiệm quý giá để giúp tôi phát triển • Tôi được biết rằng công ty có chính sách tốt về đào tạo và phát triển. Đây thực sự là cơ hội tốt cho tôi để phát triển sự nghiệp. • Đây là một lĩnh vực mới tại Việt Nam. Tôi đã có kiến thức và kinh nghiệm về ngành này, và mong muốn được trở thành một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này. Vì vậy, tôi mong muốn có được cơ hội để phát nghề nghiệp tại đây.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn tại sao bạn muốn ứng tuyển vào vị trí nàyCâu hỏi 13: Tại sao bạn lại bị xa thải?

Gợi ý câu trả lời:

Với câu hỏi này họ muốn thấy sự tích cực, sẵn sàng làm việc trở lại của bạn thay vì thái độ giận dữ khi bị xa thải.

Nhưng thay vào đó, hãy giữ bình tĩnh và nói về quyết định nghề nghiệp sau khi bị sa thải.

Câu hỏi 14: Nếu bạn được lựa chọn vào bất kỳ doanh nghiệp nào. Đâu sẽ là lựa chọn của bạn?

Gợi ý câu trả lời:

Bạn hãy tập trung vào vị trí đang ứng tuyển , đừng để bị cuốn vào câu hỏi và vô tình để lộ ra mình đang quan tâm đến vị trí của công ty nổi tiếng nào đó

NTD muốn biết công ty họ có phải là lựa chọn hàng đầu của bạn không, và khi nhận bạn thì bạn có sẵn sàng nhảy việc đến công ty mới hay không.

Xem thêm: Địa Chỉ Phòng Giao Dịch Vietcombank Hà Nội, Danh Sách Chi Nhánh, Pgd Vietcombank Đà Nẵng 2021

Nên trả lời: ” Tôi đã tìm hiểu rất nhiều công ty, và công ty … có vẻ phù hợp với tôi. Thật trùng hợp công ty đang làm trong ngành…, và tôi rất vui khi được đóng góp.”

Câu hỏi 15: Bạn muốn hợp tác với chúng tôi bao lâu.

Gợi ý câu trả lời:

Bạn không nên đưa ra một khoảng thời gian nhất định, việc này sẽ khiến NTD nghĩ bạn sẽ không gắn bó lâu dài với công ty.

Hãy cố gắng khéo léo đưa ra những câu trả lời làm rõ mong muốn gắn bó lâu dài với công ty của bạn.Ví dụ như: “Tôi thấy công việc này sẽ cho tôi rất nhiều cơ hội để phát triển và tôi sẽ cố gắng gắn bó để đạt được những cơ hội đó”

Câu hỏi 16: Tại sao bạn bỏ công việc hiện tại?

Gợi ý câu trả lời:

Điều tối kỵ nhất khi trả lời câu hỏi này là “Than phiền, nói xấu về công ty cũ của bạn”.

Với câu hỏi này gần như là chắc chắn sẽ gặp khi tham gia một cuộc phỏng vấn. Vậy nên bạn hãy chuẩn bị cho mình trước những phương án trả lời “thông minh ” nhất bằng 1 số gợi ý của tvcc.edu.vn.Tôi cảm thấy hơi nhàm chán với công việc cũ và muốn thử sức với những thách thức mới. Tôi không muốn để tinh thần không nhiệt huyết làm ảnh hưởng đến công ty cũ.Ở công ty cũ không có đủ cơ hội để cho tôi thăng tiến. Tôi đã sẵn sàng để đối mặt với những thử thách mới ở một môi trường mới.Công ty cũ của tôi thực hiện cơ cấu lại. Và không may bộ phận của tôi là bộ phận bị công ty cắt bỏTôi muốn thay đổi định hướng công việc, nhưng không muốn thực hiện ở công ty cũ và tôi thấy công ty của anh/chị phù hợp với tôiTôi không có cơ hội để vận dụng được những kiến thức của tôi ở công ty cũ. Tôi muốn cống hiến nhiều hơn ở công việc mớiCâu hỏi số 17 : Hãy kể về một số thất bại của bạn

Gợi ý câu trả lời:

Trả lời câu hỏi phỏng vấn về thất bại

Cuộc sống không ai hoàn hảo và nhà tuyển dụng cũng biết đươc điều đó và họ không mong là bạn sẽ hoàn hảo về mọi mặt. Nhưng khi hỏi câu này thì nhà tuyển dụng muốn biết.

Bạn có phải là người biết rút ra bài học sau thất bại hay không.Bạn có đủ nhận thức về thất bại và điểm yếu của bản thân mình hay khôngBạn có phải là người dám chấp nhận rủi ro ?Cuối cùng là họ muốn biết quan điểm của bạn về thành công ra sao.

Tuy nhiên đa phần ứng viên khi được hỏi câu hỏi này đều cảm thấy sợ hãi và né tránh câu trả lời. Thay vì né tránh bạn hoàn toàn có thể làm nổi bật mình và ghi điểm với nhà tuyển dụng bằng cách đưa ra câu trả lời khôn ngoan.

Câu hỏi số 18: Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn?

Gợi ý câu trả lời:

Để trả lời tốt câu hỏi này thì bạn cần phải thể hiện bản thân là người phù hợp với vị trí đang ứng tuyển bằng cách chỉ ra:

Bạn có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ và mang lại cho công ty những kết quả tốtBạn là người dễ dàng hòa nhập với môi trường công ty để cùng đồng nghiệp tạo nên một đội nhóm đoàn kếtBạn sở hữu những kỹ năng cá nhân giúp bạn nổi bật so với đám đông khácTuyển dụng bạn sẽ giúp mọi vấn đề khó khăn của công ty trở nên đơn giảnCâu hỏi số 19: Bạn xử lý thế nào khi công việc phải thay đổi vào phút chót

Gợi ý trả lời:

Đây là một câu hỏi mẹo nhằm đánh giá xem ứng viên có linh hoạt và có khả năng ứng phó nhanh chóng hay không. Vì vậy, thay vì trả lời bạn hãy khéo léo đặt câu hỏi với nhà tuyển dụng.

Ví dụ: “Tại sao phải thay đổi và lý do thay đổi vào phút chót có thực sự cần thiết hay không”

Câu hỏi số 20 : Điều gì khiến bạn hăng say trong công việc?

Gợi ý trả lời:

Đối với câu hỏi này bạn nên trả lời thật lòng nhất có thể, bởi khi nhà tuyển dụng hỏi bạn như thế này thì tin chắc rằng bạn đã ghi điểm ở những câu trả lời trước đó và họ muốn lắng nghe bạn nhiều hơn.

Tuy nhiên, khi trả lời hãy nói về thành quả đạt được trong công việc và niềm vui của bạn khi vượt qua một thử thách. Điều này sẽ giúp bạn gây thêm ấn tượng với nhà tuyển dụng.

Câu hỏi số 21 : Bạn thấy mình ở đâu trong 5 năm tới ?

Gợi ý trả lời:

Mục đích của nhà tuyển dụng khi đặt ra câu hỏi này là muốn biết vị trí mà bạn đang ứng tuyển có nằm trong mục tiêu nghề nghiệp của bạn trong tương lai hay không.

Cách trả lời câu hỏi phỏng vấn hay gặp mục tiêu 5 năm tới của bạn là gì

Điều quan trọng hơn hết liệu bạn có ý định làm việc lâu dài đối với công ty hay không? Chẳng một nhà tuyển dụng nào lại tuyển một ứng viên không có ý định gắn bó lâu dài với công ty dù bạn có giỏi đến đâu.

Các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến công việc cũ

Câu hỏi số 22: Đối với công việc cũ điều làm bạn hài lòng và không hài lòng nhất là gì?

Gợi ý trả lời:

Nhằm đánh giá khả năng làm việc và tính cách trong công việc của ứng viên. Nhiều nhà tuyển dụng sẽ đánh giá tính tình của ứng viên và xem xét họ có phù hợp với công ty hay không trước khi ra quyết định tuyển dụng.

Chính vì vậy, bạn hãy tìm hiểu thật kĩ môi trường làm việc của công ty để đưa ra câu trả lời phù hợp nhất.

Câu hỏi số 23: Tại sao bạn nghỉ việc ở công ty cũ?

Gợi ý trả lời:

Có vô vàn lý do khiên bạn nghỉ việc ở công ty cũ như, môi trường không tốt ít cơ hội phát triển, nội quy công ty quá khắt khe, gò bó, đồng nghiệp không có thiện cảm hay xảy ra va chạm…

Nhưng dù là lý do gì bạn cũng nên trung thực trả lời câu hỏi này nhưng nên nhớ luôn giữ thái độ tích cực rời đi để muốn phát triển hơn để đạt được những mục đích trong tương lai của bạn.

Câu hỏi số 24: Đồng nghiệp công ty cũ họ nói gì về bạn?

Gợi ý trả lời:

Hãy cho họ biết một số nhận xét của đồng nghiệp ở công ty cũ mang tính tích cực nhưng đừng có quá phóng đại sự thật lên nhà tuyển dụng họ đủ thông minh để biết bạn đang trả lời thực hay là cố để qua mắt họ đấy.

Câu hỏi số 25 : Hãy kể một chút về sếp cũ của bạn.

Gợi ý trả lời:

Đây là một câu hỏi của nhà tuyển dụng đánh vào tâm lý của bạn, hãy nên thận trọng đưa ra câu trả lời, tuyệt đối không nên nói xấu về sếp cũ hay công ty cũ của bạn. Nhà tuyển dụng họ muốn biết bạn có phải là người đổ lỗi cho người khác và nói xấu người khác để nâng cao giá trị bản thân hay không.

Thay vào đó bạn có thể nói tốt về sếp cũ, nhờ có sự chỉ dạy mà bạn học được thêm nhiều kỹ năng, nhưng do môi trường không phù hợp với định hướng phát triên nên bạn mới dứt áo ra đi để tìm một môi trường phù hợp hơn.

II. Cách để trả lời câu hỏi phỏng vấn thông minh nhất

1. Hiểu Mục đích khi nhà tuyển dụng đặt ra một câu hỏi nào đó

Nhà tuyển dụng khi đặt ra một câu hỏi nào đó cho chúng ta trong vòng phỏng vấn là đều có mục đích của họ, chúng ta bắt buộc phải trả lời để nhà tuyển dụng có thể biết rõ hơn mức độ phù hợp với vị trí công việc của ứng viên đó mà ngoài thông tin về CV xin việc chưa thể nói hết được.

Ngoài những câu hỏi khá đơn giản như giới thiệu về bạn thân, mục tiêu nghề nghiệp rồi kinh nghiệm. Thì nhà tuyển dụng cũng muốn thử sức bạn với những câu hỏi khó có chiều sâu nhằm mục đích hiểu rõ hơn và cách sử lý thông minh của bạn như thế nào.

2. Hiểu Nhà tuyển dụng mong chờ điều gì ở ứng viên 

Một cuộc phỏng vấn bạn cần thể hiện những kỹ năng khác nhau tùy theo đặc thù của công việc. Tuy nhiên một số điều sau mà bất cứ một nhà tuyển dụng nào cũng đều mong muốn ở một ứng viên. Những điểm chính mà họ mong chờ ở một ứng viên là:

Hiểu rõ về công ty khi trả lời phỏng vấn

Trước khi trải qua vòng phỏng vấn xin việc, bạn nên tìm hiểu kỹ về công ty mà bạn đang dự định ứng tuyển như văn hóa công ty, sản phẩm công ty hoặc các dịch vụ kinh doanh bên công ty họ là gì…

*

Cách trả lời phỏng vấn thông minh

Bạn nên phân tích thông tin này một cách chận rãi dễ hiểu để nhà tuyển dụng thấy rằng bạn thực sự quan tâm đến đến công ty chứ không phải mục đích đơn giản chỉ là xin việc.

Có kinh nghiệm

Bất cứ nhà tuyển dụng nào khi phỏng vấn một ứng viên, họ đều hỏi về kinh nghiệm. Vì thế hãy nói về những việc có liên quan bạn đã làm trước đây và nhấn mạnh về kết quả đạt được.

Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao về bạn và sẽ hiểu rõ giá trị của bạn để yên tâm giao cho bạn công việc cho một người đã từng có kinh nghiệm và đã từng thành công.

Có khả năng làm việc nhóm

*

Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao về khả năng là việc theo nhóm của các ứng viên. Những kỹ năng này họ muốn biết cách bạn đã từng làm việc nhóm như thế nào và đã đạt được những thành công nào?

Không ngừng học hỏi

Nhà tuyển dụng luôn muốn biết ứng viên có sẵn sàng để thích ứng và học tập những phương pháp mới hay không. Hãy tỏ ra bạn luôn muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực mới.

Nói với họ rằng bạn thường xuyên đọc các bài viết về xu hướng mới trong lĩnh vực chuyên môn và nói chuyện với các chuyên gia để được tư vấn thêm.

Đưa ra ví dụ cụ thể khi tham khảo các ấn phẩm bạn đã đọc hoặc blog bạn làm theo.

Có kế hoạch rõ ràng

Mục tiêu quan trọng nhất trong cuộc phỏng vấn là chứng minh làm thế nào để bạn mang lại lợi ích cho công ty chứ không phải đòi hỏi xem công ty mang lại lợi ích gì cho bạn.

Hãy tìm cách giải thích cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người phù hợp cho công việc và lý do tại sao bạn là lựa chọn tốt nhất với họ. Bạn không cần phải đưa ra tất cả các chi tiết, nhưng nên trình bày một số ý tưởng chung bạn nghĩ rằng sẽ đem lại thành công.

Khi đã hiểu rõ được những mong muốn của nhà tuyển dụng rồi thì việc của bạn là làm nổi bật những khả năng của bản thân để phù hợp với yêu cầu và mong muốn của công ty thì cơ hôi trúng tuyển của bạn đã tăng rất nhiều.

III. Bí mật giúp bạn thành công ở mọi cuộc phỏng vấn xin việc.

Đa phần một buổi phỏng vấn xin việc thường trải qua 2 vòng vì vậy để có buổi phỏng vấn thành công bạn cần phải hiểu những yêu cầu và mong muốn của nhà tuyển dụng là gì ở 2 vòng phỏng vấn.

*

Trả lời câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Tiêu chí đánh giá và yêu cầu của NTD ở vòng đầu

Ở vòng 1 nhà tuyển dụng sẽ có 5 tiêu chí để đánh giá bạn có phải là ứng viên tiềm năng hay không.

1.Xem ngoại hình phong thái có gây thiện cảm, tính cách như thế nào có giống với những gì viết trong bản hồ sơ xin việc hay không .

2. Kiểm tra độ xác thực của những thông tin viết ra trong bản CV

3. Làm rõ những thông tin mà trong bản CV chưa thể hiện, hoặc thể hiện chưa rõ.

4. Đánh giá sâu yếu tố về tiềm năng. Ví dụ mức độ yêu thích và tố chất bạn sở hữu. Dựa vào đó để đánh giá được bạn là người học hỏi có nhanh hay không.

5. Đánh giá mức độ phù hợp của bạn với môi trường làm việc, văn hóa doanh nghiệp và mức lương mong muốn của bạn.

Tiêu chí đánh giá và yêu cầu của NTD ở vòng 2

Để quyết định xem bạn có phải là người mà công ty đang cần tuyển dụng hay không thì ở vòng 2 này sẽ đánh giá được bạn.

Với vòng 2 thì NTD có 4 tiêu chí sau để đánh giá ứng viên.

1.Đánh giá kiến thức chuyên môn của bạn thông qua quá trình học tập cũng như làm việc của bạn.

2.Xem mức độ học hỏi của bạn với vị trí công việc như thế nào. Họ không chỉ muốn dánh giá năng lực hiện tại của bạn, mà còn cả tương lai nữa . Xem bạn có muốn được đào tạo, và khi đào tạo phát triển có nhanh hay không.

3.Xem mức độ phù hợp tính cách của bạn với người quản lý trực tiếp có hợp với nhau hay không. Nếu hợp thì hiệu quả trong công việc sẽ tăng lên gấp bội.

Xem thêm: Giữ Cột Cố Định Trong Excel Cực Đơn Giản, Chi Tiết Cho Mọi Phiên Bản

4.Nhà tuyển dụng sẽ đưa ra những câu hỏi để đánh giá xem mức độ gắn bó của bạn với vị trí công việc đó. Liệu bạn sẽ gắn bó được bao lâu.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *