Bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành hệ xương chắc khoẻ. Vậy làm sao nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu canxi? Nên cho trẻ uống canxi loại nào? Đâu là thực phẩm giàu canxi cho bé? Cùng tvcc.edu.vn và bác sỹ Nguyễn Phước Mỹ Linh tìm hiểu các biểu hiện trẻ thiếu canxi và cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ an toàn và hiệu quả trong bài viết sau nhé!

Canxi là gì? Vai trò của canxi đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Canxi là một dưỡng chất giữ vai trò cực kỳ quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể trẻ. Vai trò nổi bật nhất của canxi là giúp hệ xương chắc khỏe, ngoài ra canxi cũng giúp cơ thể theo nhiều cách khác nhau:

Tham gia cấu tạo xương và răng, tạo nên bộ khung chắc chắn nâng đỡ cơ thể. Chúng ta chỉ có một cơ hội để xây dựng hệ xương chắc khỏe là thời điểm chúng ta còn ở tuổi trẻ em và thanh thiếu niên. Trẻ em có đủ canxi sẽ bắt đầu cuộc sống trưởng thành với hệ xương chắc khỏe nhất có thể. Điều đó bảo vệ chúng ta chống lại bệnh còi xương lúc nhỏ và loãng xương khi về già. Canxi giữ cho các dây thần kinh hoạt động: canxi tham gia vào quá trình dẫn truyền thần kinh với vai trò là chất dẫn truyền trung gian các tín hiệu thần kinh. Nếu thiếu canxi, thần kinh dễ bị ức chế và giảm khả năng điều hòa. Canxi tham gia điều khiển hoạt động của cơ: ion canxi đóng vai trò quan trọng trong sự co giãn các cơ, trong đó có cơ tim và các cơ trơn nội tạng. Nó cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ cho tim mạch khỏe mạnh. Tham gia vào hoạt động miễn dịch: canxi kích hoạt các tế bào miễn dịch di chuyển, bao vây và tiêu diệt các tác nhân gây hại cho cơ thể. Do đó, canxi cũng góp phần làm tăng sức đề kháng của cơ thể.

Tham khảo:Đau mắt đỏ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

*

Dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi

Nhìn chung, vai trò của canxi trong cơ thể là không thể phủ nhận. Khi cơ thể không được bổ sung canxi đầy đủ thì sẽ gây rối loạn các hoạt động sinh lý bình thường. Các biểu hiện trẻ thiếu canxi bao gồm:

Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc và thường xuyên giật mình tỉnh dậy. Mỗi lần như vậy, trẻ có những cơn khóc thét, co cứng toàn thân, đỏ và tím mặt, cơn khóc kéo dài và có thể nhiều giờ hoặc suốt đêm. Càng dỗ, càng ru, càng cho bú, trẻ càng khóc nhiều, có thể ngưng thở trong cơn khóc. Trẻ chậm mọc răng, sâu răng, răng mọc không đều. Trẻ chậm biết đi, xương khớp không bình thường như xương dễ gãy, chân vòng kiềng, còi cọc.

Đang xem: Bổ sung canxi cho trẻ em như thế nào?

Xem thêm:

Xem thêm:

Trẻ bị còi xương nặng do thiếu canxi thì thóp liền chậm, đầu bẹt, lồng ngực gồ, chân vòng kiềng hoặc chữ bát. Móng tay yếu, dễ gãy, hay than nhức mỏi chân, tay, đau hoặc yếu cơ. Mệt mỏi, biếng ăn, chậm lớn, chóng mặt, hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa. Kém phản ứng với môi trường xung quanh.

Nguyên nhân trẻ bị thiếu canxi

Thiếu hụt canxi ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra:

Người mẹ bị thiếu canxi hoặc vitamin D khi mang thai. Khi mẹ bị thiếu canxi hoặc vitamin D rất nghiêm trọng trong thời kỳ mang thai, con của họ có thể có dấu hiệu còi xương khi sinh hoặc trong ba tháng đầu đời. Ngoài ra, một số bệnh lý của thai kỳ như canxi hóa nhau thai, vôi hóa nhau thai cũng gây ảnh hưởng đến sự hấp thu canxi của trẻ. Trẻ bị ngạt khi sinh nở: nhiều nghiên cứu cho thấy những sự cố sinh nở này có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu, chuyển hóa các chất trong cơ thể trẻ, có thể gây ra các bệnh nguy hiểm, đặc biệt là bệnh tim. Nuôi con bằng sữa mẹ: hàm lượng vitamin D trong sữa mẹ rất thấp không cung cấp đủ nhu cầu vitamin D cho trẻ sơ sinh, nếu trẻ bú mẹ kéo dài, đồng thời lại tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời thì sẽ bị thiếu vitamin D. Vitamin D là cầu nối giúp hấp thu canxi có trong sữa vào cơ thể trẻ, nếu thiếu vitamin D sẽ dẫn đến trẻ uống rất nhiều sữa nhưng không hấp thu canxi vào được, gây thiếu canxi. Các bệnh lý gây giảm hấp thu canxi như: thiếu hụt 1-alpha-hydroxylase, enzyme chuyển 25OHD thành chất chuyển hóa có hoạt tính của nó, 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25 2D), thiếu hụt 25-hydroxylase, đề kháng di truyền đối với vitamin D, do rối loạn chức năng của thụ thể vitamin D, suy thận mãn tính cũng có thể làm thay đổi chuyển hóa vitamin D. Các nguyên nhân khác gây thiếu hụt vitamin D do giảm hấp thu là xơ nang hoặc các rối loạn khác của chức năng tuyến tụy, cắt dạ dày hoặc phẫu thuật ruột đoạn dài, bệnh celiac, bệnh viêm ruột và các tình trạng kém hấp thu khác. Một số loại thuốc chống co giật và thuốc kháng retrovirus được sử dụng để điều trị nhiễm HIV có thể gây thiếu hụt vitamin D bằng cách tăng cường sự dị hóa của 25OHD và 1,25-dihydroxyvitamin D (1,25 2D).

Tham khảo: Vàng da sơ sinh và các biến chứng nguy hiểm

Hướng dẫn chi tiết cách bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Có nên bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh?

Liệu có nên bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh hay không, đó là một trong những băn khoăn của các bậc phụ huynh khi nuôi con. Để giải đáp cho câu hỏi Bé có cần bổ sung canxi cho trẻ sơ sinh? Bạn cần nắm một số thông tin dưới đây:Trẻ sơ sinh không cần bổ sung canxi nếu bé uống đủ lượng sữa mẹ khuyến cáo hoặc sữa công thức dành cho trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh có thể cần bổ sung vitamin D để giúp trẻ hấp thụ canxi trong chế độ ăn.Trẻ sơ sinh từ chín tháng tuổi trở lên có thể bắt đầu ăn thức ăn giàu canxi như pho mát mềm, sữa chua.Bé trên hai tuổi đều có thể nhận được lượng canxi khuyến nghị bằng cách uống hai cốc sữa hoặc đồ uống bổ sung từ đậu nành mỗi ngày.Nếu bé mắc hội chứng không dung nạp lactose, bé có thể nhận được canxi từ các sản phẩm giảm lactose hoặc không có lactose như đồ uống đậu nành, sữa chua và pho mát. Các nguồn thực phẩm khác bao gồm đậu phụ, hạt vừng…

Các loại canxi cho trẻ sơ sinh từ 0-6 tháng tuổi

Hiện nay, có khá nhiều các dòng sản phẩm bổ sung canxi phổ biến với đa dạng cách đóng gói như siro, dạng viên, dạng gói nhỏ tiện lợi,… Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung canxi cho bé cần tìm hiểu rõ nguồn gốc, đọc kỹ bảng thành phần, hàm lượng canxi và cần phải hỏi kỹ bác sĩ trước khi quyết định cho bé sơ sinh sử dụng. Có những loại canxi cho trẻ sơ sinh sẽ không phù hợp cho các bé lớn hơn. Vì vậy, cần tìm hiểu kỹ lưỡng và nhận tư vấn từ những người có chuyên môn mẹ nhé!

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *