Kỹ năng lắng nghe là kỹ năng quan trọng nhất để thành công trong mọi cuộc giao tiếp. Như ngạn ngữ Nga từng có câu với đại ý rằng: Con người mất ba tuổi để học nói, tuy nhiên phải mất cả cuộc đời để học lắng nghe. Tuy nhiên trong cuộc sống thường ngày, lại rất ít người có khả năng lắng nghe, họ đã vô tình thiếu đi một kỹ năng giao tiếp quan trọng và khiến cuộc giao tiếp trở nên kém hiệu quả.

Đang xem: Cách lắng nghe hiệu quả

1. Tại sao cần phải lắng nghe người khác?

Nghe và lắng nghe là 2 điều khác nhau.

Nghe có nghĩa là chúng ta chỉ đơn giản là nghe, không quá chú tâm, suy xét, điều nghe được sẽ mau quên đi.

Lắng nghe là chúng ta có dùng suy nghĩ, hành động để phân tích và phản ứng với những điều ta nghe được. Lắng nghe sẽ giúp ta có cái nhìn, hiểu sâu hơn về vấn đề, và nhớ được lâu hơn.

Vậy tại sao cần phải lắng nghe?

Có câu nói : ” Nói là gieo, nghe là gặt”. Không ai buộc ta phải lắng nghe người khác. Tuy nhiên, chúng ta ai cũng muốn có những mối quan hệ tốt đẹp, bền chặt, cuộc nói chuyện cởi mở, vui vẻ, và muốn bản thân được lắng nghe. Nếu vậy, chúng ta cần phải hiểu được đối phương, và có thái độ hòa nhã, nên việc lắng nghe trở nên cần thiết và quan trọng trong giao tiếp.

2. Tại sao đôi khi chúng ta quên đi việc lắng nghe người khác?

Vì quá nôn nóng: đôi khi chúng ta quá vội để được nói, để được đưa ra nhận định mà chưa nghe hết câu chuyện, hoặc thiếu tập trung vào câu chuyện đó. Tuy nhiên, người nói đôi khi chỉ muốn mình được lắng nghe, được giải bày, đồng cảm chứ không cần lời khuyên, lời bình nào cả. Hoặc trường hợp người nói muốn có 1 lời khuyên, nhưng chúng ta đã không lắng nghe triệt để, sẽ không thể hiểu hết và hiểu sâu được vấn đề, lời khuyên đưa ra không đáp ứng được nhu cầu.

Vì ta nghĩ nó không thật sự cần thiết, tốn thời gian: bạn cảm thấy cuộc nói chuyện trở nên dong dài, tốn thời gian, nên bạn cảm thấy không còn thích thú, mất thời gian. Tuy nhiên, nếu nhìn ở khía cạnh khác, nếu người nói muốn giải bày những vấn đề của họ cho bạn, bạn đã ở đó thì nghĩa là bạn quan trọng với họ, và họ cũng quan trọng với bạn, đúng chứ? Không lẽ với người quan trọng bạn không thể dành chút thời gian sao? Trên thức tế cuộc nói chuyện đó tốn thời gian thật, tuy nhiên nếu bạn mất tập trung và hứng thú vào câu chuyện, vấn đề không được giải quyết, cả hai sẽ phải mất nhiều thời gian sau đó nữa cho vấn đề đó. Do vậy hãy đầu tư xứng đáng vì đây là lần tiết kiệm nhất rồi.

Vì mất tập trung: Đôi khi chúng ta còn có những vấn đề còn đang lo lắng, bâng khuâng khác, hoặc do tác động của môi trường, sinh học mà khiến ta quên mất việc cần lắng nghe. Và đây cũng là lí do rất phổ biến của hầu hết mọi người.

*

3. Làm thế nào để lắng nghe hiệu quả?

Đôi khi bạn vẫn đang lắng nghe nhưng mắt lơ đãng nhìn đi đâu đó, hoặc đang ăn hay làm việc khác. Tuy nhiên, những hành động này của bạn tạo cho người đối diện cảm giác bạn đang mất tập trung và thiếu tôn trọng họ. Vì thế, để lắng nghe tốt bạn hãy chú ý những điều sau đây:

1. Xác định rõ mình có muốn nghe hay không. Bạn chỉ có thể lắng nghe hiệu quả nhất khi bản thân thật sự muốn nghe mà thôi.

2. Lắng lòng mình lại và chuẩn bị tinh thần để nghe người khác nói. Chúng ta thường chuẩn bị xem mình sẽ nói gì, nhưng ít ai chuẩn bị xem mình sẽ nghe gì, việc chuẩn bị sẽ tạo cho bạn tâm thế tiếp thu tốt nhất.

Xem thêm:

3. Tập trung vào người nói. Hãy nhìn thẳng mắt họ, cái nhìn quan tâm chứ không phải nhìn trầm trồ, căng thẳng nhé. Đây chính là thể hiện bạn đang lắng nghe và tôn trọng họ.

4. Đừng ngắt ngang lời họ. Để có thể nghe được nhiều và sâu nhất hãy để họ nói được trọn vẹn.

5. Gật đầu khi đồng ý, và ghi nhớ lại những điều thắc mắc của mình, đừng vội nói chúng nhé.

6. Lặp lại thông tin vừa nghe được một cách ngắn gọn nhất, và đưa ra những câu hỏi thể hiện sự quan tâm, để họ biết rằng bạn đã lắng nghe và đã có thể hiểu được.

4. Những điều lưu ý khi lắng nghe.

Chúng ta thường mắc phải những lỗi ngớ ngẩn, và những câu hỏi như ” có đang nghe không vậy” “đang làm gì vậy”, đó là vì chúng ta đã chưa thể hiện đúng thái độ, cử chỉ.

“Cuộc hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước nhỏ”. Để nghe hiệu quả bước đầu chúng ta cần thay đổi một số thói quen nhỏ:

Thay đổi thái độ:Muốn lắng nghe hiệu quả thì đầu tiên phải Muốn. Nếu không muốn lắng nghe thì mọi kỹ năng đều vô ích.

Thay đổi cử chỉ:Thay vì nhìn lơ đãng thì hãy chú ý vào người nói thể hiện sự mong muốn lắng nghe. Gật đầu hòa nhịp cùng người nói. Vẻ mặt thể hiện sự hào hứng lắng nghe. Đơn giản ta có thể tổng kết bằng một câu: “Mắt chớp chớp, mồm đớp đớp, mặt hóng hớt, đầu gật như lạy phật”.

Xem thêm: Đã Lỡ Yêu Em Nhiều (Lên Tone), Đã Lỡ Yêu Em Nhiều (Official Karaoke)

Thay đổi lời nói: Thay vì ngồi im thì hãy thể hiện cho người nói biết mình đang lắng nghe họ bằng những tiếng đế: “Tuyệt! Hay quá! Ối giời ơi!…”; tiếng đệm: “Dạ! Vâng!…”; hoặc câu hỏi: “Vậy à? Thế á? Cái gì cơ? Thật không? Gì nữa?…”. Đơn giản hóa ta có thể tổng kết bằng một câu: “Thế á! Thật không? Ối giời ơi!”

Lắng nghe và thấu hiểu thật ra không quá khó, chỉ cần chúng ta để tâm chút là có thể thôi mà. Chúc các bạn lắng nghe thật hiệu quả, gặt hái được nhiều điều.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *