Âm nhạc là nơi mỗi người có thể tự thể hiện cảm xúc và giảm bỏ căng thẳng. Tuy nhiên không phải ai cũng có hơi tốt để có thể truyền tải những thông điệp và cảm xúc của bài hát. Điều này sẽ khiến các bạn tự tin về giọng hát của mình đừng lo hôm nay Thu âm Việt sẽ hướng dẫn cách hơi khi hát cho người mới bắt đầu. “ chú ý theo dõi nhé ”

1. Vì sao cần lấy hơi khi hát ?

Đầu tiên trước khi vào học cách lấy hơi khi hát các bạn cần biết tại sao mình cần lấy hơi . Lấy hơi khi hát không chỉ giúp cho tiếng hát của bạn được đầy đặn và khỏe khoắn mà còn giúp bài hát được khởi sắc hơn. Ngoài ra, lấy hơi khi hát còn góp phần biểu đạt cảm xúc, tâm tư tình cảm của người hát đến khán giả.

Đang xem: Cách luyện hơi dài để hát

*

2. Cách lấy hơi khi hát

Thông thường có 4 cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi. chúng ta cùng nói kỹ về từng cách nhé.

Cách 1: Lấy hơi lớn lấy hơi một cách thong dong, không vội vàng, thường thực hiện ở đoạn vào đầu bài hát hoặc những chỗ có dấu lặng tương ứng với một phách trong nhịp độ vừa. Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu chấm trong bài văn.

Cách 2: Lấy hơi nhỏ lấy hơi ngắn hơn, dưới một phách cho đến 1/4 phách, thường gặp ở cuối tiết nhạc (chi nhạc). Thời gian ngắt giống như khi đọc tới dấu phẩy trong bài văn.

Xem thêm:

Cách 3: Lấy hơi trộm lấy hơi thật nhanh và nhẹ nhàng mà không để người khác nhận ra (như là không lấy hơi vậy). Thường áp dụng trong câu nhạc dài, cần lấy hơi bổ sung mà vẫn bảo toàn ý nghĩa lời ca, hoặc trong chỗ ngắt câu phù hợp với ý nghĩa lời ca. Được ký hiệu bằng dấu (“), còn trong thanh nhạc dùng dấu (v).Trong hợp ca, có những câu nhạc dài, hoặc những chỗ ngân dài không được để đứt hơi, các ca viên phải nối hơi bằng cách thay nhau, kẻ trước người sau lấy hơi trộm: khi tiếp tục lại, phải vào bè nhẹ nhàng cũng như lúc mình hết hơi vậy

Cách 4: Cướp hơi lấy hơi thật nhanh và mạnh mẽ, thường xảy ra ở những đoạn nhạc sôi nổi, hùng tráng, hoặc lúc chuẩn bị cho cao trào của bài hát. Đây là một kỹ xảo cao trong nghệ thuật ca hát được rất nhiều ca sĩ áp dụng mỗi khi lên sân khấu

*

Cách lấy hơi khi hát là lấy hơi lớn, lấy hơi nhỏ, lấy hơi trộm và cướp hơi

3. Nguyên tắc lấy hơi khi hát

Nguyên tắc 1 : Tư thế đứng khi hát

Tư thế rất quan trọng khi lấy hơi, khi bạn đứng đúng tư thế sẽ giúp bạn làm tăng dung tích phổi và giúp bạn giảm căng thẳng, điều này sẽ giúp bạn hát tốt hơn rất nhiều đấy. Khi bạn đứng cần:

Giữ cho đầu thẳng trục với vai. Hình dung cột sống là một đường thẳng kéo dài tới đỉnh đầu.Thả lỏng hàm và đưa lưỡi hướng ra phía cửa miệng.Thả lỏng vai.Nâng và đẩy lùi vòm miệng ra phía sau như thể bạn chuẩn bị ngáp. Làm điều này để mở rộng cổ họng và lấy được nhiều hơi hơn.Nếu bạn phải gồng người lên khi đứng trong tư thế đúng, hãy di chuyển sao cho lưng, vai và đầu dựa vào tường.

*

Nguyên tắc 2 : Khi lấy hơiBạn không nên chỉ lấy hơi hoàn toàn qua miệng, hoặc hoàn toàn bằng mũi trừ những trường hợp cao trào, phải cướp hơi, hoặc những trường hợp hát khi các vần mở mà phải hát nhanh, nhịp nhàng.Không nên để hết hơi hoàn toàn mới lấy hơi khác, như vậy âm thanh cuối câu dễ bị đuối đi, có thể làm đỏ mặt, đỏ cổ …Không nên phình bụng ra trước khi lấy hơi : Chính không khí đi vào sâu trong phổi đồng thời với việc hạ hoành cách mô làm phình bụng ra. Nếu phình bụng trước sẽ làm cho cơ thể bị căng cứng, ảnh hưởng xấu đến việc phát âm.Không nên hít hơi quá nhiều, làm căng thẳng các cơ bụng, sườn, ngực … tác hại đến việc phát thanh. Cần tập lấy hơi theo mức dài ngắn, mạnh nhẹ của câu nhạc.Không nên nhô vai lên khi hít hơi vì sẽ ảnh hưởng đến các cơ hô hấp, lấy hơi không sâu được.Nguyên tắc 3 : Khi đẩy hơiCần đẩy hơi đều , điều tiết hơi thở rất quan trọng, nếu bạn đẩy quá nhanh và mạnh sẽ bị phí phạm hơi thở các câu cuối sẽ không còn đủ hơi. Để cải thiện vấn đề này chỉ có cách là luyện tập kiên trì từng ngàyKhông nên đẩy hơi quá mạnh khi hát các nốt cao sẽ làm thanh đới quá căng, ảnh hưởng tới âm sắc.

Xem thêm:

Nguyên tắc 4 : Khởi động trước khi hát

Việc khởi động trước khi hát sẽ giúp các bạn tránh được các vấn đề về giọng và mở rộng âm vực.Khi khởi động cả vùng giọng cao và vùng giọng thấp. Âm thanh ở vùng giọng cao nghe nhiều hơi và nhẹ hơn âm thanh ở vùng giọng thấp, nghe chắc và to. Bạn có thể bắt chước ca sĩ hát nhạc opera để tìm vùng giọng cao. Tập khởi động mở to vòm miệng. Chạy âm giai tạo ra tiếng “Ooh wee ooh ooh wee ooh wee ohh” và mở rộng khóe miệng hoặc tập rung lưỡi theo nốt nhạc từ cao nhất xuống thấp nhất

Với những chia sẻ trênThu âm Việtmong muốn sẽ giúp ích được các bạn trong cách lấy hơi trước khi hát. Hy vọng bạn sẽ yêu thích bài viết này và chia sẽ cho mọi người cùng biết cách lấy hơi trước khi hát một cách dễ dàng.

Tài liệu tham khảo:

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *