Nhiều người mới nuôi hamster đã rất bối rối khi chuột nhà mình lần đầu giao phối vì không biết rằng liệu hamster cái đã thụ thai hay chưa. Có khá nhiều những biểu hiện rõ ràng giúp bạn dễ dàng nhận biết được điều này ngay cả ở những thời kì đầu tiên. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách nhận biết hamster giao phối thành công hay chưa cũng như những điều cần chuẩn bị khi hamster cái mang thai.

Đang xem: Cách ép hamster giao phối

*

Hướng dẫn cách nhận biết hamster có thai đơn giản và chính xác nhất

Mục lục

Cách nhận biết hamster giao phối thành công đơn giản nhấtNhững điều cần biết về đặc điểm sinh nở của hamsterHướng dẫn cách chăm sóc hamster mẹ trong suốt thai kỳ

Cách nhận biết hamster giao phối thành công đơn giản nhất

Như đã đề cập, khi giao phối thành công và mang thai, hamster cái sẽ có những biểu hiện đặc biệt ngay cả ở thời kỳ đầu tiên của thai kỳ. Theo thời gian, những biểu hiện này sẽ ngày càng trở nên rõ ràng hơn, cụ thể là một số thay đổi dưới đây.

Thay đổi thói quen hàng ngày

Một trong những cách nhận biết hamster giao phối thành công hay chưa đơn giản nhất chính là quan sát những thay đổi trong thói quen hằng ngày của chúng, đặc biệt, hamster cái sẽ có những dấu hiệu lạ.

Cụ thể, vì đây là thời điểm vô cùng nhạy cảm, đặc biệt là đối với những con hamster cái lần đầu mang thai, chúng sẽ thường xuyên cảm thấy sợ sệt và bất an hơn trước, cũng sẽ không quá thân thiết với chủ như bình thường. Bất kì một tiếng động dù là nhỏ nhất cũng sẽ khiến chúng giật mình. Ngoài ra, một số con hamster cái còn thường xuyên đi quanh chuồng và tha mùn cưa cùng một số thứ khác về làm tổ.

Thay đổi tính cách

Sau khi giao phối thành công và bước vào những ngày đầu tiên của thai kỳ, chuột cái sẽ vô cùng nhạy cảm với tất cả mọi thứ xung quanh. Bên cạnh việc sở người, ngay cả với chính chủ nuôi của mình, hamster cái cũng sẽ tỏ ra hung dữ hơn rất nhiều so với bình thường. Khi đó, chúng sẽ làm mọi cách nhằm xua đuổi những con vật xung quanh mình, đặc biệt là những con hamster đực cùng chuồng tránh xa tổ của mình. Nếu bạn nhận thấy hamster cái nhà mình có dấu hiệu này thì có thể gần như chắc chắn rằng chúng đã mang thai.

*

Hamster cái mang thai sẽ vô cùng nhạy cảm và đôi khi hung dữ bất thường

Thay đổi ngoại hình

Điều này là hoàn toàn hiển nhiên, không phải chỉ với tất cả các loài động vật mà còn với cả con người. Khi mang thai những ngày đầu, bạn sẽ nhanh chóng nhận thấy hamster cái tròn trịa hơn, chúng sẽ tăng cân tuy nhiên dấu hiệu này sẽ không thật sự rõ rệt ở giai đoạn đầu. Càng về sau, bụng hamster cái sẽ phình to tùy theo số lượng chuột con và theo từng giai đoạn phát triển của bào thai.

Thường xuyên tích trữ thức ăn

Một cách nhận biết hamster giao phối thành công khác chính là khi bạn nhận thấy hamster cái nhà mình có những hành động xây tổ và bắt đầu tích trữ thức ăn. Sau khi đã hoàn thành những chiếc tổ từ mùn cưa của mình, hamster cái bắt đầu tìm kiếm và dự trữ thức ăn, chuẩn bị sẵn sàng cho thời kỳ sinh nở của mình. Bởi lẽ, chúng nhận thức được rằng những ngày cuối cùng của thai kỳ, chúng sẽ không rời tổ để kiếm ăn mà sẽ nằm yên để dưỡng sức và cũng để bảo vệ an toàn cho chuột con.

Thay đổi cách uống nước

Thông thường, sau khi giao phối thành công và bắt đầu mang thai, hamster cái sẽ uống nhiều nước hơn hẳn so với thường ngày. Một điều rất thú vị là khi hamster cái uống càng nhiều nước, số lượng chuột con sinh ra cũng sẽ nhiều hơn. Chính vì vậy, bạn hãy lưu ý điều này để có thể chăm sóc cho chuột nhà mình thật tốt trong thời gian mang thai nhé.

*

Hamster cái mang thai sẽ ăn và uống nước nhiều hơn bình thường

Những điều cần biết về đặc điểm sinh nở của hamster

Sau khi đã nắm được cơ bản những cách nhận biết hamster giao phối thành công, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh nở của hamster để có những phương pháp chăm sóc tốt cho chuột cái cũng như chuột con vừa ra đời nhé.

Hamster cái mang thai bao lâu?

Tùy theo từng giống hamster sẽ có thời gian mang thai khác nhau tính từ thời điểm giao phối thành công. Cụ thể, chuột hamster Syrian sẽ có thai kỳ kéo dài chỉ khoảng 16 ngày, trong khi hamster Winter White và hamster Trung Quốc sẽ mang thai trong khoảng 18 đến 21 ngày. Bên cạnh đó, hamster Robo (Roborovski) lại có thời gian mang thai là 23 – 30 ngày. Không chỉ vậy, thời gian mang thai của chuột hamster cái cũng sẽ có thay đổi tùy thuộc vào thể trạng của chúng và cả cách mà bạn chăm sóc chúng suốt toàn bộ thai kỳ.

Mỗi lần hamster cái sinh bao nhiêu chuột con?

Tương tự với thời gian mang thai, số lượng chuột con được sinh ra cũng sẽ có sự chênh lệch đáng kể tùy theo thể trạng của chuột mẹ và giống loài của chúng. Thông thường, hamster Syrian luôn sinh ra 6 – 10 chuột con mỗi lần đẻ trong khi số lượng chuột con của hamster lùn chỉ rơi vào khoảng 5 – 6 chuột con mỗi lần.

Đặc điểm của chuột hamster con mới sinh

Hamster là loài thú cưng được yêu mến với ngoại hình nhỏ nhắn, bộ lông xù đáng yêu cùng dáng vẻ linh hoạt, năng động. Chính vì vậy, nhiều người tin rằng, hamster con sẽ là một phiên bản thu nhỏ của hamster trưởng thành với vẻ đáng yêu tăng gấp nhiều lần. Tuy nhiên, chắc hẳn rằng sẽ có khá nhiều người thất vọng khi lần đầu tiên nhìn thấy hamster con vừa ra đời.

Xem thêm:

*

Hamster con vừa ra đời có màu đỏ hồng và không có lông

Chuột hamster con mới sinh có màu đỏ hỏn và hoàn toàn trơ trụi, không có lông, ngoài ra, vì thị giác và thính giác của chúng chưa thể hoạt động được, hamster con sẽ sống phụ thuộc hoàn toàn vào chuột mẹ. Thế nhưng bạn cũng sẽ không cần lo lắng về khả năng chăm sóc chuột con của hamster mẹ, cho dù có là lần đầu tiên sinh con, hamster mẹ cũng sẽ có bản năng tự chăm sóc con của riêng mình. Vì vậy, bạn cũng không nên tác động quá nhiều đến chuột con mới sinh tránh để chuột mẹ cảm thấy không thoải mái.

Sau khoảng 4 tuần, khi hamster con đã dần cứng cáp và có thể tự sinh hoạt một mình, bạn có thể tiến hành tách đàn. Lúc này, nếu hamster mẹ có sức khỏe tốt và khả năng hồi phục nhanh chóng, chúng cũng sẽ sẵn sàng cho việc tiếp tục giao phối và sinh thêm lứa mới.

Hướng dẫn cách chăm sóc hamster mẹ trong suốt thai kỳ

Những cách nhận biết hamster giao phối thành công sẽ giúp bạn biết được hamster cái nhà mình đã mang thai hay chưa, bên cạnh đó cũng sẽ có những cách chăm sóc chuột mẹ hợp lý để chúng cảm thấy thoải mái và an toàn trong suốt thai kỳ.

Thường xuyên vệ sinh lồng nuôi

Việc làm sạch lồng nuôi thường xuyên trước khi hamster con ra đời là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, bạn cũng cần thay lót chuồng cho chúng mỗi 2 – 3 ngày để đảm bảo không có sự tích tụ của bụi bẩn cũng như các vi khuẩn gây hại.

Tuy nhiên, bạn cần đặc biệt lưu ý không nên vệ sinh chuồng vào những ngày hamster cái gần sinh vì chúng sẽ vô cùng nhạy cảm. Việc lau dọn chuồng sẽ khiến chuột mẹ căng thẳng, thậm chí chúng cũng có thể phá banh tổ của mình khi nhận thấy có thay đổi bất thường. Ngoài ra, trong khoảng 2 tuần đầu khi chuột con ra đời, bạn cũng không nên tiến hành vệ sinh chuồng để tránh cho chuột mẹ cảm thấy bất an.

Thay đổi khẩu phần ăn hàng ngày

Cơ thể hamster mẹ khi mang thai sẽ cần bổ sung rất nhiều protein và chất béo, Thông thường, thức ăn hạt dành riêng cho hamster sẽ chứa 18 – 20% protein cùng 7 – 9% chất béo trong thành phần, bạn hoàn toàn có thể bổ sung thêm cho chúng qua các thực phẩm như trứng cám, phô mai, mè đen, yến mạch cùng các vitamin có lợi cho sức khỏe.

*

Cần tăng cường dinh dưỡng trong thực đơn của hamster cái đang mang thai

Một điều bạn cần đặc biệt lưu ý chính là thức ăn tươi để lâu ngoài không khí sẽ dẫn đến hiện tượng nấm mốc, vì thế, bạn có thể chọn cho hamster các thức ăn khô để chúng dễ dàng cất giữ mà không bị hỏng.

Tháo bánh xe và lấy đồ chơi ra khỏi lồng

Lồng nuôi của hamster thường được bố trí bánh xe cùng rất nhiều đồ chơi. Tuy nhiên, những vật này hoàn toàn không phù hợp với chuột mẹ đang mang thai hay chuột con vừa ra đời, đôi khi chúng có thể gây ra nhiều trường hợp nguy hiểm.

Tách hamster đực ra khỏi lồng

Như đã đề cập, hamster cái khi mang thai vô cùng nhạy cảm và hung dữ. Vì vậy việc có hamster đực trong lồng sẽ khiến chúng căng thẳng, một số trường hợp chúng cũng sẽ khiến con đực bị thương. Vì vậy, khi hamster cái mang thai, bạn nên tách chuột đực ra riêng, điều này cũng có thể ngăn chặn trường hợp chuột mẹ vừa sinh chưa hồi phục đã mang thai lần nữa dẫn đến suy nhược cơ thể.

Đặt vào lồng những vật liệu mềm cho hamster làm tổ

Bản năng làm mẹ sẽ khiến những con hamster cái bắt đầu đi quanh chuồng tìm kiếm những vật liệu có thể mang về làm tổ. Chính vì thế, việc đặt thêm vào lồng nuôi giấy vệ sinh, giấy lót,… sẽ khiến chúng làm tổ nhanh chóng và thuận lợi hơn. Đồng thời đây cũng là những vật liệu có khả năng thấm hút tốt, giữ cho tổ của chúng luôn sạch sẽ và khô thoáng.

*

Hamster mẹ sẽ tự tìm các vật liệu mềm để làm tổ trước khi sinh

Lưu ý trong quá trình hamster sinh con

Nếu hamster mẹ của bạn có sức khỏe bình thường, chúng hoàn toàn có thể tự sinh con mà không cần đến bất kỳ sự giúp đỡ nào. Chính vì vậy, khi hamster mẹ trở dạ, bạn không nên gây ra tiếng ồn hay thậm chí lại gần chuồng của chúng để làm gián đoạn quá trình sinh con.

Xem thêm: Con Mèo Con Đáng Yêu Hướng Dẫn Vẽ Con Mèo Con, Tô Màu Con Mèo Con

Đó chính là những thông tin về cách nhận biết hamster giao phối thành công cùng các kiến thức về quá trình sinh con của hamster mẹ cũng như cách chăm sóc chúng trong suốt thai kỳ. Hi vọng rằng những điều được chia sẻ trên sẽ giúp bạn chăm sóc tốt cho những chú hamster của mình. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về các vấn đề gặp phải trong quá trình nuôi hamster hay các loài thú cưng khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *