NDĐT – Theo “Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 519/QĐ-TTg, tới năm 2030, Hà Nội sẽ có 20 bến xe khách để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Ngay từ thời điểm này, Hà Nội đã, đang triển khai những bước đầu tiên để thực hiện được mục tiêu đó.

Đang xem: Hà Nội Đóng Cửa Bến Xe Lương Yên Ở Đâu Sau Khi Đóng Cửa? Hà Nội Đóng Cửa Bến Xe Lương Yên

Nhếnh nhác, tạm bợ

Đặc biệt, từ khi cầu Vĩnh Tuy – Thanh Trì đi vào hoạt động, lưu lượng phương tiện giao thông tăng cao dẫn tới điểm nút Nguyễn Khoái, trước cửa bến xe Lương Yên thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông. Đầu tiên chỉ tắc nghẽn vào giờ cao điểm nhưng sau đó tần suất ùn tắc càng tăng lên. Do vậy, giờ xe xuất bến không bảo đảm, các xe xuất bến không tuân thủ theo biểu đồ nên chất lượng phục vụ không đáp ứng được nhu cầu đi lại của khách. Dần dần, hoạt động của bến xe không còn hiệu quả được như trước đây.

Không chỉ gây ách tắc mà cảnh “nhếch nhác, tạm bợ” là chia sẻ của nhiều hành khách khi tới bến xe Lương Yên. Ngay tại phòng bán vé, nơi được coi là “bộ mặt” của bến xe, nội thất hầu hết đã cũ. Không gian phòng vé những ngày hè rất nóng nực. Diện tích phòng vé quá nhỏ hẹp so với công suất khai thác của bến xe, không bảo đảm tiêu chuẩn về quy hoạch bến xe. Những hạng mục công trình xuống cấp bị bỏ quên, không được đầu tư cải tạo, nâng cấp. Theo khung quy chuẩn dành cho bến xe khách do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) ban hành quy định về các hạng mục: khu vực y tế, nơi phục vụ người khuyết tật, có diện tích khu vệ sinh lớn hơn 1% tổng diện tích khu vực xây bến, có diện tích dành cho cây xanh, thảm cỏ tối thiểu 2% dành cho tổng diện tích… bến xe Lương Yên hoàn toàn không đạt chuẩn.

Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy, nhiều diện tích mặt bằng thậm chí đang bị sử dụng sai mục đích. Nhiều bãi đất trống tại bến xe trở thành bãi đáp của ta-xi dù, bãi thuê độc quyền của một số hãng xe, bãi bốc dỡ và tập kết hàng hóa của nhiều nhà xe tư nhân.

Mới đây, trao đổi với ông Nguyễn Tuyển, Phó Phòng quản lý vận tải (Sở GTVT Hà Nội), bến xe Lương Yên đã hoàn thành nhiệm vụ của một bến xe tạm trong thời gian qua, đã tới lúc cần có sự chuyển giao theo đúng quy hoạch chung của thành phố vì bến xe Lương Yên không nằm trong quy hoạch bến xe đã được phê duyệt của Hà Nội.

Đẩy nhanh tiến độ triển khai quy hoạch bến xe

Trả lời báo chí mới đây, ông Nguyễn Tuyển cho biết: Sở GTVT Hà Nội đã lên hai phương án di dời cho bến xe Lương Yên. Theo đó phương án thứ nhất là điều chuyển các đầu xe về các bến khác còn khả năng tiếp nhận.

Xem thêm:

Phương án thứ hai là điều chuyển toàn bộ đầu xe tại Lương Yên về bến xe Cổ Bi (Gia Lâm). Tuy nhiên, thời điểm này phương án thứ hai không khả thi vì bến xe Cổ Bi đang chuẩn bị triển khai đầu tư nên có thể đi vào hoạt động còn khá lâu, có thể vài năm nữa. Chính vì thế phương án 1 nhiều khả năng sẽ được sử dụng.

*

Nhiều bãi đất trống tại bến xe trở thành bãi đáp của ta-xi dù, bãi thuê độc quyền của một số hãng xe, bãi bốc dỡ và tập kết hàng hóa của nhiều nhà xe tư nhân.

Theo đó, Sở GTVT sẽ di dời các xe từ bến Lương Yên về các bến xe còn có khả năng tiếp nhận như bến Yên Nghĩa (còn khả năng tiếp nhận hàng nghìn lượt xe), bến xe Gia Lâm và bến xe Nước ngầm.

Dự kiến phương án cũng như lộ trình cụ thể sẽ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội trình các cấp có thẩm quyền lần cuối trong tháng 6, để có thể kịp di dời bến xe Lương Yên theo đúng kế hoạch từ cuối tháng 7. Đại diện Sở GTVT Hà Nội cho biết thêm, cùng với việc tập trung cải tạo, nâng cấp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ các bến xe hiện có trong quy hoạch, trong giai đoạn từ năm 2016 đến năm 2020, Hà Nội sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai hoàn thành đồ án quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trung tâm tiếp vận và trạm dừng nghỉ trên địa bàn.

Xem thêm:

Trên thực tế, hệ thống hạ tầng giao thông khung với các tuyến đường vành đai, đường hướng tâm của Hà Nội đã cơ bản được hoàn thiện. Vì vậy, việc lựa chọn các vị trí để xây dựng các bến xe mới như Cổ Bi, Yên Sở, Xuân Phương, Yên Thường, Vân Trì, Sơn Tây… là phù hợp, mang tính kết nối cao và bảo đảm yêu cầu phát triển lâu dài, bền vững theo hướng văn minh, hiện đại.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *