Nhân viên bán hàng tại Hồ Chí Minh (3.519)Nhân viên bán hàng tại Hà Nội (3.272)Nhân viên bán hàng tại Đà Nẵng (401)Nhân viên bán hàng tại Bình Dương (303)Nhân viên bán hàng tại Đồng Nai (202)Nhân viên bán hàng tại Hải Phòng (187)

Đang xem: Việc làm nhân viên bán hàng

Nhân viên bán hàng là người trực tiếp tư vấn, giới thiệu và bán hàng hóa, sản phẩm hoặc dịch vụ cho khách hàng. Họ được coi là bộ mặt của doanh nghiệp, là cầu nối giữa doanh nghiệp và khách hàng và là khâu trực tiếp đem về doanh thu cho công ty. Nhân viên bán hàng có thể làm việc trực tiếp tại các cửa hàng, showroom hoặc bán hàng qua điện thoại, online. Nếu bạn đang tìm việc làm nhân viên bán hàng thì những thông tin chi tiết trong bài viết sau sẽ rất hữu ích.

*

MỤC LỤC: 1. Nhân viên bán hàng là làm gì? 2. Yêu cầu đối với nhân viên bán hàng 3. Các vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến của nhân viên bán hàng 4. Mức lương nhân viên bán hàng 5. Những ai phù hợp với công việc nhân viên bán hàng? 6. Lưu ý khi xin việc làm nhân viên bán hàng 7. Câu hỏi phỏng vấn nhân viên bán hàng 8. Nên đưa gì vào CV ứng tuyển nhân viên bán hàng?

Xem thêm:

1. Nhân viên bán hàng là làm gì?

Phần lớn thời gian làm việc của nhân viên bán hàng là tư vấn và bán hàng cho khách. Họ sẽ phải chào hỏi, hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm mà họ cần, trả lời câu hỏi của khách hàng và thanh toán tiền, ghi phiếu bảo hành (nếu có) cho khách. Công việc của nhân viên bán hàng cũng bao gồm bổ sung hàng hóa lên kệ, dọn dẹp vệ sinh cửa hàng,… Họ có thể làm việc full-time, part-time hoặc theo ca. Do đặc thù ngành bán hàng là thời gian làm việc dài, có thể kéo dài từ 8 giờ sáng cho tới 10 giờ tối và làm việc cả vào cuối tuần, ngày lễ nên phương án làm việc theo ca thường được nhiều người lựa chọn nhất. Cụ thể, công việc hàng ngày của nhân viên bán hàng thường bao gồm: Chào hỏi khách hàng (đối với nhân viên bán hàng làm việc trực tiếp tại cửa hàng) Hỗ trợ khách hàng tìm kiếm sản phẩm mà họ cần Kiểm tra sản phẩm có sẵn hay cần phải đặt hàng, báo bộ phận kho chuẩn bị hàng cho khách Cung cấp cho khách hàng thông tin về sản phẩm theo yêu cầu, hướng dẫn sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, ….. Chốt đơn và thanh toán cho khách Tiếp nhận phản hồi của khách hàng (trực tiếp hoặc qua điện thoại) Báo cho bộ phận kỹ thuật nếu không thể tự xử lý phản hồi của khách Kiểm soát số lượng hàng hóa trong kho Các công việc khác theo sự chỉ đạo của cấp trên.

*

Xem thêm: Tìm Thấy 4 Công Việc Với Từ Khoá “Bảo Trì Điện Công Nghiệp”, Việc Làm Bảo Trì / Sửa Chữa Tại Hồ Chí Minh

2. Yêu cầu đối với nhân viên bán hàng

2.1. Am hiểu về sản phẩm

Một nhân viên bán hàng không am hiểu về sản phẩm thì sẽ không thể làm việc hiệu quả. Bất cứ doanh nghiệp nào, sau khi tuyển nhân viên bán hàng thành công thì việc làm đầu tiên cũng sẽ là đào tạo các kiến thức liên quan đến sản phẩm. Trong quá trình làm việc, họ cần phải nêu được những tính năng nổi bật của sản phẩm cũng như nắm vững được cách thức hoạt động, giá trị của sản phẩm và tại sao nó lại quan trọng đối với khách hàng. Trên thực tế, chính sự am hiểu về sản phẩm là yếu tố quyết định sự thành công của nhân viên bán hàng.

2.2. Khả năng nhận biết khách hàng tiềm năng

Nhân viên bán hàng giỏi phải là người có khả năng nhận biết khách hàng tiềm năng, hay nói cách khác là hiểu về khách hàng của mình. Hiểu ở đây không chỉ là biết tên sản phẩm mà khách hàng cần mà còn là những trải nghiệm mà họ mong muốn có được khi sử dụng sản phẩm. Một khi đã hiểu được mong muốn của khách hàng, nhân viên bán hàng sẽ có thể tư vấn, giúp họ lựa chọn một sản phẩm phù hợp nhất.

2.3. Đặt câu hỏi một cách thông minh

Nhân viên bán hàng cần phải khéo léo đặt ra những câu hỏi để tìm hiểu vấn đề của khách hàng và cho họ thấy rằng sản phẩm của công ty mình sẽ giúp ích như thế nào. Những câu hỏi của nhân viên bán hàng cũng phải nhằm mục đích giúp hiểu được nhu cầu, khả năng tài chính, thói quen mua sắm,… của khách để từ đó đưa ra những tư vấn sản phẩm phù hợp nhất.

2.4. Kỹ năng demo sản phẩm

Nhân viên bán hàng điện máy, đồ gia dụng, thiết bị văn phòng,… bên cạnh sự am hiểu về sản phẩm còn phải demo cách sử dụng cho khách hàng, đặc biệt là đối với những sản phẩm có cấu tạo phức tạp và khó sử dụng. Trong những cửa hàng có quy mô lớn thì việc ghi nhớ cách sử dụng của từng sản phẩm và có thể thao tác một cách thành thạo là điều không hề dễ dàng. Ngoài ra, một sản phẩm có thể có rất nhiều tính năng. Tuy nhiên, sẽ là một điểm trừ nếu như nhân viên bán hàng cố gắng demo hết tất cả những tính năng này. Nó chỉ cho khách hàng thấy rằng sản phẩm đang quá phức tạp và có thể khiến cho họ bị nhầm lẫn. Do đó, hãy chỉ tập trung vào những tính năng mà khách hàng thực sự cần và biểu diễn một cách thật thành thạo.

2.5. Kỹ năng thuyết phục người nghe

Để thuyết phục khách hàng, nhân viên bán hàng cần phải cho họ thấy được những lợi ích của sản phẩm và rằng cuộc sống của họ sẽ tốt đẹp hơn như thế nào khi sử dụng sản phẩm đó. Nhân viên bán hàng giỏi cũng phải đưa ra giải pháp cụ thể cho khách hàng đối với vấn đề mà họ đang gặp phải. Điều này sẽ giúp khách hàng tin tưởng hơn vào sản phẩm mà họ đang tìm kiếm.

2.6. Kỹ năng chốt sale

Suy cho cùng thì mục đích làm việc của nhân viên bán hàng là chốt đơn thành công. Sau khi đã thuyết phục khách hàng về những tính năng của sản phẩm và hoàn tất việc demo, nhân viên bán hàng cần phải tạo ra một cú hích để khiến khách hàng chốt đơn nhanh chóng. Việc này không thể thực hiện một cách vội vàng hay ép buộc; ngược lại, nó phải dựa trên sự tự nguyện và niềm tin dành cho người bán hàng.

2.7. Kỹ năng lắng nghe

Hầu hết nhân viên bán hàng đều không gặp khó khăn khi trò chuyện với khách hàng nhưng để lắng nghe họ thì lại là chuyện hoàn toàn khác. Nhân viên bán hàng muốn nâng cao doanh số và chiếm được lòng tin của khách hàng phải biết cách lắng nghe, tìm ra những điểm mấu chốt và đặt câu hỏivề những mối quan tâm của họ. Khách hàng sẽ chỉ chia sẻ nếu như họ cảm thấy đối phương đang lắng nghe và quan tâm đến vấn đề của mình. Nhân viên bán hàng không nên chỉ thao thao bất tuyệt về những tính năng của sản phẩm. Sản phẩm tốt nhưng nếu nó không có ích với khách hàng thì họ cũng sẽ không mua.

2.8. Kỹ năng giao tiếp tốt

Đối với những nhân viên bán hàng thì tông giọng, ngữ điệu, tốc độ nói đóng góp một phần vô cùng quan trọng. Nhân viên bán hàng giỏi nên bắt chước cách nói chuyện của khách hàng. Nếu họ tỏ ra là người lịch sự, hãy làm theo. Nếu như cảm thấy họ có một chút gì đó hài hước, hãy cố gắng tạo ra nhiều điều vui vẻ trong cách nói chuyện. Đặc biệt đối với những nhân viên bán hàng qua điện thoại, hãy cố gắng đưa cảm xúc của mình vào câu chuyện, đừng nói quá nhỏ cũng đừng thể hiện giọng điệu quá nhàm chán.

3. Các vị trí việc làm và cơ hội thăng tiến của nhân viên bán hàng

Như đã nói ở trên, nhân viên bán hàng là một trong những vị trí việc làm có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Trong đó phải kể đến những vị trí việc làm phổ biến như: Nhân viên bán hàng tại siêu thị. Nhân viên bán hàng part time. Nhân viên bán hàng online. Nhân viên bán hàng mỹ phẩm. Nhân viên bán hàng quần áo thời trang. Nhân viên bán hàng qua điện thoại. Nhân viên bán hàng showroom. Nhân viên bán hàng điện máy. Không chỉ có việc làm đa dạng mà cơ hội thăng tiến cho những người làm công việc này cũng rất lớn. Khi mà quy mô các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng, hệ thống cấp bậc sẽ được phân hóa rõ ràng hơn, nhân viên bán hàng nhiều kinh nghiệm và đạt thành tích cao trong công việc có thể trở thành những: Chuyên viên đào tạo bán hàng. Giám sát bán hàng. Quản lý bán hàng. Giám đốc bán hàng. Thăng chức đồng nghĩa với việc trách nhiệm, quyền hạn và mức lương của họ cũng sẽ cao hơn. Đây cũng chính là lúc những nỗ lực trước đây của họ được đền đáp xứng đáng.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *