Để hoàn thành tốt vai trò dẫn dắt doanh nghiệp phát triển, mỗi nhà quản lý đều cần có kiến thức và kinh nghiệm vững vàng. Họ cũng cần sở hữu những kỹ năng mềm cần thiết. Công việc quản lý không hề đơn giản. Bạn phải chịu trách nhiệm điều hành công việc của công ty và còn phải tổ chức tốt công việc cá nhân. Do đó, bạn cần rèn luyện kỹ năng quản lý để có thể kiểm soát tốt hiệu quả công việc. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tvcc.edu.vn tìm hiểu về Quản lý và các mô hình, vai trò, trách nhiệm các tầng trong quản lý.

Đang xem: Kỹ Năng Quản Lý Là Gì? Các Kỹ Năng Quản Lý Cần Những Kỹ Năng Gì

*

Kỹ năng quản lý là gì?

Kỹ năng quản lý được hiểu là kiến thức và khả năng của mỗi nhà quản lý trong việc thực hiện các công việc cụ thể của công ty. Đó có thể là các hoạt động quản lý công việc hay con người.

Kỹ năng quản lý được hình thành thông qua hoạt động tự học và rèn luyện mỗi ngày. Hoặc là thông qua việc thực hiện các hoạt động và nhiệm vụ chuyên môn cần thiết. Kỹ năng quản lý sẽ dần phát triển khi bạn liên tục học tập và trau dồi kinh nghiệm thực tế mỗi ngày.Theo Wiki, Quản lý là việc quản trị của một tổ chức, cho dù đó là một doanh nghiệp, một tổ chức phi lợi nhuận hoặc cơ quan chính phủ. Quản lý bao gồm các hoạt động thiết lập chiến lược của một tổ chức và điều phối các nỗ lực của nhân viên (hoặc tình nguyện viên) để hoàn thành các mục tiêu của mình thông qua việc áp dụng các nguồn lực sẵn có, như tài chính, tự nhiên, công nghệ và nhân lực. 

Phân cấp trong quản lý như thế nào?

Các tổ chức lớn hơn thường có ba cấp quản lý, thường được tổ chức theo một cấu trúc phân cấp, kim tự tháp:

Quản lý cấp cao, chẳng hạn như thành viên Hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành (CEO) hoặc Chủ tịch của một tổ chức. Họ đặt ra các mục tiêu chiến lược của tổ chức và đưa ra quyết định về cách thức tổ chức tổng thể sẽ hoạt động. Các nhà quản lý cấp cao thường là các chuyên gia cấp điều hành và đưa ra định hướng cho quản lý cấp trung, những người trực tiếp hoặc gián tiếp báo cáo với họ.Quản lý cấp trung, các ví dụ trong số này sẽ bao gồm các nhà quản lý chi nhánh, quản lý khu vực, quản lý bộ phận và quản lý bộ phận, những người cung cấp phương hướng cho các nhà quản lý tuyến đầu. Các nhà quản lý cấp trung truyền đạt các mục tiêu chiến lược của quản lý cấp cao tới các nhà quản lý tiền tuyến.Quản lý thấp hơn, chẳng hạn như giám sát viên và trưởng nhóm tiền tuyến, giám sát công việc của nhân viên thường xuyên (hoặc tình nguyện viên, trong một số tổ chức tình nguyện) và đưa ra định hướng về công việc của họ.Yêu Cầu của mỗi cấp bậc trong kim tự tháp quản lý:

Quản lý cao cấp

Yêu cầu một nguồn kiến thức rộng rãi về các vai trò và kỹ năng quản lý.Có nhận thức tốt về các yếu tố ngoại cảnh có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là thị trường.Các quyết định của các nhà quản lý cao cấp thường mang tính dài hạn.Quyết định của các nhà quản lý cao cấp phải dựa trên các quá trình phân tích, chỉ đạo, các nghiên cứu liên quan tới nhận thức, hành vi, mức độ tham gia hoạt động kinh doanh của các nhân viên.Có trách nhiệm với các quyết định mang tính chiến lược.Có khả năng vạch ra các kế hoạch làm việc hiệu quả cho doanh nghiệp.Về mặt bản chất, nhà quản lý cao cấp chính là người điều hành cả doanh nghiệp.

Xem thêm: #6 Cách Gỡ Bỏ Hoàn Toàn Unikey Ra Khỏi Máy Tính, Hướng Dẫn Cài Đặt Unikey

Quản lý trung cấp

Nhà quản lý trung cấp cần có một nguồn kiến thức chuyên ngành về một số nhiệm vụ quản lý.Có trách nhiệm về việc thực hiện các quyết định của quản lý cấp cao.

Quản lý hạ cấp

Cấp quản lý này có nhiệm vụ đảm bảo các kế hoạch và quyết định cúa hai cấp quản lý cao hơn được thực hiện.Các quyết định của quản lý cấp này chỉ mang tính thời vụ (ngắn kỳ).

Nhiệm vụ cơ bản của quản lý

Hoạch định: xác định mục tiêu, quyết định những công việc cần làm trong tương lai (ngày mai, tuần tới, tháng tới, năm sau, trong 5 năm sau…) lên các kế hoạch hành động.Tổ chức: sử dụng một cách tối ưu các tài nguyên được yêu cầu để thực hiện kế hoạch.Bố trí nhân lực: phân tích công việc, tuyển mộ phân công từng cá nhân cho từng công việc thích hợp.Lãnh đạo/Động viên: Giúp các nhân viên khác làm việc hiệu quả hơn để đạt được các kế hoạch (khiến các cá nhân sẵn lòng làm việc cho tổ chức).Kiểm soát: Giám sát, kiểm tra quá trình hoạt động theo kế hoạch (kế hoạch có thể sẽ được thay đổi phụ thuộc vào phản hồi của quá trình kiểm tra).

Xem thêm: Cách Khắc Phục Lỗi Máy Tính Không Vào Được Mạng Internet Trên Thiết Bị Android

Cơ cấu chính sách kinh doanh trong Quản lý

Nhiệm vụ (mission) kinh doanh là mục đích rõ ràng nhất của một doanh nghiệp.Tầm nhìn (vision) của việc kinh doanh phản ánh những nguyện vọng của doanh nghiệp cũng như chỉ rõ phương hướng phát triển và đích đến trong tương lai của doanh nghiệp đó.Mục tiêu (objectives) kinh doanh có quan hệ mật thiết với hệ quả của các hoạt động mà mỗi nhiệm vụ nhất định nhắm vào.Chính sách (policy) kinh doanh là một hướng dẫn bao gồm những quy định, mục tiêu cùng những điều lệ có thể được dùng trong việc ra quyết định của những nhà quản lý. Chính sách cần phải dễ điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tiễn đồng thời phải dễ truyền đạt và dễ hiểu đối với công nhân viên.Chiến lược (strategy) kinh doanh của doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với sự kết hợp hài hòa giữa phương hướng hoạt động trong tương lai, cũng như là các nguồn lực sẽ được sử dụng, để xác định được tầm nhìn của việc kinh doanh và các mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Đó là một hướng dẫn tới những nhà quản lý, quy định họ nên cấp phát và sử dụng các yếu tố sản xuất như thế nào để tạo nên lợi thế trong kinh doanh. Bước đầu, họ có thể giúp các nhà quản lý tìm ra loại hình kinh doanh phù hợp.

*

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *