MỤC LỤC VĂN BẢN

*

In mục lục

QUỐC HỘI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do -Hạnh phúc

Số: 15/1999/QH10

Hà Nội , ngày 21 tháng 12 năm 1999

BỘ LUẬT HÌNHSỰ

CỦA NƯỚC CỘNG HOÀ XÃHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 15/1999/QH10

LỜI NÓI ĐẦU

Pháp luật hình sự là một trong những công cụsắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần đắc lựcvào việc bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân, tổ chức, góp phần duy trì trật tự an toàn xã hội, trật tự quản lýkinh tế, bảo đảm cho mọi người được sống trong một môi trường xã hội và sinhthái an toàn, lành mạnh, mang tính nhân văn cao. Đồng thời, pháp luật hình sựgóp phần tích cực loại bỏ những yếu tố gây cản trở cho tiến trình đổi mới và sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh,xã hội công bằng, văn minh.

Đang xem: 199¥ là bao nhiêu tiền việt

Bộ luật hình sự này được xây dựng trên cơ sởkế thừa và phát huy những nguyên tắc, chế định pháp luật hình sự của nước ta,nhất là của Bộ luật hình sự năm 1985, cũng như những bài học kinh nghiệm từ thựctiễn đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong nhiều thập kỷ qua của quátrình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Bộ luật hình sự thể hiện tinh thần chủ độngphòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm và thông qua hình phạt để rănđe, giáo dục, cảm hoá, cải tạo người phạm tội trở thành người lương thiện; quađó, bồi dưỡng cho mọi công dân tinh thần, ý thức làm chủ xã hội, ý thức tuân thủpháp luật, chủ động tham gia phòng ngừa và chống tội phạm.

Thi hành nghiêm chỉnh Bộ luật hình sự là nhiệmvụ chung của tất cả các cơ quan, tổ chức và toàn thể nhân dân.

PHẦN CHUNG

Chương I

ĐIỀU KHOẢNCƠ BẢN

Điều 1. Nhiệm vụ củaBộ luật hình sự

Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chế độ xãhội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bàocác dân tộc, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân,tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, chống mọi hành vi phạm tội;đồng thời giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, đấu tranh phòng ngừavà chống tội phạm.

Để thực hiện nhiệm vụ đó, Bộ luật quy định tộiphạm và hình phạt đối với người phạm tội.

Điều 2. Cơ sở củatrách nhiệm hình sự

Chỉ người nào phạm một tội đã được Bộ luậthình sự quy định mới phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 3. Nguyên tắc xửlý

1. Mọi hành vi phạm tội phải được phát hiện kịpthời, xử lý nhanh chóng, công minh theo đúng pháp luật.

2. Mọi người phạm tội đều bình đẳng trướcpháp luật, không phân biệt nam, nữ, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần,địa vị xã hội.

Nghiêm trị người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy,ngoan cố chống đối, lưu manh, côn đồ, tái phạm nguy hiểm, lợi dụng chức vụ, quyềnhạn để phạm tội; người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tổ chức, có tính chấtchuyên nghiệp, cố ý gây hậu quả nghiêm trọng.

Khoan hồng đối với người tự thú, thành khẩnkhai báo, tố giác người đồng phạm, lập công chuộc tội, ăn năn hối cải, tự nguyệnsửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại gây ra.

3. Đối với người lần đầu phạm tội ít nghiêmtrọng, đã hối cải, thì có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn hình phạt tù, giao họcho cơ quan, tổ chức hoặc gia đình giám sát, giáo dục.

4. Đối với người bị phạt tù thì buộc họ phảichấp hành hình phạt trong trại giam, phải lao động, học tập để trở thành ngườicó ích cho xã hội; nếu họ có nhiều tiến bộ thì xét để giảm việc chấp hành hìnhphạt.

5. Người đã chấp hành xong hình phạt được tạođiều kiện làm ăn, sinh sống lương thiện, hoà nhập với cộng đồng, khi có đủ điềukiện do luật định thì được xóa án tích.

Điều 4. Trách nhiệm đấutranh phòng ngừa và chống tội phạm

1. Các cơ quan Công an, Kiểm sát, Toà án, Tưpháp, Thanh tra và các cơ quan hữu quan khác có trách nhiệm thi hành đầy đủ chứcnăng, nhiệm vụ của mình, đồng thời hướng dẫn, giúp đỡ các cơ quan khác của Nhànước, tổ chức, công dân đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, giám sát vàgiáo dục người phạm tội tại cộng đồng.

2. Các cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ giáo dụcnhững người thuộc quyền quản lý của mình nâng cao cảnh giác, ý thức bảo vệ phápluật và tuân theo pháp luật, tôn trọng các quy tắc của cuộc sống xã hội chủnghĩa; kịp thời có biện pháp loại trừ nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạmtrong cơ quan, tổ chức của mình.

3. Mọi công dân có nghĩa vụ tích cựctham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm.

Chương II

HIỆU LỰCCỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ

Điều 5. Hiệu lực củaBộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hộichủ nghĩa Việt Nam

1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọihành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Đối với người nước ngoài phạm tội trênlãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng cácquyền miễn trừ ngoại giao hoặc quyền ưu đãi và miễn trừ về lãnh sự theo pháp luậtViệt Nam, theo các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namký kết hoặc tham gia hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sựcủa họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.

Điều 6. Hiệu lực củaBộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòaxã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựtại Việt Nam theo Bộ luật này.

Quy định này cũng được áp dụng đối với ngườikhông quốc tịch thường trú ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam.

2. Người nước ngoài phạm tội ở ngoài lãnh thổnước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sựtheo Bộ luật hình sự Việt Nam trong những trường hợp được quy định trong các điềuước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Điều 7.Hiệu lực của Bộluật hình sự về thời gian

1. Điều luật được áp dụng đối với một hành viphạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tộiđược thực hiện.

2. Điều luật quy định một tội phạm mới, mộthình phạt nặng hơn, một tình tiết tăng nặng mới hoặc hạn chế phạm vi áp dụng ántreo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, giảm hình phạt, xoá án tích vàcác quy định khác không có lợi cho người phạm tội, thì không được áp dụng đối vớihành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đó có hiệu lực thi hành.

3. Điều luật xoá bỏ một tội phạm, một hình phạt,một tình tiết tăng nặng, quy định một hình phạt nhẹ hơn, một tình tiết giảm nhẹmới hoặc mở rộng phạm vi áp dụng án treo, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hìnhphạt, giảm hình phạt, xoá án tích và các quy định khác có lợi cho người phạm tội,thì được áp dụng đối với hành vi phạm tội đã thực hiện trước khi điều luật đócó hiệu lực thi hành.

Chương III

TỘI PHẠM

Điều 8. Khái niệm tộiphạm

1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xãhội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hìnhsự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất,toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền vănhoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp củatổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, cácquyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trậttự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

2. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểmcho xã hội của hành vi được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phânthành tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọngvà tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gâynguy hại không lớn cho xã hội mà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấylà đến ba năm tù; tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hộimà mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy là đến bảy năm tù; tội phạmrất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy là đến mười lăm năm tù; tội phạm đặc biệt nghiêmtrọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt lớn cho xã hội mà mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy là trên mười lăm năm tù, tù chung thân hoặc tửhình.

4. Những hành vi tuy có dấu hiệu của tội phạm,nhưng tính chất nguy hiểm cho xã hội không đáng kể, thì không phải là tội phạmvà được xử lý bằng các biện pháp khác.

Điều 9. Cố ý phạm tội

Cố ý phạm tội là phạm tội trong những trườnghợp sau đây:

1. Người phạm tội nhận thức rõ hành vi củamình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậuquả xẩy ra;

2. Người phạm tội nhận thức rõ hành vicủa mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xẩyra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

Điều 10. Vô ý phạm tội

Vô ý phạm tội là phạm tội trong những trườnghợp sau đây:

1. Người phạm tội tuy thấy trước hành vi củamình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, nhưng cho rằng hậu quả đósẽ không xẩy ra hoặc có thể ngăn ngừa được;

2. Người phạm tội không thấy trước hành vi củamình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thểthấy trước hậu quả đó.

Điều 11. Sự kiện bấtngờ

Người thực hiện hành vi gây hậu quả nguy hạicho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặckhông buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu tráchnhiệm hình sự.

Điều 12. Tuổi chịutrách nhiệm hình sự

1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịutrách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặctội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Điều 13. Tình trạng khôngcó năng lực trách nhiệm hình sự

1. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hộitrong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thứchoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hìnhsự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh.

2. Người phạm tội trong khi có năng lựctrách nhiệm hình sự, nhưng đã lâm vào tình trạng quy định tại khoản 1 Điều nàytrước khi bị kết án, thì cũng được áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh. Saukhi khỏi bệnh, người đó có thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 14. Phạm tộitrong tình trạng say do dùng rượu hoặc chất kích thích mạnh khác

Người phạm tội trong tình trạng say do dùngrượu hoặc chất kích thích mạnh khác, thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 15. Phòng vệchính đáng

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của ngườivì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng củamình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang cóhành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng làhành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chấtvà mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệchính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự.

Điều 16. Tình thế cấpthiết

1. Tình thế cấp thiết là tình thế của ngườivì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức,quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nàokhác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấpthiết không phải là tội phạm.

2. Trong trường hợp thiệt hại gây ra rõ ràngvượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết, thì người gây thiệt hại đó phải chịutrách nhiệm hình sự.

Điều 17. Chuẩn bị phạmtội

Chuẩn bị phạm tội là tìm kiếm, sửa soạn côngcụ, phương tiện hoặc tạo ra những điều kiện khác để thực hiện tội phạm.

Người chuẩn bị phạm một tội rất nghiêm trọnghoặc một tội đặc biệt nghiêm trọng, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội địnhthực hiện.

Điều 18. Phạm tộichưa đạt

Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạmnhưng không thực hiện được đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn củangười phạm tội.

Người phạm tội chưa đạt phải chịu trách nhiệmhình sự về tội phạm chưa đạt.

Điều 19. Tự ý nửa chừngchấm dứt việc phạm tội

Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tựmình không thực hiện tội phạm đến cùng, tuy không có gì ngăn cản.

Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tộiđược miễn trách nhiệm hình sự về tội định phạm; nếu hành vi thực tế đã thực hiệncó đủ yếu tố cấu thành của một tội khác, thì người đó phải chịu trách nhiệmhình sự về tội này.

Điều 20. Đồng phạm

1. Đồng phạm là trường hợp có hai người trởlên cố ý cùng thực hiện một tội phạm.

2. Người tổ chức, người thực hành, ngườixúi giục, người giúp sức đều là những người đồng phạm.

Người thực hành là người trực tiếp thực hiệntội phạm.

Người tổ chức là người chủ mưu, cầm đầu, chỉhuy việc thực hiện tội phạm.

Người xúi giục là người kích động, dụ dỗ,thúc đẩy người khác thực hiện tội phạm.

Người giúp sức là người tạo những điều kiệntinh thần hoặc vật chất cho việc thực hiện tội phạm.

3. Phạm tội có tổ chức là hình thức đồng phạmcó sự câu kết chặt chẽ giữa những người cùng thực hiện tội phạm.

Điều 21. Che giấu tộiphạm

Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khibiết tội phạm được thực hiện, đã che giấu người phạm tội, các dấu vết, tang vậtcủa tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý ngườiphạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong nhữngtrường hợp mà Bộ luật này quy định.

Điều 22. Không tốgiác tội phạm

1. Người nào biết rõ tội phạm đang đựơc chuẩnbị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện mà không tố giác, thì phải chịutrách nhiệm hình sự về tội không tố giác tội phạm trong những trường hợp quy địnhtại Điều 313 của Bộ luật này.

2. Người không tố giác là ông, bà , cha, mẹ,con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội chỉ phải chịutrách nhiệm hình sự trong trường hợp không tố giác các tội xâm phạm an ninh quốcgia hoặc các tội khác là tội đặc biệt nghiêm trọng quy định tại Điều 313 của Bộluật này.

Chương IV

THỜI HIỆUTRUY CỨU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ. MIỄN TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ

Điều 23. Thời hiệutruy cứu trách nhiệm hình sự

1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự làthời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tộikhông bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đượcquy định như sau:

a) Năm năm đối với các tội phạm ít nghiêm trọng;

b) Mười năm đối với các tội phạm nghiêm trọng;

c) Mười lăm năm đối với các tội phạm rấtnghiêm trọng;

d) Hai mươi năm đối với các tội phạm đặcbiệt nghiêm trọng.

3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đượctính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2Điều này người phạm tội lại phạm tội mới mà Bộ luật quy định mức cao nhất củakhung hình phạt đối với tội ấy trên một năm tù, thì thời gian đã qua không đượctính và thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn nói trên, người phạm tội cốtình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh không được tínhvà thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra tự thú hoặc bị bắt giữ.

Điều 24. Không áp dụngthời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự

Không áp dụng thời hiệu truy cứu trách nhiệmhình sự quy định tại Điều 23 của Bộ luật này đối với các tội quy định tạiChương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.

Điều 25. Miễn tráchnhiệm hình sự

1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hìnhsự, nếu khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do chuyển biến của tìnhhình mà hành vi phạm tội hoặc người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa.

2. Trong trường hợp trước khi hành vi phạm tộibị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quảvào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậuquả của tội phạm, thì cũng có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

3. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hìnhsự khi có quyết định đại xá.

Chương V

HÌNH PHẠT

Điều 26. Khái niệmhình phạt

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắcnhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội.

Hình phạt được quy định trong Bộ luật hình sựvà do Toà án quyết định.

Điều 27. Mục đích củahình phạt

Hình phạt không chỉ nhằm trừng trị người phạmtội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theopháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tộimới. Hình phạt còn nhằm giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranhphòng ngừa và chống tội phạm.

Điều 28. Các hình phạt

Hình phạt bao gồm hình phạt chính và hình phạtbổ sung.

1. Hình phạt chính bao gồm:

a) Cảnh cáo;

b) Phạt tiền;

c) Cải tạo không giam giữ;

d) Trục xuất;

đ) Tù có thời hạn;

e) Tù chung thân;

g) Tử hình.

2. Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặclàm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạtchính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạtchính.

3. Đối với mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bịáp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổsung.

Điều 29. Cảnh cáo

Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tộiít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn hình phạt.

Điều 30. Phạt tiền

1. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt chínhđối với người phạm tội ít nghiêm trọng xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, trật tựcông cộng, trật tự quản lý hành chính và một số tội phạm khác do Bộluật này quy định.

2. Phạt tiền được áp dụng là hình phạt bổsung đối với người phạm các tội về tham nhũng, ma tuý hoặc những tội phạm khácdo Bộ luật này quy định.

3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theotính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xétđến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không đượcthấp hơn một triệu đồng.

4. Tiền phạt có thể được nộp một lần hoặc nhiềulần trong thời hạn do Toà án quyết định trong bản án.

Điều 31. Cải tạokhông giam giữ

1. Cải tạo không giam giữ được áp dụng từ sáutháng đến ba năm đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọngdo Bộ luật này quy định mà đang có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trúrõ ràng, nếu xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội khỏi xã hội.

Nếu người bị kết án đã bị tạm giữ, tạm giamthì thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thời gian chấp hành hình phạt cảitạo không giam giữ, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng ba ngày cải tạo khônggiam giữ.

2. Tòa án giao người bị phạt cải tạo khônggiam giữ cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phươngnơi người đó thường trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người bị kết án cótrách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việcgiám sát, giáo dục người đó.

3. Người bị kết án phải thực hiện một sốnghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và bị khấu trừ một phầnthu nhập từ 5% đến 20% để sung quỹ nhà nước. Trong trường hợp đặc biệt,Toà án có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập, nhưng phải ghi rõ lý do trong bảnán.

Điều 32. Trục xuất

Trục xuất là buộc người nước ngoài bị kếtán phải rời khỏi lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trục xuất được Toà án áp dụng là hình phạtchính hoặc hình phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.

Điều 33. Tù có thời hạn

Tù có thời hạn là việc buộc người bị kết ánphải chấp hành hình phạt tại trại giam trong một thời hạn nhất định. Tù có thờihạn đối với người phạm một tội có mức tối thiểu là ba tháng, mức tối đa là hai mươinăm.

Thời gian tạm giữ, tạm giam được trừ vào thờihạn chấp hành hình phạt tù, cứ một ngày tạm giữ, tạm giam bằng một ngày tù.

Điều 34. Tù chungthân

Tù chung thân là hình phạt tù không thời hạnđược áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bịxử phạt tử hình.

Không áp dụng tù chung thân đối với ngườichưa thành niên phạm tội.

Điều 35. Tử hình

Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đốivới người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng.

Không áp dụng hình phạt tử hình đối với ngườichưa thành niên phạm tội, đối với phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới36 tháng tuổi khi phạm tội hoặc khi bị xét xử.

Không thi hành án tử hình đối với phụ nữ cóthai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi. Trong trường hợp này hình phạt tửhình chuyển thành tù chung thân.

Trong trường hợp người bị kết án tử hình đượcân giảm, thì hình phạt tử hình chuyển thành tù chung thân.

Điều 36. Cấm đảm nhiệmchức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làmcông việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệmchức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó, thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Xem thêm: Mỡ Trăn Có Tác Dụng Gì? Cách Làm Đẹp Bằng Mỡ Trăn Nguyên Chất

Thời hạn cấm là từ một năm đến năm năm,kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luậtnếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trongtrường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 37. Cấm cư trú

Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tùkhông được tạm trú và thường trú ở một số địa phương nhất định.

Thời hạn cấm cư trú là từ một năm đến nămnăm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 38. Quản chế

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phảicư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định, có sự kiểmsoát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế,người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền côngdân theo Điều 39 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tộixâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợpkhác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ một năm đến năm năm,kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Điều 39. Tước một sốquyền công dân

1. Công dân Việt Nam bị kết án phạt tùvề tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộluật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

a) Quyền ứng cử, quyền bầu cử đạibiểu cơ quan quyền lực nhà nước;

b) Quyền làm việc trong các cơ quan nhànước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Thời hạn tước một số quyền công dân là từmột năm đến năm năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bảnán có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Điều 40. Tịch thu tàisản

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộtài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉđược áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọnghoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật này quyđịnh.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho ngườibị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Chương VI

CÁC BIỆNPHÁP TƯ PHÁP

Điều 41. Tịch thu vật,tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm

1. Việc tịch thu, sung quỹ nhà nước đượcáp dụng đối với:

a) Công cụ, phương tiện dùng vào việc phạm tội;

b) Vật hoặc tiền do phạm tội hoặc do mua bán,đổi chác những thứ ấy mà có;

c) Vật thuộc loại Nhà nước cấm lưuhành.

2. Đối với vật, tiền bị người phạm tội chiếmđoạt hoặc sử dụng trái phép, thì không tịch thu mà trả lại cho chủ sở hữu hoặcngười quản lý hợp pháp.

3. Vật, tiền thuộc tài sản của người khác, nếungười này có lỗi trong việc để cho người phạm tội sử dụng vào việc thực hiện tộiphạm, thì có thể bị tịch thu, sung quỹ nhà nước.

Điều 42. Trả lại tàisản, sửa chữa hoặc bồi thường thiệt hại; buộc công khai xin lỗi

1. Người phạm tội phải trả lại tài sản đã chiếmđoạt cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, phải sửa chữa hoặc bồi thườngthiệt hại vật chất đã được xác định do hành vi phạm tội gây ra.

2. Trong trường hợp phạm tội gây thiệt hại vềtinh thần, Tòa án buộc người phạm tội phải bồi thường về vật chất, công khaixin lỗi người bị hại.

Điều 43. Bắt buộc chữabệnh

1. Đối với người thực hiện hành vi nguy hiểmcho xã hội trong khi mắc bệnh quy định tại khỏan 1 Điều 13 của Bộ luật này, thìtùy theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án căn cứ vào kết luận của Hộiđồng giám định pháp y, có thể quyết định đưa họ vào một cơ sở điều trịchuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh; nếu thấy không cần thiết phải đưa vào một cơsở điều trị chuyên khoa, thì có thể giao cho gia đình hoặc người giám hộ trôngnom dưới sự giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Đối với người phạm tội trong khi có năng lựctrách nhiệm hình sự nhưng trước khi bị kết án đã mắc bệnh tới mức mất khả năngnhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì căn cứ vào kết luận củaHội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyết định đưa họ vào một cơ sởđiều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khi khỏi bệnh, người đócó thể phải chịu trách nhiệm hình sự.

3. Đối với người đang chấp hành hình phạt màbị bệnh tới mức mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi củamình, thì căn cứ vào kết luận của Hội đồng giám định pháp y, Tòa án có thể quyếtđịnh đưa họ vào một cơ sở điều trị chuyên khoa để bắt buộc chữa bệnh. Sau khikhỏi bệnh, người đó phải tiếp tục chấp hành hình phạt, nếu không có lý do khácđể miễn chấp hành hình phạt.

Điều 44. Thời gian bắtbuộc chữa bệnh

Căn cứ vào kết luận của cơ sở điều trị, nếungười bị bắt buộc chữa bệnh quy định tại Điều 43 của Bộ luật này đã khỏi bệnh,thì tuỳ theo giai đoạn tố tụng, Viện kiểm sát hoặc Tòa án xét và quyết địnhđình chỉ việc thi hành biện pháp này.

Thời gian bắt buộc chữa bệnh được trừ vào thờihạn chấp hành hình phạt tù.

Chương VII

QUYẾT ĐỊNHHÌNH PHẠT

Điều 45. Căn cứ quyếtđịnh hình phạt

Khi quyết định hình phạt, Toà án căn cứ vàoquy định của Bộ luật hình sự, cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hộicủa hành vi phạm tội, nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăngnặng trách nhiệm hình sự.

Điều 46. Các tình tiếtgiảm nhẹ trách nhiệm hình sự

1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹtrách nhiệm hình sự:

a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớttác hại của tội phạm;

b) Người phạm tội tựnguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạnphòng vệ chính đáng;

d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầucủa tình thế cấp thiết;

đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động vềtinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc ngườikhác gây ra;

e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn màkhông phải do mình tự gây ra;

g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gâythiệt hại không lớn;

h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợpít nghiêm trọng;

i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

k) Phạm tội do lạc hậu;

l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

m) Người phạm tội là người già;

n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chếkhả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

o) Người phạm tội tự thú;

p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn nănhối cải;

q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơquan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

s) Người phạm tội là người có thành tích xuấtsắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

2. Khi quyết địnhhình phạt, Toà án còn có thể coi các tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ,nhưng phải ghi rõ trong bản án.

3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luậthình sự quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi làtình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Điều 47. Quyết địnhhình phạt nhẹ hơn quy định của Bộ luật

Khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy địnhtại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật này, Toà án có thể quyết định một hình phạt dướimức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trongkhung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉcó một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất củađiều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất củakhung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảmnhẹ phải được ghi rõ trong bản án.

Điều 48. Các tình tiếttăng nặng trách nhiệm hình sự

1. Chỉ các tình tiết sau đây mới làtình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội có tínhchất chuyên nghiệp;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;

d) Phạm tội có tính chất côn đồ;

đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;

e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;

g) Phạm tội nhiều lần, tái phạm, tái phạmnguy hiểm;

h) Phạm tội đối với trẻem, phụ nữ có thai, người già, người ở trong tình trạng không thể tự vệ đượchoặc đối với người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặccác mặt khác;

i) Xâm phạm tài sản của Nhà nước;

k) Phạm tội gây hậu quả nghiêm trọng, rấtnghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng;

l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạngkhẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội đểphạm tội;

m) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, tàn ác phạm tộihoặc thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

n) Xúi giục người chưa thành niên phạm tội;

o) Có hành động xảo quyệt, hung hãn nhằm trốntránh, che giấu tội phạm.

2. Những tình tiết đã là yếu tố định tội hoặcđịnh khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Điều 49. Tái phạm,tái phạm nguy hiểm

1. Tái phạm là trườnghợp đã bị kết án, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội do cố ý hoặc phạm tội rấtnghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do vô ý.

2. Những trường hợpsau đây được coi là tái phạm nguy hiểm:

a) Đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tộiđặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội rất nghiêmtrọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;

b) Đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lạiphạm tội do cố ý.

Điều 50. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội

Khi xét xử cùng một lần một người phạm nhiềutội, Toà án quyết định hình phạt đối với từng tội, sau đó tổng hợp hình phạttheo quy định sau đây:

1. Đối với hình phạt chính :

a) Nếu các hình phạt đã tuyên cùng là cải tạokhông giam giữ hoặc cùng là tù có thời hạn, thì các hình phạt đó được cộng lạithành hình phạt chung; hình phạt chung không được vượt quá ba năm đối với hìnhphạt cải tạo không giam giữ, ba mươi năm đối với hình phạt tù có thời hạn;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là cải tạokhông giam giữ, tù có thời hạn, thì hình phạt cải tạo không giam giữ được chuyểnđổi thành hình phạt tù theo tỷ lệ cứ ba ngày cải tạo không giam giữ được chuyểnđổi thành một ngày tù để tổng hợp thành hình phạt chung theo quy định tại điểma khoản 1 Điều này;

c) Nếu hình phạt nặng nhất trong số cáchình phạt đã tuyên là tù chung thân thì hình phạt chung là tù chung thân;

d) Nếu hình phạt nặng nhất trong số cáchình phạt đã tuyên là tử hình thì hình phạt chung là tử hình;

đ) Phạt tiền không tổng hợp với các loại hìnhphạt khác; các khoản tiền phạt được cộng lại thành hình phạt chung;

e) Trục xuất không tổng hợp với các loạihình phạt khác.

2. Đối với hình phạt bổ sung:

a) Nếu các hình phạt đã tuyên là cùngloại thì hình phạt chung được quyết định trong giới hạn do Bộ luật này quy địnhđối với loại hình phạt đó; riêng đối với hình phạt tiền thì các khoản tiền phạtđược cộng lại thành hình phạt chung;

b) Nếu các hình phạt đã tuyên là khácloại thì người bị kết án phải chấp hành tất cả các hình phạt đã tuyên.

Điều 51. Tổng hợphình phạt của nhiều bản án

1. Trong trường hợp một người đang phải chấphành một bản án mà lại bị xét xử về tội đã phạm trước khi có bản án này, thì Tòaán quyết định hình phạt đối với tội đang bị xét xử, sau đó quyết định hình phạtchung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

Thời gian đã chấp hành hình phạt của bản ántrước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung.

2. Khi xét xử một người đang phải chấp hành mộtbản án mà lại phạm tội mới, Tòa án quyết định hình phạt đối với tội mới, sau đótổng hợp với phần hình phạt chưa chấp hành của bản án trước rồi quyết định hìnhphạt chung theo quy định tại Điều 50 của Bộ luật này.

3. Trong trường hợp một người phải chấp hànhnhiều bản án đã có hiệu lực pháp luật mà các hình phạt của các bản án chưa đượctổng hợp, thì Chánh án Toà án ra quyết định tổng hợp các bản án theo quy định tạikhoản 1 và khoản 2 Điều này.

Điều 52. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt

1. Đối với hành vi chuẩn bị phạm tội và hànhvi phạm tội chưa đạt, hình phạt đựơc quyết định theo các điều của Bộ luật này vềcác tội phạm tương ứng tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hànhvi, mức độ thực hiện ý định phạm tội và những tình tiết khác khiến cho tội phạmkhông thực hiện được đến cùng.

2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếuđiều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tửhình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếulà tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điềuluật quy định.

3. Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếuđiều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tửhình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêmtrọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư mứcphạt tù mà điều luật quy định.

Điều 53. Quyết địnhhình phạt trong trường hợp đồng phạm

Khi quyết định hình phạt đối với nhữngngười đồng phạm, Toà án phải xét đến tính chất của đồng phạm, tính chất và mứcđộ tham gia phạm tội của từng người đồng phạm.

Các tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng hoặcloại trừ trách nhiệm hình sự thuộc người đồng phạm nào, thì chỉ áp dụng đối vớingười đó.

Điều 54. Miễn hình phạt

Người phạm tội có thể được miễn hình phạttrong trường hợp phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản1 Điều 46 của Bộ luật này, đáng được khoan hồng đặc biệt, nhưng chưa đến mức đượcmiễn trách nhiệm hình sự.

Chương VIII

THỜI HIỆUTHI HÀNH BẢN ÁN, MIỄN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT, GIẢM THỜI HẠN CHẤP HÀNH HÌNH PHẠT

Điều 55. Thời hiệuthi hành bản án

1. Thời hiệu thi hành bản án hình sự là thờihạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phảichấp hành bản án đã tuyên.

2. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được quyđịnh như sau:

a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạttiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống;

b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tùtừ trên ba năm đến mười lăm năm;

c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạttù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm.

3. Thời hiệu thi hành bản án hình sự đượctính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản2 Điều này người bị kết án lại phạm tội mới, thì thời gian đã qua không đựơctính và thời hiệu tính lại kể từ ngày phạm tội mới.

Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều nàyngười bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốntránh không được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diệnhoặc bị bắt giữ.

4. Việc áp dụng thời hiệu đối với các trườnghợp xử phạt tù chung thân hoặc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm,do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Việnkiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời hiệu thìhình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyểnthành tù ba mươi năm.

Điều 56. Không áp dụngthời hiệu thi hành bản án

Không áp dụng thời hiệu thi hành bản án đối vớicác tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này.

Điều 57. Miễn chấphành hình phạt

1. Đối với người bị kết án cải tạo không giamgiữ, tù có thời hạn, chưa chấp hành hình phạt mà lập công lớn hoặc mắc bệnh hiểmnghèo và nếu người đó không còn nguy hiểm cho xã hội nữa, thì theo đề nghị củaViện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành toàn bộ hìnhphạt.

2. Người bị kết án được miễn chấp hànhhình phạt khi được đặc xá hoặc đại xá.

3. Đối với người bị kết án về tội ítnghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều 61 của Bộluật này, nếu trong thời gian được hoãn đã lập công, thì theo đề nghị của Việntrưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt.

4. Đối với người bị kết án phạt tù về tội ítnghiêm trọng đã được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt theo quy định tại Điều62 của Bộ luật này, nếu trong thời gian được tạm đình chỉ mà đã lậpcông, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Toà án có thể quyết địnhmiễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

5. Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế, nếuđã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì theo đềnghị của chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt, Toà án có thểquyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại.

Điều 58. Giảm mứchình phạt đã tuyên

1. Người bị kết án cải tạo không giam giữ, nếuđã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thìtheo đề nghị của cơ quan, tổ chức hoặc chính quyền địa phương được giao tráchnhiệm trực tiếp giám sát, giáo dục, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấphành hình phạt.

Người bị kết án phạt tù, nếu đã chấp hànhhình phạt được một thời gian nhất định và có nhiều tiến bộ, thì theo đề nghị củacơ quan thi hành án phạt tù, Toà án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hànhhình phạt.

Thời gian đã chấp hành hình phạt để được xétgiảm lần đầu là một phần ba thời hạn đối với hình phạt cải tạo không giam giữ,hình phạt tù từ ba mươi năm trở xuống, mười hai năm đối với tù chung thân.

2. Người bị kết án phạttiền đã tích cực chấp hành được một phần hình phạt nhưng bị lâm vào hoàn cảnhkinh tế đặc biệt khó khăn kéo dài do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn hoặc ốm đaugây ra mà không thể tiếp tục chấp hành được phần hình phạt còn lại hoặc lậpcông lớn, thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát, Toà án có thể quyết địnhmiễn việc chấp hành phần tiền phạt còn lại.

3. Một người có thể được giảm nhiều lần,nhưng phải bảo đảm chấp hành được một phần hai mức hình phạt đã tuyên. Người bịkết án tù chung thân, lần đầu được giảm xuống ba mươi năm tù và dù được giảmnhiều lần cũng phải bảo đảm thời hạn thực tế chấp hành hình phạt là hai mươinăm.

4. Đối với người đã được giảm một phần hìnhphạt mà lại phạm tội mới nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng,thì Toà án chỉ xét giảm lần đầu sau khi người đó đã chấp hành được hai phần bamức hình phạt chung hoặc hai mươi năm nếu là tù chung thân.

Điều 59. Giảm thời hạnchấp hành hình phạt trong trường hợp đặc biệt

Người bị kết án có lý do đáng được khoan hồngthêm như đã lập công, đã quá già yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo, thì Toà án có thểxét giảm vào thời gian sớm hơn hoặc với mức cao hơn so với thời gian và mức quyđịnh tại Điều 58 của Bộ luật này.

Điều 60. Án treo

1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứvào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy khôngcần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thờigian thử thách từ một năm đến năm năm.

2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao ngườiđược hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chínhquyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình ngườibị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phươngtrong việc giám sát, giáo dục người đó.

3. Người được hưởng án treo có thểphải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghềhoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luậtnày.

4. Người được hưởng án treo đã chấp hành đượcmột phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơquan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rútngắn thời gian thử thách.

5. Đối với người được hưởng án treo màphạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấphành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theoquy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

Điều 61. Hoãn chấphành hình phạt tù

1. Người bị xử phạttù có thể được hoãn chấp hành hình phạt trong các trường hợp sau đây:

a) Bị bệnh nặng được hoãn cho đến khi sức khỏeđược hồi phục;

b) Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;

c) Là người lao động duy nhất trong gia đình,nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, đượchoãn đến một năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạman ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội rất nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng;

d) Bị kết án về tội ít nghiêm trọng, do nhu cầucông vụ, thì được hoãn đến một năm.

2. Trong thời gian được hoãn chấphành hình phạt tù, nếu người được hoãn chấp hành hình phạt lại phạm tội mới,thì Toà án buộc người đó phải chấp hành hình phạt trước và tổng hợp vớihình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này.

Điều 62. Tạm đình chỉchấp hành hình phạt tù

1. Người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộcmột trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 61 của Bộ luật này,thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù.

2. Thời gian tạm đình chỉ không được tính vàothời gian chấp hành hình phạt tù.

Chương IX

XÓA ÁNTÍCH

Điều 63. Xoá án tích

Người bị kết án được xoá án tích theo quy địnhtại các điều từ Điều 64 đến Điều 67 của Bộ luật này.

Người được xoá án tích coi như chưa bị kết ánvà được Toà án cấp giấy chứng nhận.

Điều 64. Đương nhiênđược xoá án tích

Những người sau đây đương nhiên được xoá ántích:

1. Người được miễn hình phạt.

2. Người bị kết ánkhông phải về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này, nếutừ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đókhông phạm tội mới trong thời hạn sau đây:

a) Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo,phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

b) Ba năm trong trong trường hợp hình phạt làtù đến ba năm;

c) Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từtrên ba năm đến mười lăm năm;

d) Bảy năm trong trường hợp hình phạtlà tù từ trên mười lăm năm.

Điều 65. Xoá án tíchtheo quyết định của Toà án

1. Toà án quyết định việc xoá án tích đối vớinhững người đã bị kết án về các tội quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộluật này, căn cứ vào tính chất của tội phạm đã được thực hiện, nhân thân, tháiđộ chấp hành pháp luật và thái độ lao động của người bị kết án trong các trườnghợp sau đây:

a) Đã bị phạt tù đến ba năm mà không phạm tộimới trong thời hạn ba năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thờihiệu thi hành bản án;

b) Đã bị phạt tù từ trên ba năm đến mười lămnăm mà không phạm tội mới trong thời hạn bảy năm, kể từ khi chấp hành xong bảnán hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án;

c) Đã bị phạt tù trên mười lăm năm màkhông phạm tội mới trong thời hạn mười năm, kể từ khi chấp hành xong bản án hoặctừ khi hết thời hiệu thi hành bản án.

2. Người bị Tòa án bác đơn xin xóa án tích lầnđầu phải chờ một năm sau mới được xin xóa án tích; nếu bị bác đơn lần thứ haitrở đi thì phải sau hai năm mới được xin xóa án tích.

Điều 66. Xoá án tíchtrong trường hợp đặc biệt

Trong trường hợp người bị kết án có những biểuhiện tiến bộ rõ rệt và đã lập công, được cơ quan, tổ chức nơi người đó công táchoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú đề nghị, thì có thể đượcToà án xoá án tích nếu người đó đã bảo đảm được ít nhất một phần ba thời hạnquy định.

Điều 67. Cách tính thờihạn để xoá án tích

1. Thời hạn để xoá ántích quy định tại Điều 64 và Điều 65 của Bộ luật này căn cứ vào hình phạt chínhđã tuyên.

2. Nếu chưa được xoá án tích mà phạm tội mới,thì thời hạn để xoá án tích cũ tính từ ngày chấp hành xong bản án mới.

3. Việc chấp hànhxong bản án bao gồm việc chấp hành xong hình phạt chính, hình phạt bổ sung vàcác quyết định khác của bản án.

4. Người được miễn chấp hành phần hình phạtcòn lại cũng được coi như đã chấp hành xong hình phạt.

Chương X

NHỮNGQUY ĐỊNH ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN PHẠM TỘI

Điều 68. áp dụng Bộluật hình sự đối với người chưa thành niên phạm tội

Người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của Chươngnày, đồng thời theo những quy định khác của Phần chung Bộ luật không trái vớinhững quy định của Chương này.

Điều 69. Nguyên tắc xửlý đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Việc xử lý người chưa thành niên phạm tộichủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trởthành công dân có ích cho xã hội.

Trong mọi trường hợp điều tra, truy tố, xét xửhành vi phạm tội của người chưa thành niên, các cơ quan nhà nước có thẩm quyềnphải xác định khả năng nhận thức của họ về tính chất nguy hiểm cho xã hội củahành vi phạm tội, nguyên nhân và điều kiện gây ra tội phạm.

2. Người chưa thành niên phạm tội có thể đượcmiễn trách nhiệm hình sự, nếu người đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêmtrọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơquan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

3. Việc truy cứu trách nhiệm hình sự ngườichưa thành niên phạm tội và áp dụng hình phạt đối với họ được thực hiện chỉtrong trường hợp cần thiết và phải căn cứ vào tính chất của hành vi phạm tội,vào những đặc điểm về nhân thân và yêu cầu của việc phòng ngừa tội phạm.

4. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phảiáp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng mộttrong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

5. Không xử phạt tùchung thân hoặc tử hình đối với người chưa thành niên phạm tội. Khi xử phạt tùcó thời hạn, Toà án cho người chưa thành niên phạm tội được hưởng mức án nhẹhơn mức án áp dụng đối với người đã thành niên phạm tội tương ứng.

Không áp dụng hình phạt tiền đối với ngườichưa thành niên phạm tội ở độ tuổi từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi.

Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với ngườichưa thành niên phạm tội.

6. án đã tuyên đối với người chưa thành niênphạm tội khi chưa đủ 16 tuổi, thì không tính để xác định tái phạm hoặc tái phạmnguy hiểm.

Điều 70. Các biệnpháp tư pháp áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội

1. Đối với người chưa thành niên phạm tội,Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục,phòng ngừa sau đây:

a) Giáo dục tại xã,phường, thị trấn;

b) Đưa vào trường giáo dưỡng.

Xem thêm: Thanh Que Chuyển Động Vĩnh Cửu Là Gì? Tìm Hiểu 2 Nguyên Lý Của Động Cơ Vĩnh Cửu

2. Toà án có thể áp dụng biện pháp giáo dục tạixã, phường, thị trấn từ một năm đến hai năm đối với người chưa thành niên phạmtội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng.

Người được giáo dục tại xã, phường, thị trấnphải chấp hành đầy đủ những nghĩa vụ về học tập, lao động, tuân theo phápluật dưới sự giám sát, giáo dục của chính quyền xã, phường, th

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *